Cơ bản về Cần Sa Y Tế – Phần 1 & Phần 2

Cannabis sun scaled

Cơ bản về Cần Sa Y Tế – Phần 1 (Lịch sử & Dược tính)

1. Sơ lược về bối cảnh lịch sử của Gai dầu/Cần sa từ cổ chí kim, những điểm mốc quan trọng

Gai dầu và cần sa được gọi chung là Cannabis, chúng thuộc cùng một họ. Tuy nhiên gai dầu có hàm lượng THC rất thấp và chủ yếu được canh tác để lấy hạt và sợi, trong khi cần sa là tên gọi dành cho những giống gai dầu có hàm lượng THC cao và được canh tác chủ yếu để chữa trị bệnh tật. Trước hết, hãy tìm hiểu sơ qua về lịch sử của cây gai dầu / cần sa để hiểu được những gì đang diễn ra đối với Cần Sa Y Tế ngày hôm nay, cũng như để có thể dự đoán được tương lai của Cần Sa / Gai Dầu.
10-12 ngàn năm trước đây, gai dầu là một trong những loài thực vật đầu tiên được con người canh tác để lấy sợi cột thuyền buồm ra khơi, để lấy sợi đan kết làm quần áo, để lấy hạt làm dinh dưỡng hoàn chỉnh, người Trung Hoa đã biết sản xuất giấy từ gai dầu trước Công nguyên.
khao-sat-can-sa-y-te-thuong-duoc-su-dung-de-thay-the-cho-thuoc-ke-don
Khảo sát: Cần sa y tế thường được sử dụng để thay thế cho thuốc kê đơn
Gai dầu được mô tả như một loài thực vật thiêng liêng trong kinh Vệ Đà (Ấn Độ, 1500-1300 năm trước Công nguyên). Người Ấn Độ sử dụng thức uống Bhang (làm từ sữa và cần sa) như thuốc gây mê, trong tác phẩm y học Ấn Độ Sushruta Samhita được viết vào năm 600 trước Công nguyên có trích dẫn việc sử dụng cần sa để trị chứng lãnh cảm và để chữa bệnh phong. Tại Hy Lạp cổ đại, cần sa được sử dụng như một phương thuốc cho đau tai, phù và viêm.
Gai dầu cũng được nhắc tới trong cuốn sách Y Học đầu tiên của Trung Hoa viết bởi Hoàng Đế Thần Nông có tên là ‘Thần Nông Bản Thảo Kinh’ (2737 năm trước Công nguyên). Văn bản cổ xưa này khuyến cáo cần sa cho hơn 100 chứng bệnh, kể cả bệnh gút, thấp khớp, sốt rét, và chứng lơ đãng.
Các bản văn cổ, đề cập đến các ứng dụng cần sa cho mục đích chữa bệnh, đã được truyền cho chúng ta từ thời cổ Ai Cập, Assyria, Ba Tư, Tây Tạng, Azerbaijan, ở Hy Lạp cổ đại, Palestine / Israel và các nước Ả Rập. Người Ai Cập sử dụng cần sa cho bệnh tăng nhãn áp, viêm, và sự thụt.
Cần Sa đã từng được sử dụng trong sinh hoạt tôn giáo hàng thế kỷ. Khoảng 1500 năm trước Công nguyên. Ngày nay, cần sa vẫn còn được sử dụng trong sinh hoạt tôn giáo: Ấn Độ Giáo – Hindu và trong Lễ hội sắc màu Holi dưới dạng thức uống Bhang, joint Ganja, Tẩu Charas hoặc Hashish. Hindu tin tưởng rằng cần sa đã được vị thần Shiva ban tặng, thần Shiva còn có tên gọi khác là Chúa tể của Bhang, sử dụng cây thực vật này để tẩy rửa tội lỗi cho họ và đưa họ tới một trạng thái siêu đẳng (transcendantal state). Lòng tin này cũng được chia sẻ bởi người dân phía Tây Ấn Độ (Lưu vực Caribbean và Bắc Đại Tây Dương) dưới một tôn giáo khác: Rastafari. Những người theo tôn giáo này tin tưởng rằng cần sa là một thảo dược thiêng liêng. Trong thánh kinh của họ, cần sa được mô tả như sau: “Chúa tạo ra cần sa để nuôi sống động vật và phục vụ cho con người”. Cần sa thường được sử dụng trong nghi lễ để tạo ra liên kết gắn bó trong cộng đồng và để tạo ra tầm nhìn tâm linh, từ đó đưa những người này lại gần hơn với Chúa Trời. Trước khi châm lửa điếu cần sa, họ cầu nguyện: “Vinh danh tên Chúa đã tạo ra vạn vật, từ ban đầu và mãi mãi về sau: Jah Rastafari: Chúa Vĩnh Hằng.”
