Chương 10 – THẦN THOẠI, MA THUẬT & Y HỌC

Cái nhìn về mặt xã hội học của việc sử dụng cần sa trong xuyên suốt lịch sử thế giới

Ngược lại với nhận thức chung, “marijuana” không phải là một hiện tượng bắt nguồn từ những năm 1960. 

Cây gai dầu là một phần của di sản thế giới và là nền tảng của các nền văn hóa tồn tại lâu đời nhất và ổn định nhất của chúng ta. 

Những nghiên cứu gần đây về tâm lý-dược lý đã phát hiện ra rằng THC có những vị trí thụ thể độc nhất của chính nó trong não bộ, cho thấy con người và gai dầu có mối quan hệ văn hóa trước đó – thật vậy, văn hóa loài người rất có thể là kết quả của sự cộng sinh giữa chúng ta và gai dầu. (Xem Phụ lục)

Cái tên nói lên điều gì? (Phần 2)

Dưới đây là phần thông tin được trích từ một phần của Niên Giám Nông Nghiệp của USDA năm 1913 về cây gai dầu được viết bởi Lyster Dewey, trang 283-293:

Cái tên “hemp”, từ tiếng Anh cổ “hanf”, được sử dụng trong tiếng Anh trung cổ vào năm 1000 sau công nguyên (SCN), và chủ yếu vẫn là từ dùng để gọi loài cây Cannabis sativa. Nó cũng được dùng để chỉ loại sợi dài thu được từ loài thực vật này: loại sợi dệt sớm nhất, được biết đến nhiều nhất và được sử dụng rộng rãi nhất vào thời gian gần đây.

Nó từ lâu đã được xem là tiêu chuẩn giữa những loại sợi dài. Do đó, tên của nó được sử dụng như một thuật ngữ chung cho tất cả các loại sợi dài, trong khi cây gai dầu Ấn Độ hay true hemp là dùng để chỉ cây gai dầu (cannabis hemp). Hiện nay, thị trường hàng hóa sử dụng những cái tên như “gai dầu Manila” để chỉ abacá; “gai dầu sisal” để chỉ sisal và henequen; “gai dầu Mauritius” để chỉ sợi Furcraea; “gai dầu New Zealand”, phormium; “gai dầu Sunn”, Crotalaria; và “gai dầu Ấn Độ” để chỉ sợi đay. Tất cả những loài thực vật này đều không giống với cây gai dầu thực thụ về hình dáng và đặc tính kinh tế. Kỳ lạ thay, cái tên gai dầu không bao giờ được áp dụng cho sợi lanh – loại sợi gần giống với sợi gai dầu hơn bất kỳ loại sợi thương mại nào khác. 

True hemp được biết đến trong các ngôn ngữ khác nhau với cái tên: cannabis, tiếng Latinh; chanvre, tiếng Pháp; cañamo, tiếng Tây Ban Nha; canhamo, tiếng Bồ Đào Nha; canapa, tiếng Ý; canep, tiếng Albanian; konopli, tiếng Nga; konopi và penek, tiếng Ba Lan; kemp, tiếng Bỉ; hanf, tiếng Đức; hennup, tiếng Hà Lan; hamp, tiếng Thụy Điển; hampa, tiếng Đan Mạch; tai-ma, dai-ma và tse-ma, tiếng Trung Quốc; asa và taima, tiếng Nhật; nasha, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ; kanabira, tiếng Syria; kannab, tiếng Ả Rập.

Những người sử dụng gai dầu đầu tiên được biết đến

Những nhà sử gia cổ đại và hiện đại, nhà khảo cổ học, nhà nhân chủng học và nhà ngôn ngữ học trích dẫn những bằng chứng vật lý (đồ tạo tác, di tích, đồ dệt may, chữ tượng hình, ngôn ngữ, v.v.) cho thấy gai dầu là một trong những loại cây trồng lâu đời nhất của nhân loại. Dệt sợi gai dầu như một ngành công nghiệp đã bắt đầu từ 10.000 năm trước, cùng thời kỳ với kỷ nguyên đồ gốm và trước kỷ nguyên kim loại. *

*Columbia History of the World, Harper & Row, New York, 1981.

Vào thế kỷ 27 trước công nguyên (TCN), người Trung Hoa đã trồng “Ma” (cannabis hemp) để lấy sợi, làm thuốc/dược phẩm và thảo dược. Khoảng 3.700 năm sau (khoảng năm 1000 SCN), Trung Hoa gọi gai dầu là “Tai-Ma”, hay “cây gai dầu vĩ đại”, để phân biệt với những loại cây sợi nhỏ, ngày nay được nhóm lại dưới cái tên chung “Ma”. Từ tượng hình của họ cho cây gai dầu thật thụ hay cây gai dầu vĩ đại là hình “người” có kích thước lớn, cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa con người và cây gai dầu.

Ít nhất là từ thế kỷ 27 TCN cho đến thế kỷ này, gai dầu đã được đưa vào hầu hết các nền văn hóa ở các nước Trung Đông, Tiểu Á, Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, châu Âu và châu Phi.

Giữa năm 2300 TCN và năm 1000 TCN:

Các bộ tộc du mục, có thể đến từ Trung Á và Ba Tư (Iran và Iraq), trong truyền thuyết được gọi là “Aryans”, đã xâm chiếm và tràn vào toàn bộ lãnh địa Địa Trung Hải và Trung Đông và bành trướng sang vùng Kavkaz và phía Tây sang châu Âu.

Trong quá trình di chuyển và xâm lược, những người du mục này đã truyền bá gai dầu và những cách sử dụng khác nhau của nó từ hướng Tây và Bắc sang Hy Lạp, châu Âu, Trung Đông đến Ai Cập và châu Phi, cũng như sang hướng Nam và Đông qua dãy Himalaya đến Ấn Độ. 

Gai dầu được đưa vào các nền văn hóa Trung Đông và Ấn Độ như một nguồn cung cấp thực phẩm, dầu, sợi, và dược phẩm dồi dào. Gai dầu không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm hàng ngày, mà dược phẩm/thuốc làm từ gai dầu còn là mối liên kết trong các nghi lễ đến các vị thần.*

*Thông thường, những người trồng và/hoặc sử dụng gai dầu cho những mục đích công nghiệp hàng ngày không biết và không được dạy (theo luật tín ngưỡng/điều cấm kỵ) rằng mục sư/ pháp sư/ thầy mo/ v.v. đã từng sử dụng chiết xuất từ những bộ phận khác nhau của một loài thực vật để làm bí tích, dược phẩm, thuốc chữa bệnh, và như là một phương thức giao tiếp với các vị thần.

