5 cách thức cần sa ảnh hưởng đến giấc ngủ

Mọi người hay sử dụng cần sa trước khi đi ngủ, có thể do thói quen hay đó là một điều cần thiết. Các nghiên cứu về cần sa ảnh hưởng đến giấc ngủ sẽ giúp giải thích vì sao lại như vậy.

Ngoài việc giúp giảm nhẹ chứng mất ngủ, dường như cần sa còn có một loạt hiệu ứng đối với giấc ngủ của chúng ta.

Điều này có nguyên nhân từ những hóa chất được gọi là cannabinoid trong cần sa, chúng bắt chước hoạt động của các hóa chất tự nhiên tìm thấy trong não bộ.

Những hóa chất này và chu trình sinh học của chúng tạo nên hệ thống endocannabinoid trong cơ thể, một trong những nhiệm vụ của hệ thống này là điều chỉnh giấc ngủ.

Tương tự như vậy, nghiên cứu cho thấy cần sa cũng có thể tác động trực tiếp đến giấc ngủ. Dưới đây là 5 trong số những hiệu ứng quan trọng nhất mà các nghiên cứu đã xác định được cho đến nay.

Cần sa ảnh hưởng đến giấc ngủ: Dễ ngủ hơn

5-cach-thuc-can-sa-anh-huong-den-giac-ngu(Photo: clinicaomegazeta.com)

Một số nghiên cứu sớm nhất về cần sa và giấc ngủ cho thấy rằng chất THC, thành phần chính của cần sa, có thể làm giảm đáng kể thời gian cần để con người chìm vào giấc ngủ, cả đối với những người mắc chứng mất ngủ lẫn những người khỏe mạnh.

Trong một nghiên cứu nhỏ trên 9 người mắc chứng mất ngủ được công bố năm 1973: Tính trung bình, thời gian đi vào giấc ngủ được THC rút ngắn hơn một giờ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng một liều quá cao có thể gây phản tác dụng.

Trong một nghiên cứu năm 2013 thực hiện trên những người khỏe mạnh, THC cũng được cho là giúp dễ ngủ hơn.

Cần sa ảnh hưởng đến giấc ngủ: Giấc ngủ dài hơn

 

5-cach-thuc-can-sa-anh-huong-den-giac-ngu-01(Photo: WikiHow)

Những nghiên cứu trước cũng cho biết, dùng THC hoặc CBD trước khi đi ngủ có thể dẫn đến giấc ngủ dài hơn. Một nghiên cứu chỉ ra rằng tăng liều lượng THC cũng làm tăng thời gian ngủ.

Tuy nhiên, THC ở liều cao cũng gây ra cảm giác nặng đầu, mệt mỏi ở một số người khi họ thức dậy, song cảm giác này không xuất hiện với những liều lượng thấp hơn.

Cần sa ảnh hưởng đến giấc ngủ: Ngủ sâu hơn

 

5-cach-thuc-can-sa-anh-huong-den-giac-ngu-02(Photo: cobalt123/Flickr)

Một số hiệu ứng còn thú vị hơn nữa của cần sa đối với giấc ngủ có liên quan tới mức độ ảnh hưởng của nó trên chu kỳ giấc ngủ. Nghiên cứu cho thấy rằng THC có thể làm tăng giai đoạn giấc ngủ sóng ngắn, còn được gọi là giấc ngủ sâu, đó là điều mà người sử dụng cần sa cảm nhận về giấc ngủ của họ.

Đây có lẽ là một điều tốt, vì giấc ngủ sâu được cho là đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi thường xảy ra trong khi ngủ.

Hơn nữa, các chuyên gia tin rằng những tác hại nhất của chứng mất ngủ có nguyên nhân từ sự thiếu hụt giấc ngủ sóng ngắn. Ví dụ, nghiên cứu đã chỉ ra rằng sút giảm giảm giấc ngủ sóng ngắn có thể là một cảnh báo mạnh mẽ cho bệnh cao huyết áp ở đàn ông cao tuổi.