Vào thế kỷ XVII, những người Châu Âu đi du lịch ở các nước Ả Rập và Châu Á đã phát hiện cần sa với mức THC – hợp chất hoạt động chính được tìm thấy trong cần sa, cao hơn nhiều so với các giống gai dầu tại Châu Âu. Cây cần sa Ấn Độ đã được giới thiệu lần đầu tiên bởi nhà tự nhiên học người Đức Georg Eberhard Rumpf (1627 – 1702) dưới cái tên Cannabis Indica (ám chỉ giống gai dầu có nguồn gốc từ Ấn Độ), những công thức truyền thống như thức uống Bhang vẫn còn được lưu truyền tới ngày nay.
Những người định cư tại thành phố Jamestown là những người đầu tiên mang cây cần sa, thường được gọi là cây gai dầu, đến Bắc Mỹ vào năm 1611, và trong suốt thời kỳ thuộc địa, sợi gai dầu là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Thật vậy, trong năm 1762, “Virginia trao tiền thưởng cho sản xuất cây gai dầu, và áp đặt hình phạt đối với những người không sản xuất ra nó.”
Trước khi bị cấm, việc trồng cây cần sa mang lại nguồn lợi hoa mầu chính cho nông dân Mỹ thời kỳ tiền phong và hai bản nháp đầu tiên của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ là giấy làm từ cây gai dầu. George Washington, vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ cũng từng là một nông gia trồng cây gai dầu. Washington cũng như hai vị tổng thống gốc nông dân kế vị ông là John Adams và Thomas Jefferson, nếu còn sống, sẽ không khỏi kinh ngạc khi thấy việc trồng cây gai dầu giờ đây bị cấm. Để thấy được tính cách vừa dễ trồng vừa có nhiều công dụng và mang lại nguồn lợi lớn của cây gai dầu, ta hãy nghe các vị tổng thống đầu tiên đó nhận xét như sau. George Washington nói: “Make the most you can of the Indian Hemp seed and sow it everywhere.” (Đồng bào hãy tận dụng tối đa hột giống cây gai dầu và gieo trồng nó khắp mọi nơi.) John Adams nói: “We shall, by and by, want a world of hemp more for our own consumption.” (Chúng ta muốn trong tương lai một thế giới có nhiều cây gai dầu hơn cho chúng ta tiêu thụ.) Thomas Jefferson nói: “Hemp is of first necessity to the wealth and protection of the country.” (Cây gai dầu là điều thiết yếu nhất cho sự thịnh vượng và bảo toàn của xứ sở.)
Do sự du nhập giống gai dầu Ấn Độ sang xã hội phương Tây mà chiết xuất cồn thuốc từ cần sa (cannabis tinture) đã được sử dụng như thuốc chữa bệnh chính cho hơn 100 chứng bệnh khác nhau, các công ty dược bày bán sản phẩm này rộng rãi trên thị trường từ năm 1850 cho tới năm 1936.
Những kẻ tham tiền, bao gồm cả chính phủ đã kiểm soát các giống cây gai dầu có lượng nhựa cao, đổi tên và công bố chúng dưới tên cần sa rồi vu khống tội danh cho cần sa. Cần sa trong 10,000 năm được con người sử dụng chưa hề bị cấm cho tới năm 1937. Harry J. Anslinger cùng bè lũ đã tuyên truyền sai lệch về cần sa nhằm siết chặt lệnh cấm vì lợi ích riêng của chúng. Vào năm 1942, cần sa chính thức bị gỡ bỏ khỏi dược điển Y Học tại Mỹ.
Tháng 12 năm 1941, Henry Ford đã giới thiệu chiếc xe hơi đầu tiên chạy bằng nhiên liệu ethanol chế từ cây gai dầu, toàn bộ chiếc xe được chế từ hemp plastic (hợp chất làm thân cây gai dầu cứng hơn thép 10 lần) – Chiếc xe này còn được gọi là “Grown from the soil”, tạm dịch là sinh ra từ lòng đất – Đây là chiếc xe hơi hữu cơ đầu tiên trong lịch sử loài người được chế tạo hoàn toàn từ cây gai dầu.
Hippy hay Hippie là một thuật ngữ dùng để chỉ một văn hóa lối sống của thanh niên, phát sinh từ một phong trào tại Hoa Kỳ trong giữa những năm 1960 và sau đó lan rộng sang các nước khác trên thế giới. Một bộ phận giới trẻ lúc đó trở nên bất mãn với những định ước xã hội đương thời, với tầng lớp trung lưu đang bị chi phối bởi chủ nghĩa tiêu dùng và tư tưởng đàn áp. Họ phản đối chiến tranh, đề cao tự do, tình yêu, hòa bình, sự khoan dung và bác ái. Trải nghiệm chất thức thần (cần sa, LSD…) là một phần của văn hóa hippy.