Gai dầu & Lưỡi hái

Gai dầu chắc chắn đã được người Scythia sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Chẳng hạn như, người Scythia cổ đại trồng và thu hoạch cây gai dầu bằng dụng cụ gặt tay mà chúng ta vẫn thường gọi là lưỡi hái. Việc người Scythia hít gai dầu trong các nghi lễ tang lễ đã được nhà sử gia người Hy Lạp tên là Herodotus ghi lại vào đầu thế kỷ thứ 5 TCN. Những người du mục Scythia đã truyền bá phong tục này đến các chủng tộc khác như người Thracia.

(Emboden, W.A., Jr., Flesh of the Gods, Praeger Press, NY, 1974.)

Loại sợi của nền văn minh

Ít nhất là từ thế kỷ 27 TCN cho đến thế kỷ này, gai dầu được đưa vào hầu hết các nền văn hóa của Trung Đông, Tiểu Á, Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, châu Á và châu Phi như một loại sợi cao cấp, dược phẩm, dầu, thực phẩm và cho mục đích thiền định và giải trí.

Gai dầu là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất của tổ tiên chúng ta, cùng với việc chế tạo công cụ, trồng trọt và chăn nuôi.

Từ gai dầu và sự thi hành pháp luật

Gai dầu đã có một mối quan hệ kỳ lạ với các quy tắc pháp lý của thế giới trong xuyên suốt lịch sử. Như đã đề cập đến trước đây, việc trồng gai dầu đều bị xem là bất hợp pháp tại những thời điểm khác nhau. Nhưng gai dầu cũng đóng một vai trò trực tiếp trong việc thi hành pháp luật.

Chẳng hạn như: Hình phạt/cải tạo nặng nhất được áp dụng ở nhiều bộ tộc ở châu Phi đối với những tội hình sự là buộc những kẻ phạm tội phải hút cần hoặc tiêu thụ một lượng lớn dagga (cần sa) không ngừng trong nhiều giờ liên tục trong một túp lều nhỏ, chật kín cho đến khi họ ngất đi theo đúng nghĩa đen vì phải hít phải một lượng khói quá lớn. Lượng cần sa được sử dụng tương đương với lượng tiêu thụ của một hoặc hai năm của một người Mỹ nghiện hút cần sa nặng, và được tiêu thụ chỉ trong vòng một giờ hơn. Nó có hiệu quả không? Người dùng châu Phi cho biết tỷ lệ tái phạm tội hình sự sau khi điều trị bằng dagga gần như là không có.

Nền văn hóa ở châu Âu và châu Mỹ đã từng sử dụng sợi gai dầu để thực thi luật pháp của họ với mức hình phạt cuối cùng là tử hình: treo cổ bằng sợi gai dầu*

Merry boys are we…As e’re did sing… In a hempen string… Under the gallows tree.” John Fletcher Rollo, Duke of Normandy; Act III, sc. 3; 1639. “We’re bound to stop this business, or hang you to a man… For we’ve hemp and hand enough in town to hang the whole damn clan.” From a horse thief‘s tombstone in Rapid City, SD, 1877: Shushan, E.R.; Grave Matters; Ballantine Books, NY, 1990. Also see Hemp for Victory, USDA film; 1942.

Dược liệu từ cần sa

Bí mật đặc tính y học của cần sa được chứng minh có hiệu quả trong việc chữa lành vết thương, giãn cơ, giảm đau, hạ sốt và hỗ trợ sinh nở, và hàng trăm ứng dụng y học khác.

(Mikuriya, Tod H., M.D., Marijuana: Medical Papers, 1839-1972, Medi-Comp Press, Oakland, CA, 1973; Shultes, R.E., Harvard Botanical; Ency. Brittanica; Abel, Ernest, Marijuana: The First 12,000 Years;. Plenum Press, 1980; Vera Rubin, Cannabis and Culture, Institute for the Study of Man, 1968-1974 and second studies 1974-1976; et. al.)

Việc phân luồng thông tin về loại thảo dược thần thánh này và những ứng dụng công nghiệp của gai dầu đã được các mục sư duy trì nghiêm ngặt trong hàng nghìn năm, cho đến vài thế kỷ trước. Những người ngoài tầng lớp mục sư sở hữu kiến thức về loại thánh dược này bị các mục sư coi là phù thủy/thầy bói/kẻ ngoài vòng pháp luật và thường bị kết án tử hình.

Những nhà triết gia huyền bí

Truyền thuyết về gai dầu và việc tiêu thụ chúng là những khía cạnh cơ bản của nhiều tôn giáo/tín ngưỡng lớn trên thế giới. Chẳng hạn như:

SHINTOISM – Thần Đạo (Nhật Bản) – Gai dầu được sử dụng để thắt chặt tình cảm vợ chồng, xua đuổi tà ma, và mang đến tiếng cười và hạnh phúc trong hôn nhân.

HINDUISM – Ấn Độ Giáo (Ấn Độ) – Thần Shiva được cho là “đã mang gai dầu từ dãy Himalaya đến với loài người cho mục đích giải trí và giác ngộ bản thân”. Các tu sĩ Sadhu đi khắp Ấn Độ và thế giới chia sẻ về ống tẩu “chillum” chứa đầy gai dầu, đôi khi được pha trộn với các hợp chất khác. Trong văn cổ Bhagavad-Gita, Krishna nói rằng “Tôi là một loại thảo dược chữa bệnh” (Chương 9, trang 16), trong khi sử thi Bhagarat-Purana Canto 5 mô tả hashish (cần sa) bằng những thuật ngữ đậm chất tình dục.

BUDDHISM – Phật Giáo (Tây Tạng, Ấn Độ và Trung Hoa) – từ thế kỷ thứ 5 TCN, cần sa được sử dụng trong các nghi thức, nghi lễ nhập môn và những trải nghiệm huyền bí đã (và đang) phổ biến ở nhiều Tông phái Phật giáo Trung Hoa. Một số Phật tử Tây Tạng và các Lạt ma coi cần sa là loài cây thần thánh nhất đối với họ. Nhiều phong tục, văn kiện và tín ngưỡng Phật giáo chỉ ra rằng bản thân Đức Phật “Tất Đạt Đa”, đã không sử dụng và ăn gì ngoài cây và hạt của cây gai dầu trong sáu năm trước khi ngộ ra chân lý và trở thành Đức Phật (Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo).

