Big Pharma đang mất kiểm soát khi gần 100% người sử dụng cần sa từ bỏ các loại thuốc giảm đau kê đơn

Một nghiên cứu mới đây đã cho kết quả gần 100% người được khảo sát cho biết họ sẽ sử dụng cần sa thay cho các loại thuốc giảm đau kê đơn nguồn gốc opioid nếu điều kiện cho phép.

 

cannabis pharma

Một nghiên cứu mang tính bước ngoặt đã giúp lý giải vì sao Big Pharma lại lo sợ trước những lợi ích y tế của cần sa đến thế. Cả hai ngành công nghiệp có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ tại Washington là bia rượu và dược phẩm bao lâu nay đã có những vận động hành lang chống lại công cuộc hợp pháp hóa cần sa nhằm bảo vệ lợi nhuận của họ.

Cuộc nghiên cứu gần đây đang củng cố thêm quan điểm rằng cần sa y tế có thể trở thành một chọn lựa tự nhiên để thay thế cho các thuốc giảm đau, với gần 100% người được khảo sát cho biết họ tin rằng cần sa đang giúp họ giảm bớt các dược phẩm kê đơn gốc opioid để điều trị chứng đau.

HelloMD – một trong những cộng đồng cần sa lớn nhất tại Hoa Kỳ – và Đại học California-Berkeley đã cùng thực hiện cuộc nghiên cứu này, trong đó khảo sát gần 3000 bệnh nhân sử dụng cả thuốc giảm đau opioid và không opioid.

Kết quả của cuộc nghiên cứu đã kết luận rằng 97% trong số những người được  khảo sát “đồng ý/đồng ý mạnh mẽ” rằng họ có thể giảm lượng các dược phẩm opioid khi được sử dụng cần sa. 92% trong số những người được  khảo sát cho biết họ “đồng ý/đồng ý mạnh mẽ” rằng họ ưa thích sử dụng cần sa hơn để điều trị các bệnh tật của họ.

Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng 81% trong số những người được  khảo sát cho biết họ “đồng ý/đồng ý mạnh mẽ” rằng việc sử dụng riêng cần sa có hiệu quả hơn sử dụng cần sa cùng với các thuốc opioid.

Big Pharma đang mất kiểm soát khi gần 100% người sử dụng cần sa từ bỏ các loại thuốc giảm đau kê đơn
Biểu đồ sử dụng cần sa thay thế hoặc kết hợp với các thuốc giảm đau gốc opioid (PRNewsfoto/HelloMD)

Mặc dù cần sa chỉ được hợp pháp hóa phục vụ mục đích y tế tại 26 tiểu bang và Washington, D.C., song có tới 93% trong số những người được khảo sát đã cho biết họ “đồng ý/đồng ý mạnh mẽ rằng họ sẽ sử dụng cần sa để thay thế các loại thuốc kê đơn hiện đang sử dụng nếu điều kiện cho phép.

Tiến sĩ Perry Solomon, Giám đốc Y khoa của HelloMD, đã viện dẫn một ấn phẩm từ Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Hoa Kỳ về “Những tác động đến sức khỏe của cần sa và các cannabinoid”. Và ông đã lưu ý rằng nghiên cứu này đã đóng vai trò như một cách thức để ủng hộ quan điểm rằng cần sa là thứ có tính chất hoàn toàn trái ngược với một loại ma túy trung gian.

“Ấn phẩm gần đây nhất của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia đã bác bỏ hoàn toàn lý thuyết ‘ma túy trung gian’ cho rằng việc sử dụng cần sa sẽ dẫn đến vấn đề nghiện opioid, thay vào đó đã tìm thấy những bằng chứng rằng cần sa có rất nhiều lợi ích chữa bệnh. Nghiên cứu của chúng tôi khẳng định rõ hơn về điều này. Hi vọng điều này sẽ làm thức tỉnh công chúng, các chuyên gia y tế và các nhà lập pháp trước thực tế rằng cần sa là một sản phẩm an toàn, không gây nghiện, sẵn có những đặc tính để giúp chống lại nạn dịch opioid.” – Tiến sĩ Solomon cho biết.