Trong những năm 1960, sử dụng cần sa tại Hà Lan nhanh chóng trở nên phổ biến. Sử dụng các chất thức thần đã được xem như là một hình thức phản đối nền văn hóa tư sản thống trị nói chung và chống lại cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam nói riêng. Đến cuối những năm 1960, số người sử dụng cần sa tại Hà Lan đã được ước tính vào khoảng 10.000 – 15.000 người.
Năm 1964, Tiến sĩ Raphael Mechoulam, Giáo sư hóa học tại Đại học Hebrew ở Jerusalem, là người đầu tiên cô lập thành công và xác định được cấu trúc hóa học của delta-9-tetrahydrocannabinol (THC) – Hoạt chất chính của cần sa. Năm 1968, đại học Mississippi được Chính phủ Liên bang Mỹ ủy nhiệm để trồng cần sa cho mục đích nghiên cứu khoa học lâm sàng trên động vật và trên con người.
Tháng 11 năm 1968, UK’s Wootton Report của Anh Quốc báo cáo rằng cần sa là chất kích thích ít nguy hiểm hơn rượu, ảnh hưởng của báo cáo này có thể được nhìn thấy trong chính sách quản lý ma túy của Anh sau này, họ đã giảm nhẹ hình phạt tàng trữ cần sa xuống 50%.
Năm 1970, Controlled Substances Act (Liên Bang Mỹ) đã xếp cần sa vào nhóm các chất “không có giá trị y tế”. Cũng trong năm 1970 này, NORML, Tổ chức Quốc gia về cải cách luật cần sa đã được thành lập như một nhóm công ích phi lợi nhuận có nhiệm vụ là kết thúc lệnh cấm cần sa.
“Cuộc chiến chống ma túy” được khởi xướng từ đời tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1972. Mỹ đã bỏ ra hơn 1.000 tỷ USD trong cuộc chiến chống ma túy từ năm 1971, đến nay, chính sách này chỉ làm hại người nghèo và cộng đồng thiểu số, biến nước Mỹ thành nhà tù lớn nhất thế giới.
Vào năm 1973 – Drug Enforcement Agency (DEA) – Cơ quan chống ma túy Mỹ được thành lập. Vào năm 1974, NIDA [National Institute on Drug Abuse] – Viện Quốc Gia Về Lạm Dụng Ma Túy được thành lập.
Năm 1974, các nhà khoa học thuộc Đại học Y Virginia đã được Viện Y tế Quốc gia Mỹ tài trợ nghiên cứu nhằm tìm ra bằng chứng về việc cần sa hủy hoại hệ miễn dịch. Nhưng thay vào đó, kết quả nghiên cứu lại chỉ ra rằng chất THC có trong cây cần sa làm chậm sự phát triển của 3 loại tế bào ung thư trên chuột thí nghiệm. Cơ quan phòng chống ma túy (DEA) đã nhanh chóng đình chỉ nghiên cứu này cũng như tất cả những nghiên cứu khác chuyên sâu hơn về ung bướu/cần sa. Năm 1976, Tổng thống Gerard Ford đã chấm dứt mọi nghiên cứu cấp nhà nước về cần sa và trao độc quyền nghiên cứu cho các (đại) tập đoàn dược phẩm – những kẻ rõ ràng đã vùi dập tan tành công cuộc nghiên cứu. Năm 1983, chính quyền Reagan/Bush đã yêu cầu các nhà khoa học và các trường đại học tiêu hủy mọi thành quả nghiên cứu về cần sa trong giai đoạn từ những năm 1966 đến năm 1976.
Năm 1976, Hà Lan đã gỡ bỏ các điều luật trừng phạt liên quan tới cần sa. Sau năm 1980, một hệ thống ‘quán cà phê’- coffee shops phát triển rộng rãi tại Hà Lan, tại các coffee shops được cấp phép này việc mua số lượng nhỏ cần sa được cho phép.
Năm 1978, New Mexico trở thành tiểu bang đầu tiên của Mỹ công nhận giá trị y tế của cần sa [Controlled Substances Therapeutic Research Act]. Trong vài năm sau đó, đã có hơn 30 tiểu bang khác thông qua các điều luật tương tự.