Theo Hỏa giáo hay Magi (Ba Tư, khoảng thế kỷ thứ 8-7 TCN cho đến thế kỷ 3-4 SCN), nhiều học giả Cơ Đốc giáo, v.v. tin rằng “ba Vua” hay còn gọi là Hiền sĩ, người đã đến và chứng kiến sự ra đời của Chúa Jesus chính là ám chỉ những người từ Hỏa giáo. Sự phát triển của Hỏa giáo đều dựa trên cây cần sa, bí tích tôn giáo chủ yếu của tầng lớp tu sĩ, và những phương thuốc dân gian quan trọng của chính giáo phái này (chẳng hạn như phương thuốc trợ sinh, nghi lễ dâng hương, dầu để thoa và sử dụng trong lễ rửa tội), cũng như dùng làm dầu để thắp sáng hoặc dầu lửa trong cuộc sống thế tục của mình. Từ “magic” thường được cho là có nguồn gốc từ từ “Magi” trong Hỏa giáo.

ESSENES (giáo phái cổ đại của Israel gồm những người Do Thái cực đoạn, khoảng từ năm 200 TCN đến năm 73 SCN) đã sử dụng gai dầu trong y học. :

Tương tự, giáo phái THERAPUTEA (Ai Cập), là nguồn gốc của từ “therapeutic”, nghĩa là “trị liệu”. Một số học giả tin rằng họ có liên hệ mật thiết với các tu sĩ/pháp sư của Hỏa giáo (Zoroastrians).

EARLY JEWS –  một phần của các buổi thánh lễ vào ngày thứ 6 tại Đền thờ Solomon, khoảng 60-80.000 người đàn ông đã thực hiện theo nghi thức và hít 20.000 cây nhang chứa đầy kanabosom (cần sa), trước khi trở về nhà và đón nhận bữa ăn hoành tráng nhất của tuần (munchies?).

SUFIS OF ISLAM – Hồi giáo Mật tông (Trung Đông) – Những giáo sĩ Hồi giáo “thần bí” đã từng dạy, sử dụng và ca ngợi cần sa cho sự giác ngộ thiêng liêng, sự thông tuệ và hợp nhất với Allah, trong ít nhất 1.000 năm qua. Nhiều học giả Hồi giáo và thế giới tin rằng chủ nghĩa thần bí của các giáo sĩ Hồi giáo Mật tông là những người thuộc Hỏa giáo còn sống sót sau cuộc chinh phạt của Hồi giáo vào thế kỷ thứ 7 và 8 SCN và sự cải đạo sau đó (buộc thay đổi tôn giáo của bạn và từ bỏ rượu hay bị chém đầu).

COPTIC CHRISTIAN – Chính thống giáo (Ai Cập/Ethiopia) – Một số giáo phái tin rằng “cây cỏ ngoài đồng” linh thiêng xuất hiện trong Kinh thánh (“Ta sẽ trồng nó trong khu vườn đầy tiếng tăm, nó sẽ không chết đi trong lòng đất mẹ, và cũng không còn chịu sự hổ nhuốc từ những kẻ dốt nát thêm lần nào nữa” Ezekiel 34:29), các loại hương trầm huyền bí và dầu xức đều làm từ cần sa.

BANTUS (Châu Phi) – có các giáo phái Dagga bí mật* và xã hội đã giới hạn việc sử dụng cần sa cho những người cầm quyền. Người Pygmy, Zulu và Hottentot đều nhận thấy nó là một loại thuốc không thể thiếu đối với chứng chuột rút, động kinh, bệnh gút, và là một phần của phép bí tích tôn giáo.

MWBo pXn

Chú thích ảnh: Một người pygmy đang sử dụng “dagga” (cần sa)

*Các giáo phái “Dagga” này tin rằng Cần sa Thần thánh (Holy Cannabis) được các Chúa trời mang vào Trái Đất, đặc biệt là hệ “Thiên Lang Tinh”, mà chúng ta thường gọi là Sirius A và B. “Dagga” nghĩa đen là “cần sa”. Điều thú vị là những người còn sót lại trong chủng tộc Ấn-Âu có thể gọi loài thực vật này bằng từ “canna”, “reed” và “bi”, “hai”, cũng như từ “canna” để chỉ về loài chó; và từ “bis” để ám chỉ số 2 (bi) Cannabis – “Hai con chó”.

RASTAFARIANS – Tín ngưỡng Rasta (Jamaica và một số nơi khác) là một tôn giáo đương đại, sử dụng “ganja” (cần sa) làm bí tích thiêng liêng để giao tiếp với Chúa (Jah).

Trí tuệ tự nhiên 

Những nghiên cứu được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ tại Đại học Y St. Louis vào năm 1989 và Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia của chính phủ Hoa Kỳ vào năm 1990 đã đưa nghiên cứu về cần sa sang một chương mới khi xác nhận rằng não người có các vùng tiếp nhận thụ thể THC và những hợp chất cannabinoid khác có trong loài thực vật này – tính đến thời điểm hiện tại, đây là những hợp chất duy nhất có khả năng liên kết với các điểm này.

Để có thể ảnh hưởng đến não bộ, bất kỳ loại hóa chất nào đều phải liên kết với một vị trí thụ thể có khả năng tiếp nhận chúng.

(Omni, August 1989; Washington Post, Aug 9, 1990)

Mặc dù morphine tương đối khớp với các vị trí tiếp tiếp nhận thụ thể của beta-endorphin, và amphetamine cũng tương đối khớp với dopamine, nhưng những loại thuốc này cũng như các loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng và một số loại thuốc làm thay đổi tâm trạng khác có thể làm ảnh hưởng một cách nghiêm trọng đến sự cân bằng của các chất dịch thần kinh quan trọng. Omni và Washington Post đã nói rằng các hợp chất có trong cần sa tự nhiên không mang đến những nguy hiểm về mặt thể chất.

Cần sa rất an toàn khi sử dụng là vì nó không tác động đến bất kỳ loại cơ không tự chủ nào điều khiển quá trình hô hấp và duy trì sự sống. Thay vào đó, nó ảnh hưởng đến các vị trí tiếp nhận thụ thể của chính nó liên quan đến chuyển động (chiến lược chuyển động) và trí nhớ (chiến lược trí não).

Ở cấp độ phân tử, THC có thể liên kết với các vị trí tiếp nhận thụ thể ở phần trên của não, dường như được thiết kế dành riêng để liên kết với THC. Điểm này cho thấy sự cộng sinh lâu đời giữa loài thực vật này và loài người.