Giáo sư Amanda Reiman của Đại học California-Berkeley là người đã giúp điều hành cuộc nghiên cứu, nói rằng điều trị chứng đau đã trở thành một hoạt động bị chính trị hóa tại Hoa Kỳ, đã dẫn đến “tốc độ gia tăng nhanh chóng của sự lệ thuộc và những ca sử dụng quá liều có liên quan đến các chất opioid”.

“Cần sa đã được sử dụng trên khắp thế giới trong hàng nghìn năm để điều trị chứng đau và các vấn đề về sức khỏe thể chất và tâm thần khác. Trong hàng chục năm, các bệnh nhân đã chia sẻ với chúng tôi rằng cần sa đem lại những kết quả tốt lành hơn so với việc sử dụng các dược phẩm gốc opioid. Đã đến lúc ngành y học phải bỏ lại những định kiến hoang đường và lạc hậu đối với cần sa, và bắt đầu cộng tác với phong trào cũng như ngành công nghiệp cần sa nhằm làm chậm lại sự tàn phá gây ra bởi hoạt động kê đơn quá mức và lạm dụng các chất opioid.” – Giáo sư Reiman cho biết.  

Như The Free Thought Project đã đưa tin, bất chấp việc cần sa đã được chứng minh sở hữu những tác dụng – từ tiêu diệt tế bào ung thư cho đến điều trị những căn bệnh hiếm gặp và đe dọa đến tính mạng – song tại Hoa Kỳ, nó vẫn bị xếp loại chung với những chất ma túy nguy hiểm nhất, vốn không hề có giá trị chữa bệnh.

Trong khi những nghiên cứu như cuộc nghiên cứu mới nhất của HelloMD và Đại học California-Berkeley có tác dụng như một lời nhắc nhở rằng: đối với nhiều bệnh nhân, cần sa chính là loại thuốc thay thế lý tưởng cho các dược phẩm gốc opioid; vẫn hiện diện rõ ràng một lý do vì sao cần sa còn chưa được hợp pháp hóa tại trên khắp đất nước Hoa Kỳ. Nếu như cần sa y tế được hợp pháp hóa trên toàn bộ 50 tiểu bang, điều này sẽ lấy đi tối thiểu 4,5 tỉ đô la từ thành trì đã được tạo dựng bởi Big Pharma.

>>>>> Đọc thêm các bài viết về cần sa y tế

Nguồn: thefreethoughtproject

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC



    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    Hon mot phan ba chu vat nuoi o Dan Mach cho cho cua ho dung CBD
    # News / Tin tức

    Hơn 1/3 chủ vật nuôi ở Đan Mạch cho chó của họ dùng CBD

    Trong một nghiên cứu mới, 38% người nuôi chó được khảo sát ở Đan Mạch cho biết đã cho chó con uống cannabinoids, với 77% cho biết ít nhất có một số ‘tác dụng tích cực’.

    Đọc thêm
    Can sa y te la phuong phap dieu tri thay doi cuoc song cho nhung nguoi mac hoi chung Tourette
    # News / Tin tức

    Cần sa y tế là “phương pháp điều trị thay đổi cuộc sống” cho những người mắc hội chứng Tourette

    Nghiên cứu xác nhận rằng sự kết hợp giữa THC và CBD giúp giảm tới 50% chứng giật cơ. Những phát hiện này – cho thấy sự giảm đáng kể về mặt lâm sàng – được công bố trên tạp chí Tạp chí Y học New England: Bằng chứng.

    Đọc thêm
    NASDA da tai khang dinh su ung ho cua ho de nang gioi han THC doi voi cay gai dau len 10
    # News / Tin tức

    NASDA tiếp tục hỗ trợ tăng giới hạn THC 1,0% cho cây gai dầu

    NASDA đã tái khẳng định sự ủng hộ của họ để nâng giới hạn THC đối với cây gai dầu lên 1,0%. Ngành công nghiệp cần sa của Hoa Kỳ (US) đã phải đối mặt với những thách thức liên quan đến giới hạn tetrahydrocannabinol (THC) được đặt ra từ Dự luật Nông trại năm 2014 và sau đó vẫn được duy trì trong Dự luật Nông trại năm 2018 [1].

    Đọc thêm
    Chat Messenger