Năm 1980, Viện Ung thư Quốc gia (NCI) đã bắt đầu phân phối một loại thuốc mới gọi là Marinol, dạng uống của THC (hoạt chất chính trong cần sa), cho bệnh nhân ung thư ở San Francisco. Đồng thời, đã có tới sáu tiểu bang khác đã tiến hành nghiên cứu để so sánh hiệu quả khống chế cơn buồn nôn giữa cách sửu dụng hút cần sa tự nhiên và sử dụng THC nhân tạo (Marinol) qua đường miệng ở các bệnh nhân ung thư mà các thuốc chống nôn truyền thống đã không còn tác dụng. Những nghiên cứu được nhà nước bảo trợ chỉ ra rằng: Hàng ngàn bệnh nhân tìm thấy cần sa tự nhiên an toàn hơn và hiệu quả hơn so với THC tổng hợp nhân tạo. Trong khi đó, các thí nghiệm của NCI cho thấy rằng một số bệnh nhân đáp ứng tốt với Marinol… Đối mặt với hai khuyến cáo y tế khác nhau, chính phủ Mỹ đã chọn lựa việc bãi bõ những nghiên cứu cấp nhà nước và bật đèn xanh cho Marinol (một loại THC nhân tạo được cấp bằng sáng chế, bán với giá cắt cổ và do FDA phê duyệt!!).
>>>>Xem thêm các lợi ích của cần sa trong Y Tế tại đây:  Cần Sa Y Tế
Năm 1981, Bob Randall (bệnh nhân cần sa y tế hợp pháp đầu tiên theo chương trình IND) và Alice O’Leary (vợ ông) đã thành lập một tổ chức gọi là Liên minh cần sa y tế ( Alliance for Cannabis Therapeutics hay ACT). Mục đích là để giúp các bệnh nhân và các bác sĩ của họ có được hướng đi đúng đắn, vượt qua các mê cung của chính phủ (ám chỉ tình trạng hỗn độn về luật pháp liên quan tới cần sa).
Vào năm 1990, các nhà khoa học đã khám phá ra cơ quan thụ cảm cannabinoids đầu tiên trong não người. Tháng 7 năm 1991, 53% các chuyên khoa ung thư được khảo sát nói rằng cần sa nên được sử dụng như thuốc được kê đơn. Năm 1992, các nhà khoa học đã tìm thấy các cannbinoids nội sinh đầu tiên do cơ thể người tự tổng hợp (cụ thể là Anandamide).
Ngày 05 tháng 11 năm 1996, California trở thành bang đầu tiên của Mỹ Hợp pháp hoá cần sa y tế. Ngày 14 Tháng Sáu năm 2000 – Hawaii trở thành tiểu bang thứ sáu của Mỹ hợp pháp hoá cần sa y tế. Ngày 7 tháng 11 năm 2000 – Colorado và Nevada trở thành tiểu bang thứ bảy và thứ tám của Mỹ hợp pháp hóa cần sa y tế.
Vào năm 2003, Rick Simpon – một người đàn ông Canada đã tuyên bố trị khỏi ung thư da với dầu cần sa do ông tự chiết xuất sử dụng dung môi naphtha. Ngày 01 tháng 9 năm 2003, hơn 2.000 nhà thuốc ở Hà Lan có nghĩa vụ lưu trữ và hướng dẫn bệnh nhân sử dụng cần sa y tế. Ngày 07 tháng 10 năm 2003, chính phủ Hoa Kỳ nhận bằng sáng chế cần sa: Sở Dịch Vụ Sức Khỏe và Nhân Sinh nhận bằng sáng chế (Patent US6630507) – “Cần sa là chất chống oxy hóa và bảo vệ thần kinh”. Ngày 02 tháng 11 năm 2010, Arizona trở thành tiểu bang thứ 15 của Mỹ hợp pháp hoá cần sa y tế. Ngày 07 tháng 8 năm 2011, chính phủ Israel chuẩn bị cho việc xuất khẩu cần sa y tế – Ở thời điểm hiện tại, Israel đang là nước xuất khẩu cần sa lớn nhất thế giới. Ngày 05 Tháng bảy năm 2014, New York trở thành tiểu bang thứ 23 của Mỹ hợp pháp hóa cần sa y tế.
Tính cho tới thời điểm này, Tại Mỹ, nơi khởi nguồn của lệnh cấm cần sa quốc tế vào năm 1937 hiện tại cũng đã có 25 tiểu bang đã hợp pháp hóa cần sa y tế: Alaska, Arizona, California, Colorado, Connecticut, DC, Delaware, Hawaii, Illinois, Maine, Maryland, Massachusetts, Michigan, Minnesota, Montana, Nevada, New Hampshire, New Jersey, New Mexico, New York, Oregon, Rhode Island, Vermont, Washington, Florida. Nhiều nước khác trên thế giới cũng đã hợp pháp hóa cần sa, ví dụ như Argentina, Bỉ, Canada, Cộng hòa Séc, Israel, Ý, Iran, Bắc Triều Tiên, Mexico, Hà Lan, Peru, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Uruguay, Croatia… Sau hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc mới diễn ra vào tháng 4 vừa qua, Đức đã tuyên bố sẽ hợp pháp hóa cần sa y tế vào năm 2017. Trong khi đó tại Châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Philippines cũng dang có những chuyển biến quan trọng trong việc hợp pháp hóa Gai dầu và Cần Sa.