Có lẽ những con đường thần kinh này là sản phẩm của mối quan hệ lâu đời giữa con người và cần sa. Carl Sagan đã đưa ra bằng chứng nhờ những người thổ dân Châu Phi (Bushmen) để cho thấy rằng cây gai dầu là loài thực vật đầu tiên được nhân loại trồng từ thời săn bắt hái lượm. Một số nhà khoa học cho rằng những vị trí tiếp nhận thụ thể này không được sinh ra với mục đích mang đến cảm giác phê: “Phải có một số con đường thần kinh nào đó trong não bộ được hình thành, dù có hay không có cần sa”, Allyn Howlett suy đoán – Giáo sư về dược học tại Đại học St. Louis, năm 1989.

Nhưng, có lẽ không phải vậy. Trong quyển Intoxication: Life in Pursuit of Artificial Paradise, Tiến sĩ Ronald K. Siegel – nhà dược lý, tâm lý học tại UCLA đã chỉ ra sự thúc đẩy để đạt được trạng thái thay đổi ý thức hoặc tâm trạng chính là ham muốn bản năng thứ 4, tương tự như việc đói, khát và tình dục. Và con người không phải là loài duy nhất cảm nhận được cảm giác phê. Siegel đã ghi lại chủ ý muốn được phê của động vật qua nhiều lần quan sát trong các thí nghiệm của ông.

Cây gai dầu (cannabis hemp) là một phần di sản văn hóa, tâm sinh lý của chúng ta, và là nền tảng vững chắc của các nền văn hóa tồn tại lâu đời và ổn định nhất. 

Che giấu trong bí mật

Khởi đầu hay cơ sở của những tín ngưỡng tôn giáo ở tất cả các chủng tộc và dân tộc – Nhật Bản, Trung Hoa, Ấn Độ, Ai Cập, Ba Tư, Babylon, Hy Lạp, Doric, Đức và các bộ tộc châu Âu khác, cũng như các bộ tộc châu Phi và Bắc, Nam, Trung Mỹ đã nở rộ như một kết quả của những khám phá tình cờ.

Có những trải nghiệm cận kề cái chết, đói nghèo, vận dụng hơi thở, khát, sốt và vui chơi mất kiểm soát do vô tình sử dụng các sản phẩm lên men từ rượu, bia, nấm thức thần (psilocybe) và nấm Amanita, rượu cần sa (bhang) và các chất hướng thần khác – mà khi tiêu thụ, có thể tạo ra những cảm giác trải nghiệm không thể giải thích được (so với những trải nghiệm bình thường). Các hợp chất có trong loài thực vật thần thánh này đã mang đến cho tổ tiên của chúng ta những ảo cảnh bất ngờ, bất chợt, và khó có thể tưởng tượng ra được và những cuộc hành trình đi sâu vào tiềm thức, và đôi khi, trở thành cảm giác của những người cùng chung chí hướng.

Việc hiểu được những phương thuốc và trải nghiệm từ loại thuốc này cuối cùng đã trở thành kiến thức tâm linh, được khao khát và cần thiết nhất đối với mỗi bộ tộc. Chữa lành! Từ chiết xuất nào? Với liều lượng bao nhiêu?

Nắm giữ kiến thức huyền bí này cho các thế hệ tương lai là nhiệm vụ vô giá của các bộ tộc. Để biết loài thực vật nào có thể mang đến những trải nghiệm gì, ở mức độ nào và hỗn hợp các chất mang đến sức mạnh cho sự thông thái đó!

Vì thế, “kho tàng kiến thức thiêng liêng” này được bảo vệ một cách đầy đố kị bởi những thầy lang/ tu sĩ, và được mã hóa một cách huyền bí trong những phong tục và câu chuyện thần thoại được truyền miệng và ghi chép lại. Loài thực vật có khả năng ảnh hưởng đến tâm trí được gắn liền với những đặc trưng của loài người hoặc động vật, chẳng hạn, nấm Amanita Muscaria được đại diện bởi những nàng tiên. 

*Chú thích thêm: Nấm Amanita Muscaria, hay nấm tán bay (Fly Agaric) có vẻ ngoài đẹp đẽ như cây nấm trong truyện cổ tích, có thể mọc ngoài tự nhiên thành vòng tròn, được gọi là vòng tròn tiên (fairy ring).

Để tiếp tục nắm giữ quyền lực chính trị của mình, các mục sư, thầy mo và thầy lang đã cố tình che giấu những phong tục này khỏi những thành viên khác trong “cùng” bộ tộc (và tất cả các bộ tộc khác). Điều này cũng đã ngăn chặn “tội” nguy hiểm như vô tình nuốt phải, pha chế hoặc thử nghiệm của những đứa trẻ trong bộ tộc; cũng không cho phép các thành viên trong bộ tộc khi bị bắt giữ tiết lộ những kiến thức thần thánh này cho kẻ thù của họ.

Những nghi thức và tôn giáo thuộc về tâm linh cũng như loại “thánh dược cổ đại” có từ thời tiền sử này, được người La Mã từ thời Caesar gọi là “Tín ngưỡng bí ẩn phương Đông”.

Người Do Thái

Gai dầu từng là một ngành công nghiệp chính trong các thời kỳ của kinh thánh. Cũng giống như các nền văn hóa khác trên khắp khu vực Trung Đông, những phong tục huyền bí của người Do Thái (như là: Cabala) được biết đến và liên kết với các giáo phái trong khu vực bằng cách sử dụng những hợp chất gây say tự nhiên trong các nghi lễ của họ. Như thường lệ, họ ẩn giấu những kiến thức này đằng sau những nghi lễ, biểu tượng và mật mã để bảo vệ các bí tích tự nhiên như “nấm thánh” và các loại thảo dược giúp nâng cao tâm trí, bao gồm cả cần sa.

Allegro, J.M.; Sacred Mushroom & the Cross, Doubleday Co., 1970.

Kinh thánh nói gì?

Screenshot 1 1

Việc tìm kiếm những tài liệu tham chiếu được mã hóa về cần sa và các loại thánh dược khác trở nên khó khăn hơn do thiếu tên của các loài thực vật, sự khác nhau trong các bản dịch, sử dụng “sách” khác nhau bởi các tôn giáo khác nhau, những bình luận được thêm vào các tài liệu gốc và các cuộc thanh trừng định kỳ của các mục sư đối với những tài liệu được coi là không phù hợp.

Tuy nhiên, chúng tôi phát hiện rằng việc sử dụng cần sa chưa bao giờ bị cấm hay không được khuyến khích trong Kinh thánh. Một số đoạn còn đề cập trực tiếp đến bản chất lành mạnh của việc sử dụng những loại thảo dược như cần sa và thậm chí còn tiên đoán trước được sự cấm đoán này.

“Trời sinh cây sinh cỏ; cây cỏ kết hạt giống, cây trái kết quả, tùy theo loại mà hạt giống lại tiếp tục sinh sôi nảy nở: và Chúa thấy được điều đó là tốt đẹp.” Genesis: Chương 1: Verse 12 (Kinh Thánh của King James).