Cần sa ảnh hưởng đến giấc ngủ: Giấc ngủ REM ngắn hơn

 

5-cach-thuc-can-sa-anh-huong-den-giac-ngu-03(Photo: uhdwallpapers.org)

Thêm một cách thức mà cần sa ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ, đó là giảm giấc ngủ REM (trạng thái ngủ trong đó mắt chuyển động nhanh). Nhiều người hút cần sa trước khi đi ngủ cho biết họ không gặp những giấc mơ – điều vốn chỉ xảy ra trong giấc ngủ REM.

Mặc dù sự thiếu hụt giấc ngủ REM có thể được xem như là một tác động tiêu cực của việc sử dụng cần sa, song các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn tác dụng thực sự của giai đoạn  giấc ngủ này là gì.

Tuy nhiên, những người bỏ cần sa sau một quá trình sử dụng đều đặn lại thường nhận thấy sự gia tăng giấc ngủ REM. Điều này còn được gọi là hiệu ứng “REM trở lại”, đi kèm với nó là sự gia tăng số lượng giấc mơ và cảm giác bồn chồn trong giấc ngủ. Nhưng hiệu ứng này có xu hướng tan dần trong vòng vài ngày hoặc vài tuần, tùy thuộc vào từng cá nhân.

Cần sa ảnh hưởng đến giấc ngủ: Thở tốt hơn

 

5-cach-thuc-can-sa-anh-huong-den-giac-ngu-04(Photo: Huffington Post/Getty)

Ở góc độ sử dụng vì mục đích y tế, cần sa có thể mang lại một lợi ích đáng kinh ngạc đối với khoảng 25% nam giới và 9% phụ nữ mắc một chứng rối loạn được gọi là ngừng thở khi ngủ.

Chứng ngừng thở khi ngủ (Sleep apnea) có sự  liên quan với một số bệnh tật nghiêm trọng, trong đó gồm cả bệnh tiểu đường và tim mạch. Thật không may, đại đa số những người mắc rối loạn ngừng thở khi ngủ vẫn không được chẩn đoán và điều trị.

Ngay cả với những người đã tìm cách chữa trị, nhiều người trong số họ cuối cùng cũng đành bỏ cuộc và phải đeo mặt nạ CPAP (máy áp lực dương liên tục) hàng đêm.

Nhưng đây có thể là lúc cần sa phát huy tác dụng. Các nhà nghiên cứu hiện đang thử nghiệm THC như một biện pháp thay thế, và kết quả ban đầu rất khả quan. Nếu những thử nghiệm lâm sàng thành công, một ngày nào đó người mắc rối loạn ngừng thở khi ngủ có thể được lựa chọn vứt bỏ chiếc mặt nạ ngủ cồng kềnh ấy đi, và thay vào đó, chỉ cần uống vài viên thuốc có nguồn gốc cần sa trước khi đi ngủ.

Minh Hạnh

Nguồn: LeafScience

 

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC



    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    5.4
    # Các bệnh tật khác

    CBD và THC có tác dụng gì đối với các chức năng phổi? Dầu CBD cho bệnh hen suyễn

    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, các hợp chất trong gai dầu có khả năng điều trị bệnh hen suyễn và các lợi ích cũng như rủi ro có thể gặp phải đối với nhóm bệnh nhân này.    Một nghiên cứu có đối chứng năm 2006 với 1.200 người tham gia đã chứng minh […]

    Đọc thêm
    315017835 576425051152931 783091826119830038 n
    # Các bệnh tật khác

    CBD giúp cải thiện trầm cảm như thế nào?

    Trầm cảm là một rối loạn sức khỏe tâm thần phổ biến, tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, hạnh phúc và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân trầm cảm. Các triệu chứng rất đa dạng, từ tâm trạng chán nản, ít quan tâm đến các hoạt động hàng ngày, rối loạn […]

    Đọc thêm
    Sử dụng dầu CBD cho vận dộng viên thể thao 1
    # Các bệnh tật khác

    Sử dụng dầu CBD cho vận động viên thể thao: Nên hay không?

    Gần đây, CBD nhận được nhiều sự quan tâm như một phương pháp tiếp cận tiềm năng cho các vận động viên nhờ khả năng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ cải thiện tốc độ phục hồi vết thương, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm đau và chống lo âu. Trong […]

    Đọc thêm
    Chat Messenger