2. Sự thật về cây cần sa Cannabis Sativa L

Sự thật là trong cây cần sa có 500 hợp chất hóa học khác nhau đã được tìm thấy. Trong số 500 hợp chất này có 100+ được xếp vào nhóm tinh dầu cần sa (cannabinoids), còn lại 120 được xếp vào nhóm Tecpen (terpenoids), còn được biết dưới tên thành phần dầu cơ bản, tiếp nữa là các amino acids, proteins (albumin), sugars, flavonoids, vitamins, hydrocarbons, alkaloids, aldehydes, ketones, fatty acids, pigments và những hợp chất khác. Những tinh dầu cần sa được biết tới nhiều nhất là: THC, THC-A, THC-V, CBN, CBD, CBD-A, CBC, CBC-A, CBG, CBG-A…
Trên mỗi một cây cần sa chỉ có thể tìm thấy một phần lớn trong số 500 hợp chất tự nhiên này, sự thay đổi này phụ thuộc trực tiếp vào giống cây (gien di truyền của cây bố và cây mẹ). Mỗi một tinh dầu cần sa (cannabisnoids) đều có những khả năng trị liệu y học đặc biệt đối với nhiều chứng bệnh khác nhau, mỗi một tecpen cũng mang những dược tính riêng.
Cần sa không bao giờ có thể gây chết người, nó còn rất an toàn cho trẻ em mới sinh và phụ nữ mang thai. Thật khó hiểu là cho tới tận thời điểm hiện tại mọi người vẫn còn bị tẩy não rằng đây là chất gây nghiện và phá hủy não bộ trong khi rõ ràng sự thật là chẳng có loại thuốc nào có thể sánh được với cần sa về độ an toàn.
Ngoài ra cây gai dầu còn có thể thay thế hầu hết tất cả các nghành công nghiệp mũi nhọn hiện đại như: Đầu lửa, thép, chất dẻo, giấy, vải… Hầu hết các vật dụng của con người đều có thể được chế tạo từ cây gai dầu (hơn 50 ngàn sản phẩm khác nhau có thể được chế biến từ cây gai dầu). Bao gồm cả ô tô, máy bay nguyên khối được chế tạo từ cây gai dầu – Hemp plastic cứng gấp 10 lần thép, nhiên liệu ethanol được chế từ cây gai dầu không gây hại cho môi trường sinh thái. Hạt gai dầu có chứa rất nhiều dinh dưỡng bao gồm cả Omega 3 và Omega 6, các proteins và các khoáng chất… Một nguồn dinh dưỡng sạch, hoàn chỉnh & cân đối.

3. Sơ lược về hệ thống Endocannabinoid

1) Những chứng bệnh gì có thể được điều trị bởi cần sa? 2) Cần sa có thể xóa sổ những triệu chứng bệnh lý gì trên cơ thể con người? 3) Tinh dầu cần sa và dược lý của chúng? 4) Giống cần sa nào là phù hợp đối với một bệnh lý cụ thể? 5) Endo-cannabinoids, Exo-Cannabinoids, Phyto-cannabinoids là gì? Mối liên hệ giữa chúng?
Tất cả những câu hỏi này đều đã được giải thích trong bài tổng hợp “Sơ lược về hệ thống Endocannabinoids”, tôi khuyên bạn hãy dành thời gian đọc bài này bởi vì nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian nếu bạn muốn hiểu rõ về các phác đồ mà tôi sẽ đề xuất ở phần sau của tài liệu này. Hơn nữa, khi bạn đã hiểu dược lý của từng loại tinh dầu, chính bạn cũng có thể đề xướng được phác đồ phù hợp cho một bệnh nhân bất kỳ:

Cơ bản về cần sa y tế – Phần 2 (Chỉ dẫn về thuốc Thuốc bôi da & Thuốc đạn cần sa)

4. Thuốc bôi da cần sa

Thuốc bôi da cần sa có hiệu quả với tất cả tình trạng bệnh ngoài da như lở loét lâu ngày do nằm nhiều (thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường), vảy nến, bỏng, sẹo, mụn nhọt, nấm, viêm nhiễm, vết thương sau khi mổ, ung thư da… Hầu hết các chứng bệnh ngoài da nghiêm trọng đều có thể được chữa lành với cần sa y tế.
Ngay cả khi bạn không có bệnh tật và chỉ sử dụng cần sa để làm đẹp – tôi chắc rằng bạn sẽ từ bỏ mọi loại mỹ phẩm mà bạn ưa thích để chuyển qua sử dụng cần sa mãi mãi, bởi kết quả của nó rất tuyệt vời – da sáng, mềm, mịn, hồng hào.

a. Thuốc bôi da cần sa hoạt động như thế nào?