“Chúa khiến cho Trái Đất sinh ra các loại thảo dược có khả năng chữa lành bệnh tật, mà loài người không nên bỏ qua”. Sirach: 38:4 (Kinh thánh Công giáo)

“Chẳng phải điều chi vào miệng làm dơ dáy người; nhưng điều chi ở miệng ra, ấy mới là điều làm dơ dáy người vậy!”. Chúa Giêsu, trích dẫn: Matt. 15:11.

“Một thời gian sau đó, một số… sẽ nói lời dối trá…ra lệnh kiêng cử những gì mà Thượng Đế đã tạo ra cho chúng ta là những người tin và biết chân lý, với tinh thần cảm tạ.” Paul: 1 Tim. 4:1

Đạo Cơ Đốc thuở sơ khai

Những nhà sử gia, những tác phẩm nghệ thuật thời kỳ đầu, Kinh thánh, Cuộn Biển Chết, Phúc Âm Ngộ Đạo, hay những lá thư từ những Giáo Phụ thuở ban đầu, v.v. cho biết rằng trong khoảng 300-400 năm đầu tiên SCN, nhiều giáo phái Cơ Đốc rất hiền từ. Họ thường cởi mở, khoan dung và không theo cơ cấu: tôn giáo của người nghèo hay tôn giáo của nô lệ.

La Mã xem Cơ Đốc giáo đơn giản chỉ là một giáo phái Bí ẩn Phương Đông gây nhiều phiền phức, giống như giáo phái Mithras hay Isis, sau đó trở thành giáo phái phổ biến nhất tại Đế Quốc.

Đế quốc La Mã Thần thánh

Phải đối mặt với một đế chế đang trên đà sụp đổ, tham nhũng chính trị và một loạt các cuộc chiến tranh tàn khốc với những người man di, Đế chế La Mã cổ đại đang đứng trên bờ vực của cuộc thảm họa. Các cuộc đấu tranh tôn giáo do cơ quan cầm quyền ở La Mã thực hiện để duy trì quyền lực của mình đã khiến cho các nhà lãnh đạo chính trị đàn áp sự đa dạng lành mạnh của các tín ngưỡng và tôn giáo cá nhân.

Để tự giải cứu mình về mặt chính trị, những người cầm đầu trước kia của đế chế theo thuyết phiếm thần đã thay đổi chính sách của mình. 

Bắt đầu từ năm 249 SCN, nhiều vị hoàng đế đã phát động một loạt các cuộc đàn áp đẫm máu, bao gồm cả những người theo đạo Cơ Đốc. Đến năm 306 SCN, có một sự thật rõ ràng rằng điều này không mang đến hiệu quả. Hoàng đế Constantine đã hủy bỏ các lệnh hành quyết và bắt đầu bảo trợ cho các giáo sĩ thuộc Cơ Đốc giáo, điều này nhanh chóng áp dụng một giáo điều từ “giáo phái Mithras”, giữa những giáo phái khác: “Dòng máu Hoàng gia”, hay “Quyền cai trị người khác”.

Đế chế Constantine đầy tham vọng thấy rằng bên dưới giáo hội đã phát triển thành một hệ thống phân chia cấp bậc chặt chẽ; một mạng lưới được tổ chức tốt có sức ảnh hưởng thứ hai đối với ông. Bằng cách kết hợp giáo hội và đế chế, môi bên có thể gia tăng quyền lực gấp đôi của mình và tìm kiếm những tội ác/tội lỗi của tất cả các đối thủ chính trị và kẻ thù của mình với sự hỗ trợ/chúc phúc của bên còn lại.

Columbia History of the World, Harper & Row, NY, 1981.

Hoàng đế Constantine đã sớm cải đạo sang Cơ Đốc giáo và tuyên bố một tôn giáo bắt buộc, duy nhất được đế chế trao quyền: Giáo hội Công giáo La Mã ((R.C.Ch.); theo nghĩa đen, Giáo hội Hoàn vũ – Roman Universal Church (“catholic” trong tiếng Latinh, có nghĩa là “hoàn vũ”. Đây là tôn giáo chính thức và tuyệt đối của đế chế. Trong một lần càn quét, tất cả các hội kín đều bị cho ra ngoài vòng pháp luật – những thứ có thể đe dọa đến nhiệm vụ thống trị thế giới của mình, như cách họ đã thực hiện trong 400 năm liên tiếp trước đó.

Giáo hội/ Đế chế Quý tộc

Sau khi chạy khỏi vòng vây của đội quân Đế chế La Mã trong gần 300 năm, những tư tế chính thống thuộc Cơ Đốc giáo đã trở thành người ra lệnh cho họ. Bắt đầu từ thế kỷ 4, 5 và 6 SCN, những tín ngưỡng ngoại giáo và tất cả các giáo phái khác thuộc Cơ Đốc giáo, hệ thống tín ngưỡng, kiến thức, sách Phúc Âm, v.v. chẳng hạn như Essenes, Gnostics và Merovingian (Franks), được đưa vào hoặc chỉnh sửa khỏi đạo giáo chính thống và hệ thống cấp bậc.

Cuối cùng, hàng loạt các hội nghị tôn giáo, tất cả những giáo điều đi theo hướng ngược lại (chẳng hạn như, Trái Đất hình tròn, khoảng cách giữa mặt trời và những vì sao vượt hơn từ 5 – 17 dặm) được đặt ngoài vòng pháp luật và hoạt động ngầm trong suốt Thời kỳ Tăm tối, từ năm 400-1000 SCN.

Tới đầu thời kỳ Trung Cổ, vào đầu thế kỷ 11 SCN, hầu như mọi quyền lực đều nằm trong tay của Giáo hội và Giáo hoàng; đầu tiên là những người chinh phục Đức, và sau đó là các vị vua của Tây Ban Nha và Pháp, những thương nhân quý tộc và quyền lực người Ý (Quý tộc Borgia, Medicis và những kẻ vĩ cuồng khác), có lẽ là để bảo vệ bí mật thương mại, liên minh và của cải của họ.

Tất cả người dân châu Âu buộc phải tuân thủ theo chính sách của Đế quốc La Mã “Thần thánh”: Chính sách không khoan nhượng do giáo hội/đế chế thực thi với niềm tin mù quáng vào cách thức tôn sùng Chúa, không được phép nghi ngờ… và Ơn bất khả ngộ của Giáo hoàng.

Những nhà cầm quyền chính trị đã hỗ trợ và tiếp tay cho Giáo hội trong âm mưu gian trá này, vì quyền lực giờ đây của họ chỉ dựa vào giáo điều mới của Cơ Đốc giáo, “Quyền lực thần thánh” để cai trị.