Các cơ quan thụ cảm cannabisnoids – Cụ thể là CB1 và CB2 đã được quan sát thấy trong các bó sợi thần kinh ở da, các tế bào mast, đại thực bào, tế bào sừng biểu bì và các tế bào biểu mô của các nang tóc, sebocytes và tuyến mồ hôi. Trong tế bào sừng biểu bì, nang lông và tuyến bã nhờn.
Khi kem bôi da cần sa được sử dụng, các tinh dầu cần sa sẽ kết nối với các cơ quan thụ cảm này, kéo theo những phản ứng sinh lý hóa trên bề mặt da mà kết quả của những tác động này là: Giảm đau, xoa dịu, điều chỉnh/sửa chữa các tế bào tổn hại nhẹ hoặc thúc đẩy quá tình chết rụng (apoptosis) của các tế bào đã bị tổn hại nặng nề hay các tế bào phân chia không theo tổ chức (ung thư, vảy cá bẩm sinh…).
Một điều nữa cần lưu ý là thuốc bôi da cần sa không làm cho bệnh nhân có cảm giác high (phê), mặc dù hiệu ứng này không hề gây ra bất cứ nguy hiểm gì, nhưng đứng trên một góc độ nào đó thì đây cũng có thể coi là một lợi thế bởi vì nó sẽ không làm thay đổi nhận thức của người sử dụng (nếu họ phải đi làm, chăm sóc con cái…).

b. Những giống cần sa nào có thể được dùng để điều chế thuốc bôi da cần sa?

Thật may mắn cho chúng ta bởi vì bất cứ giống cần sa nào cũng có thể được sử dụng để làm thuốc bôi da cần sa. Thứ tự ưu tiên vẫn là những giống có hàm lượng THC cao, những giống có hàm lượng CBD cao cũng có thể được sử dụng nhưng hiệu quả sẽ kém hơn một chút.
Như nhiều bạn cũng đã biết, nước Việt Nam chúng ta được thiên nhiên ưu đãi nên chúng ta có rất nhiều giống cần sa mọc tự nhiên ngoài trời từ hàng ngàn năm nay (dù có hay không có người chăm sóc). Những giống này dù là cam, xiêm, xoài hay thái… Đều có thể được dùng để điều chế thuốc bôi da.

c. Phương pháp chế tạo thuốc bôi da cần sa?

Có rất nhiều phương pháp để điều chế thuốc bôi da cần sa và tất cả các phương pháp này đều rất dễ để thực hành, nếu bạn biết nấu một món ăn, bạn có thể làm thuốc bôi da cần sa.
Phương pháp ưa thích nhất của mình là sử dụng dầu cần sa để điều chế ra thuốc bôi da cần sa. Trước tiên bạn phải có dầu cần sa, sau đó bạn pha loãng với một trong những chất nền ưa thích theo tỷ lệ phù hợp với tình trạng bệnh và rồi áp dụng lên da. Phương pháp này mặc dù rất tiện lợi và nhanh chóng nhưng có được dầu cần sa thì lại không phải là chuyện dễ dàng gì tại Việt Nam trong hoàn cảnh hiện tại bởi những khó khăn trong việc tìm kiếm đúng dung môi để chiết xuất (cụ thể là light naphtha). Hơn nữa, nhiều người cũng chưa biết cách làm ra những mẻ dầu chất lượng cao nhất theo chỉ dẫn trên website cannabisvietnam.org vì lý do thiếu thốn dụng cụ hoặc đơn giản là chưa hiểu rõ các quy trình tách nhựa bằng dung môi, cô đặc nhựa (làm bay hơi dung môi) và kích hoạt tinh dầu cần sa (decarboxylation) rồi cuối cùng là làm sạch dầu (loại bỏ cặn thừa của dung môi).
Một trong những cách đơn giản nhất để làm kem bôi da cần sa là sử dụng dầu dừa hoặc dầu ô-liu hoặc bơ hạt mỡ, cho vào nồi cơm điện, mở nắp nồi, bật nút cook và đợi đến khi chất nền đã nóng lên thì cho hoa cần sa sấy khô vào và lấy đũa đảo đều lên trong vòng vài phút. Đợi cho tới khi nồi cơm tự động nhảy sang nút giữ ấm (warm) thì để như thế cho tới khi nhiệt độ nguội bớt còn khoảng 60 độ C thì chuyển lại nút cook, mục đích là để nhiệt độ trong nồi lên tới ~100°C để đảm bảo cho quy trình kích hoạt tinh dầu cần sa được hoàn thiện. Cứ lặp lại 5-7 lần như thế trong khoảng nửa ngày, rồi sử dụng một chiếc vải màn để lọc bỏ hết bã thực vật của cần sa (lúc này đã hết giá trị sử dụng). Hỗn hợp các tinh dầu cần sa đã được kích hoạt và chất nền (dầu dừa hữu cơ hay dầu ô-liu chất lượng cao hay bơ hạt mỡ) lúc này có thể được cất giữ trong những lọ thủy tinh nhỏ và bảo quản ở nơi thoáng mát để sử dụng ngoài da (tất nhiên bạn cũng có thể sử dụng để ăn – và cách này sẽ làm người dùng high).
Chuyện gì đã diễn ra trong nồi cơm điện?: Hoa cần sa trưởng thành có rất nhiều hạt nhựa trắng bám xung quanh, những hạt nhựa này là nơi tập trung chính của các hợp chất tự nhiên mang dược tính có trong cần sa. Đầu tiên các tinh dầu cần sa ở dạng axit (các hạt nhựa) sẽ bị các chất béo hòa tan (chúng rất ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong các chất béo). Sau đó các tinh dầu ở dạng axit (như THCA,CBA…) sẽ giải phóng khí CO2 ở nhiệt độ ~100°C để chuyển hóa thành các tinh dầu THC,CBD… và cấu trúc phân tử của THC,CBD phù hợp hơn để kết nối với các cơ quan thụ cảm CB1, CB2 trên da (người và động vật), do đó làm tăng cao khả năng trị liệu ngoài da.

d. Một số ghi chú khác về thuốc bôi da cần sa

Theo kinh nghiệm cá nhân của mình thì các chất nền có hiệu quả cao nhất theo thứ tự hiệu quả từ cao xuống thấp là: Dầu gai dầu ép lạnh, bơ hạt mỡ (shea butter), dầu dừa hữu cơ, dầu ô-liu chất lượng cao.
Dầu gai dầu ép lạnh (Ở Việt Nam, bạn có thể mua sản phẩm này tại http://hatgaidau.com) là loại chất nền có hiệu quả nhất để điều chế thuốc bôi da cần sa bởi chúng có hàm lượng Vitamin E cao và thẩm thấu nhanh hơn các loại khác. Tuy nhiên các chất bên trong lại dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, do đó không thể sử dụng dầu này để tiến hành theo chỉ dẫn ở trên. Thường thì mình chỉ hâm nóng dầu này lên nhiệt độ khoảng ~40°C và cho dầu cần sa vào rồi trộn đều lên là có được sản phẩm thuốc bôi da hiệu quả nhất.
Đối với dầu dừa hữu cơ, bạn cần phải lựa chọn cẩn thận nhà phân phối, dầu dừa càng sạch thì càng có hiệu quả cao, bạn có thể mua tại http://greengarden.vn/, một số phản hồi mà mình nhận được liên quan tới tình trạng mẩn ngứa khi sử dụng thuốc có nguyên nhân từ chất nền chưa sạch. Dầu dừa khi được bảo quản ở nhiệt độ ~20°C sẽ có dạng sền sệt, rất dễ sử dụng.
Bệnh nhân được khuyên sử dụng thuốc bôi da cần sa lên vùng da cần điều trị và trên toàn bộ vùng ngực và vùng bụng 3 lần mỗi ngày.
Hàm lượng dầu cần sa/ số lượng hoa được sử dụng càng nhiều thì thuốc càng có hiệu quả cao. Ví dụ đối với điều trị mụn nhọt bạn cần dầu 5% tinh dầu, đối với đắp mặt nạ làm đẹp da mặt thì dầu 20-30% tinh dầu sẽ đem lại kết quả đầy màu nhiệm. Bệnh càng nặng thì càng phải sử dụng nhiều cần sa hơn.
Đối với điều trị ung thư da: Bởi ung thư là một loại đột biến tế bào nguy hiểm nên chúng ta nên sử dụng dầu cần sa nguyên chất để điều trị, bôi ngoài da một lượng nhỏ là đủ để phục hồi trong giai đoạn đầu, giai đoạn tiến triển nặng cần kết hợp sử dụng dầu qua đường ăn và cả thuốc đạn cần sa nữa để tấn công ung thư từ nhiều phương diện.
Cồn thuốc cần sa sẽ thể hiện hiệu quả rất tuyệt vời bởi sức căng bề mặt và sự tiết kiệm mà chúng mang lại, đặc biệt là các vết thương nông và rộng trên bề mặt da. Bạn có thể tham khảo thêm phương pháp chiết xuất cồn thuốc cần sa cũng như tham khảo thêm các bài viết khác về thuốc bôi da cần sa bằng cách google từ khóa “thuốc bôi da cần sa”.

e. Một số ghi nhận từ các bệnh nhân

– Một bệnh nhân ung thư mà mình tư vấn đã bị rụng hết tóc sau khi hóa trị, người này đã sử dụng dầu dừa cần sa để bôi lên chân tóc, sau vài lần tóc đã mọc lại.
– Một bạn nam bị hôi nách đã áp dụng dầu dừa lên vùng bị hôi và sau đó mùi hôi đã biến mất.
– Nhiều người hói nhiều năm đã thấy tóc mọc lại sau khi áp dụng kem bôi da cần sa.
Bạn cũng có thể xem các ghi nhận khác về thuốc bôi da cần sa trên trang facebook Nhân Chứng CSYT mà Cannabisvietnam.org đã thu thập được từ các bệnh nhân Việt nam, nếu bạn sử dụng loại thuốc bôi này, hãy chụp hình thường xuyên tình trạng bệnh và phản hồi trên trang facebook đó để giúp những người đi sau.