Họ đã ban hành luật pháp với những hình phạt cực kỳ độc ác cho dù là đối với những vi phạm nhỏ nhất hay sự dị giáo. *Những người dị giáo đã bị truy lùng một cách không thương tiếc bởi những kẻ tra thẩm cuồng giáo tàn bạo, sau đó sử dụng những hình thức tra tấn tàn bạo để bắt thú nhận tội và trừng phạt.

*Từ điển Webster định nghĩa “Her-e-sy (her´e se)” là: 

  1. Tín ngưỡng tôn giáo đối lập với giáo điều của Giáo hội
  2. Bất kỳ ý kiến nào (về triết học, chính trị, v.v.) chống lại các quan điểm hoặc học thuyết chính thống hay được thiết lập.
  3. Việc nắm giữ bất kỳ tín ngưỡng hoặc quan điểm nào như vậy.

Chính sách này đã khiến cho hầu hết những người dân sinh sống ở phương Tây luôn trong tình trạng khủng hoảng, không chỉ về sự an toàn thể chất và sự tự do của họ, mà còn là về mặt tinh thần lâu dài, với “Địa ngục” cạnh kề đối với những người bị Giáo hội khai trừ.

Thể chế Chính trị

Quần chúng – “những con người bình thường”, bị kiểm soát thông qua một hệ thống kép của nỗi sợ hãi và tình trạng mù thông tin. Tất cả việc học ngoài trừ những gì cơ bản nhất đều bị kiểm soát và quy định nghiêm ngặt bởi các tư tế.

Những người bình thường (khoảng 95% người dân) bị cấm học cách đọc và viết – thậm chí là bảng chữ cái – và thường bị trừng phạt hay tử hình vì dám thực hiện điều này.

Người dân cũng bị cấm học tiếng Latinh, ngôn ngữ của Kinh thánh. Điều này giúp cho một số tư tế có thể đọc và giải thích kinh thánh theo bất kỳ cách nào mà họ muốn trong khoảng 1.200 năm, cho đến khi xuất hiện cuộc Cải cách ở Châu Âu, khoảng năm 1600.

Để ngăn cấm kiến thức, con người đã bị giam cầm trong bóng tối theo nghĩa đen, không có một mảnh giấy để viết. Các tu viện đã bảo tồn và bảo vệ những bí mật của cây gai dầu. Họ nhận thấy rằng gai dầu mang đến hai mối đe dọa đối với chính sách kiểm soát tuyệt đối của họ: sản xuất giấy và đèn dầu. Do vậy họ phải làm một điều gì đó…

Lệnh cấm dược phẩm từ gai dầu

Screenshot 2 3

Trong khi coi rượu là một bí tích, và việc uống nhiều bia và rượu được coi là bình thường, Pháp đình tôn giáo đã cấm tiêu thụ cần sa ở Tây Ban Nha vào thế kỷ 12 và ở Pháp vào thế kỷ 13. Những phương thuốc tự nhiên khác cũng đồng thời bị cấm. Bất kỳ ai sử dụng cần sa để truyền bá, chữa bệnh, v.v. đều bị coi là “phù thủy”.

Chẳng hạn như, Gioanna xứ Arc bị buộc tội vào năm 1430 – 1431 vì đã sử dụng nhiều loại thánh dược “phù thủy”, bao gồm cả cần sa, để nghe giọng nói thần bí.

Giáo hội ra lệnh trừng phạt các phương thuốc hợp pháp

Dường như phương thuốc chữa bệnh hợp pháp duy nhất được các Giáo Phụ của Giáo hội Công giáo La Mã cho phép người dân Tây Âu sử dụng thời bấy giờ là:

  1. (a) Đeo mặt nạ mỏ chim để tránh lây nhiễm bệnh tật. (b) Cố định xương gãy hoặc làm sạch vết bỏng.
  2. Lấy máu và thậm chí là cả 1 lít máu từ bệnh nhân bị cảm cúm, viêm phổi hoặc sốt là phương pháp điều trị được các bác sĩ sử dụng nhiều nhất ở châu Âu và châu Mỹ cho tới đầu những năm 1900. Nó không mang đến hiệu quả! Và không có tác dụng cho dù họ có lấy bao nhiêu máu.
  3. Cầu nguyện với các vị thánh để có được phương pháp chữa bệnh kỳ diệu, chẳng hạn: Thánh Anthony đối với ngộ độc Ecgôtin, Thánh Odilla đối với tình trạng mù lòa, Thánh Benedict đối với tình trạng ngộ độc nói chung, và Thánh Vitus đối với các tình trạng co giật và động kinh.
  4. Dùng rượu bia để chữa bệnh.

Năm 1484, Giáo hoàng Innocent VIII đã phản đối những người chữa bệnh bằng cần sa và các nhà thảo dược học khác, tuyên bố rằng cây gai dầu là một bí tích xấu xa của Lễ Quỷ Satan thứ hai . Sự bức hại này đã kéo dài hơn 150 năm. Theo Giáo hội thời Trung Cổ, cuốn Kinh của Quỷ có 3 thể loại:

  • Để triệu hồi hay thờ phụng Satan
  • Có được kiến thức của Phù thủy (như nhà hóa học hay thảo dược học) về việc bào chế, sử dụng các hợp chất bao gồm cả cần sa làm thuốc hay như một bí tích tâm linh;
  • The Mass of the Travesty, có thể được so sánh với bộ phim “The Simpsons”, “In Living Color”, trong nhạc rap, Mel Brooks, “Second City-TV”, “Monty Python” hay “Saturday Night Live” (kiểu Father Guido Sarducci) thực hiện những hành động bất kính, khôi hài và châm biếm các giáo điều, học thuyết, sự đặc ân và nghi lễ của Giáo hội Công giáo La Mã, lễ tế và/hoặc niềm tin tuyệt đối.

Bởi vì những tư tế thời Trung Cổ nghĩ rằng đôi khi bị những người dưới trướng cười nhạo, chế giễu và khinh miệt – thường là bởi các tu sĩ, giáo sĩ và những người cầm đầu – việc tiêu thụ cần sa được coi là dị giáo và xấu xa.

Mâu thuẫn

Bất chấp cuộc tấn công kéo dài hàng thế kỷ của những lực lượng chính trị và tôn giáo hùng mạnh nhất trong nền văn minh phương Tây, việc canh tác gai dầu vẫn tiếp tục ở Bắc Âu, châu Phi và châu Á. Trong khi Giáo hội bắt bớ những người sử dụng cần sa ở châu Âu, thì những người chinh phục Tây Ban Nha lại bận rộn canh tác gai dầu ở khắp nơi trên thế giới để cung cấp thuyền buồm, dây thừng, xơ dây thừng, vải vóc, v.v.

So sánh của Thomas Jefferson

“… cây gai dầu tốt nhất và cây thuốc lá tốt nhất mọc trên cùng một loại đất. Loài cây thứ nhất (gai dầu) là thiết yếu đối với thương mại và hàng hải, nói cách khác là đối với sự giàu có và an ninh quốc gia. Loài cây còn lại thì không bao giờ hữu ích và đôi khi có hại, nhưng được ước tính giá trị từ các loại thuế mà nó phải chịu. ”

Thomas Jefferson đã viết và đứng lên đại diện cho cây gai dầu nhiều lần, buôn lậu hạt giống gai dầu quý hiếm vào Mỹ, thiết kế lại phanh cây gai dầu, lưu giữ nhật ký nông trại và vườn của mình, trong đó, vào ngày 16 tháng 3 năm 1791, ông viết: “Sự canh tác [của thuốc lá] là sự độc hại. Loại cây này làm kiệt quệ đất. Tất nhiên, nó cần nhiều phân, do đó các sản phẩm khác bị thiếu phân, không có nguồn dinh dưỡng cho gia súc, không có lợi nhuận cho lượng phân đã sử dụng….

“Nó là phi chính trị. Thực tế đã được chứng minh rõ ràng trong hệ thống nông nghiệp là cây gai dầu tốt nhất và cây thuốc lá tốt nhất mọc trên cùng một loại đất. Loài cây thứ nhất (gai dầu) là thiết yếu đối với thương mại và hàng hải, nói cách khác là đối với sự giàu có và an ninh quốc gia. Loài cây còn lại thì không bao giờ hữu ích và đôi khi có hại, nhưng được ước tính giá trị từ các loại thuế mà nó phải chịu. Sự ưu tiên được đưa ra khi xem xét kết quả của sự so sánh giữa chúng:

Cây gai dầu ở trạng thái thô sơ nhất sử dụng nhiều lao động hơn thuốc lá, nhưng là nguyên liệu cho sự sản xuất của nhiều mặt hàng, sau đó trở thành phương tiện hỗ trợ cho nhiều người, do đó nó được ưa chuộng ở một quốc gia đông dân. ”

“Mỹ nhập khẩu cây gai dầu và sẽ tiếp tục làm như vậy, và cả các mặt hàng lặt vặt làm từ cây gai dầu, chẳng hạn như dây buộc, vải buồm…

Tuy nhiên, Gai dầu vẫn kiên cường

Đế chế Ottoman tàn bạo đã chinh phục Ai Cập, và vào thế kỷ 16 SCN, đã cố gắng cấm cây gai dầu – bởi vì những người trồng gai dầu ở Ai Cập dọc theo sông Nile đã dẫn đầu trong công cuộc chống đối về thuế. Người Thổ Nhĩ Kỳ than vãn rằng việc sử dụng cần sa khiến cho người Ai Cập cười nhạo và không tôn trọng Hoàng Đế và những cận thần của ông. Năm 1868, Ai Cập đã trở thành quốc gia hiện đại đầu tiên (?) cấm sử dụng gai dầu, tiếp đến là người Nam Phi gốc Âu vào năm 1910 để trừng phạt và ngăn chặn người da đen thi hành tín ngưỡng và tôn giáo Dagga cổ đại của họ.

Ở châu Âu, cây gai dầu được sử dụng rộng rãi cả trong công nghiệp và y học, từ Biển Đen (Bán đảo Krym) đến Quần đảo Anh, đặc biệt là ở Đông Âu. Lệnh cấm của Giáo hoàng đối với các phương thuốc được điều chế từ gai dầu ở Đế quốc La Mã Thần thánh vào năm 1484 không thể thi hành đối với khu vực phía bắc dãy Alps, và cho đến ngày nay người Ru-ma-ni, Séc, Hungary và Nga đã thống trị trong ngành cần sa học so với thế giới.

Ở Ireland, vốn đã nổi tiếng thế giới về vải linen từ gai dầu, người phụ nữ tại Ireland muốn biết người cuối cùng mà mình sẽ kết hôn được khuyên là nên tìm kiếm sự huyền cơ này thông qua cây gai dầu.

Cuối cùng, việc giao thương gai dầu một lần nữa trở nên quan trọng đối với những người xây dựng đế quốc (trong Thời đại Thám hiểm, từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18), thậm chí chúng còn là nguyên nhân then chốt của những âm mưu và thủ đoạn của tất cả các cường quốc trên thế giới.

Thời kỳ Khai sáng

Thế kỷ 18 đã mở ra một kỷ nguyên mới của hệ tư tưởng và nền văn minh nhân loại. “Quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc!” theo Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ. “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” Pháp trả lời. Các khái niệm về chủ nghĩa hợp hiến hiện đại, đảm bảo quyền con người và tách biệt Giáo hội với nhà nước, và thống nhất thành một chính sách được thiết kế để bảo vệ công dân khỏi các bộ luật không khoan nhượng và độc đoán. 

Trong bài luận mang tính bước ngoặt về Sự tự do, Ogden Livingston Mills – người mang triết lý định hình cho nền dân chủ của chúng ta, viết rằng: “Quyền tự do của con người bao gồm, trước hết là những gì tiềm ẩn bên trong của mỗi người theo nghĩa toàn diện nhất: tự do về suy nghĩ và cảm xúc, khoa học, đạo đức hay thần học, … tự do về sở thích và quyền được mưu cầu”.

Mills khẳng định rằng quyền tự do suy nghĩ hay “tâm trí” là cơ sở cho mọi quyền tự do. Những lời nói bất hủ từ một người nông dân thanh lịch Thomas Jefferson: “Tôi đã thề trước Chúa, sẽ đối địch vĩnh viễn với mọi hình thức độc tài đối với tâm trí của con người”.

Abraham Lincoln là một người vô cùng ghét sự cấm đoán. Vợ của ông đã từng được kê đơn bằng cần sa để điều trị tình trạng kích động thần kinh sau khi ông bị ám sát. Hầu như mọi Tổng thống tại nhiệm từ giữa thế kỷ 19 cho đến khi xuất hiện luật cấm đều sử dụng thuốc/dược phẩm từ cần sa một cách thường xuyên. (Xem chương 12: sử dụng cần sa/gai dầu vào thế kỷ 19).

Những người thân cận của Tổng thống John F. Kennedy, như là nghệ sĩ Morey Amsterdam và Eddie Gordon* nói rằng Tổng thống Kennedy đã sử dụng cần sa một cách thường xuyên để kiểm soát cơn đau lưng của mình (trước và trong nhiệm kỳ) và thật sự có dự định hợp pháp hóa “marijuana” trong nhiệm kỳ thứ 2 của mình – kế hoạch bị chấm dứt một cách nhanh chóng sau vụ ám sát năm 1963.

* Eddie Gordon – nghệ sĩ thổi harmonica nổi tiếng, thành viên của nhóm Harmonicats và là nghệ sĩ biểu diễn harmonica số một thế giới, người đã từng hút cần sa cùng với Tổng thống Kennedy và trình diễn nhiều lần trước mặt ông.

Gần đây hơn, con trai của cựu Tổng thống Gerald Ford – Jack và con trai của Jimmy Carter – Chip, thừa nhận đã từng hút cần sa trong Nhà Trắng. Phó Tổng thống của George Bush – Dan Quayle* từng nổi tiếng vì hút cỏ và sử dụng ma túy trong trường đại học. Ronald và thậm chí là Đệ nhất Phu nhân Nancy Reagan nổi tiếng với chiến dịch “Nói không với ma túy” được cho là đã từng hút cần sa trong dinh thự của Thống đốc bang California.

*Smoke Screen: Inmate Sues Justice Department Over Quayle-Pot Cover-up,” Dallas Observer, August 23, 1990. Kelley, Kitty, Nancy Reagan: The Unauthorized Biography, Doubleday Co., NY, 1991.

KINH TẾ HỌC: Mô hình của Pháp đình tôn giáo thời hiện đại

Đối với những kiến thức có liên quan đến cần sa, hay hàng trăm “tội lỗi” khác – như việc sở hữu dụng cụ của quỷ (nĩa ăn), đọc sách của phù thủy hay nói ngôn ngữ lạ (ngoại ngữ), có đức tin khác, có thói quen của phù thủy (tắm hay đắm mình vào dòng sông), v.v. – từ 10% – 50% người Tây Âu bị tra tấn hay ép chết mà không cần xét xử trong Pháp đình tôn giáo tồn tại 500 năm của Giáo hội Công Giáo La Mã thời Trung Cổ (thế kỷ 12 đến 17).

Trong khi hầu hết mọi người đều phải cam chịu, lại có một số người được hưởng lợi lớn. Giáo hoàng có thể tuyên bố bất cứ thứ gì là “dị giáo” và sử dụng nó như một cái cớ để cướp bóc, tra tấn và giết chết kẻ thù của mình hay ai khác bị buộc tội một cách hợp pháp. Trong hơn 300 năm, những kẻ thẩm tra trong Pháp đình tôn giáo đã phân chia tài sản bằng cách tịch thu của những người bị nghi ngờ là phù thủy và dị giáo. Người tố cáo sẽ nhận được 1/3 tài sản, 1/3  thuộc về chính quyền và 1/3 thuộc về hệ thống cấp bậc của Giáo hoàng.

“Các ngươi hãy coi chừng các thầy dạy giáo luật… Chúng giả bộ đọc những kinh dài để nuốt hết tài sản của các bà goá”. Theo Chúa Giê-su: Luke 20:46

Mô hình truy tố vì mục đích chiếm đoạt tài sản này, được sử dụng tương tự như cách thức của Đức Quốc xã ngày nay – và cũng tự cho mình là chính đáng, được thi hành dưới sự khăng khăng của Tổng thống Ronald Reagan vào năm 1984 và được viết cho Quốc hội cho đến Nghị sĩ Dan Lungren – người từng là Bộ trưởng Bộ tư pháp tại bang California. Trên thực tế, một khi chính phủ đã thu giữ tài sản, hơn 90% không bao giờ được trả lại. Tất cả mọi người từ người cung cấp thông tin, cho đến cảnh sát và công tố viên sẽ chia nhau phần tài sản, hàng hóa bị chiếm đoạt.

Thực tế, trong khi Thông luật của Anh là cơ sở cho hệ thống pháp luật hiện đại của chúng ta, luật tịch thu dựa trên khái niệm thời Trung Cổ về đối tượng bị nguyền rủa “Deodand” (trong tiếng Latinh “deo” là thần thánh, và “dand” là cho đi; nghĩa là người nào gây ra cái chết cho con người sẽ bị tước đoạt vương miện). Đây là cơ sở cho luật chiếm đoạt và tịch thu tài sản, thay vì chỉ là những hình phạt trên con người. Vì sao? Đơn giản thôi. Người dân không được đảm bảo về các quyền lợi hợp pháp và bảo vệ tài sản!

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC



    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    AgriFutures Australia trien khai chuong trinh nghien cuu tri gia 25 trieu do la Uc de thuc day san xuat cay gai dau cong nghiep
    # Cây gai dầu

    AgriFutures Australia triển khai chương trình nghiên cứu trị giá 2,5 triệu đô la Úc để thúc đẩy sản xuất cây gai dầu công nghiệp

    Số tiền này sẽ được đầu tư trong 5 năm để thực hiện nghiên cứu vào bốn lĩnh vực chính – hạt và giống cây gai dầu, sản xuất sơ cấp, sản phẩm từ cây gai dầu và tính bền vững.

    Đọc thêm
    Mot so terpene pho bien duoc tim thay trong cay gai dau
    # Cây gai dầu

    Một số terpene phổ biến được tìm thấy trong cây gai dầu

    Các tecpen gai dầu được biết đến với nhiều mùi hương đa dạng và những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn. Các hợp chất này được tìm thấy trong các tuyến nhựa của hoa và lá cây gai dầu chúng được sản xuất cùng với các cannabinoid như CBD (cannabidiol).

    Đọc thêm
    Các cơ quan Hoa Kỳ cảnh báo 7 công ty CBD tuyên truyền các thông tin sai lệch về sức khỏe cộng dồng liên quan dến dại dịch COVID 19
    # Cây gai dầu

    Tính linh hoạt và tính bền vững của cây gai dầu – cơ hội lớn cho các nước đang phát triển

    Gai dầu là một loại cây tuyệt vời. Mọi bộ phận của cây đều được ứng dụng. Cây gai dầu cũng được biết đến nhờ khả năng hấp thụ nhiều carbon dioxide trên mỗi ha so với hầu hết các loại cây trồng khác. Được trồng hàng nghìn năm, loại cây thân thiện với môi trường này có thể được sử dụng trong các sản phẩm thực phẩm, nhiên liệu sinh học, dệt may và thậm chí cả vật liệu xây dựng.

    Đọc thêm
    Chat Messenger