5. Thuốc đạn cần sa

a. Hiệu quả của thuốc đạn cần sa

Thuốc đạn cần sa là loại thuốc được chế tạo từ cần sa và một chất nền lựa chọn (tốt nhất là bơ ca cao hữu cơ, hoặc lựa chọn thay thế là dầu dừa hữu cơ). Loại thuốc này được bảo quản trong tủ lạnh sau khi điều chế để đảm bảo giữ chúng ở thể rắn, chúng sẽ tan chảy khi bệnh nhân sử dụng để nhét vào hậu môn/âm đạo (cỡ 2,5cm tính từ viền hậu môn/âm đạo). Khi được sử dụng, các tinh dầu cần sa sẽ thẩm thấu qua thành ruột thẳng để vào máu. Do chúng thẩm thấu trực tiếp vào máu mà không phải đi qua hệ thống tiêu hóa (dạ dày) nên đây là con đường sạch sẽ và hiệu quả nhất để tấn công bệnh tật.
Thuốc đạn cần sa được khuyên dùng cho mọi tình trạng bệnh tật: Tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch, nhiễm trùng máu, ung thư các loại… Tất cả các chứng bệnh đều có thể sử dụng thuốc đạn cần sa như cách dùng duy nhất hay kết hợp với các phương pháp sử dụng khác (ăn trực tiếp qua đường miệng hoặc bôi ngoài da). Hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu lâm sàng trên diện rộng về loại thuốc này nên tất cả những gì chúng ta biết là nó gần như không gây ra hiệu ứng high (phê) và có thể áp dụng cho mọi tình trạng bệnh tật.
“Tại sao sử dụng thuốc đạn cần sa? Phản hồi từ hơn 200 bệnh nhân đang sử dụng thuốc đạn cần sa tại Slovenia, không có người nào phản hồi rằng họ cảm thấy khó chịu khi sử dụng liều cao, đây là sự khác biệt so với cách ăn, hút hoặc hóa hơi (với liều cao có thể sẽ gây ra sự khó chịu rất lớn). Trong nghiên cứu này (tại Slovenia), sử dụng thuốc đạn cần sa qua đường ruột thẳng và âm đạo đưa cannabinoids vào máu hiệu quả hơn gấp 3-6 lần. Khi các tinh dầu cần sa được hấp thụ qua đường miệng (thực phẩm cần sa), viên nhộng y t, hoặc dầu, dạ dày và ruột non đã phá hủy nhiều tinh dầu cần sa. Con đường “sạch sẽ” nhất và hiệu quả nhất với bất cứ liều lượng nào và không gây ra bất kỳ hiệu ứng phụ không mong muốn nào không nghi ngờ gì là thuốc đạn cần sa, và tôi đã học được rằng: Thuốc đạn cần sa rất Rất hiệu quả trong việc điều trị TẤT CẢ CÁC LOẠI UNG THƯ, Bệnh Crohn, IBS, Viêm ruột kết, đặc biệt hữu hiệu với ung thư tuyến tiền liệt, ung thư não, ung thư cổ, AIDS,HIV.” – Marc Emery
Đối với ung thư máu các loại, chưa có bệnh nhân nào chỉ sử dụng thuốc đạn cần sa để điều trị bởi vì khi nói tới điều trị ung thư, cả người hướng dẫn và bệnh nhân cần phải cố gắng hết sức thực hiện nhiều liệu pháp song song nhằm đạt được kết quả cao nhất. Nhưng từ những gì mình đã học được thì thuốc đạn cần sa (chỉ sử dụng thuốc đạn cần sa) hoàn toàn có thể trị khỏi ung thư máu trong một thời gian rất ngắn (2 tuần tới 2 tháng tùy vào tình trạng của ung thư). Lý do được giải thích là THC cùng các tinh dầu khác sẽ tấn công ung thư (hiện diện trong máu) ngay sau khi thẩm thấu qua thành ruột thẳng. Đối với các bệnh nhân K máu đã di căn thì nên kết hợp thêm các phương pháp sử dụng cần sa qua các con đường khác nữa để có được kết quả tốt nhất.
Đối với TẤT CẢ các bệnh nhân ung thư (CÁC LOẠI) đang điều trị theo các phác đồ khác, họ có thể kết hợp sử dụng thêm thuốc đạn cần sa mà không gặp phải bất cứ xung đột gì. Đây là lời khuyên thật sự quan trọng cho những bệnh nhân này, nếu họ vẫn muốn đi theo các phác đồ khác mà vẫn muốn kết hợp sử dụng cần sa thì đây chính là thứ họ cần tìm: Rẻ tiền, hiệu quả cao, sạch sẽ, không gây hiệu ứng high & Bất cứ ai cũng có thể tự làm tại nhà.

b. Chế tạo thuốc đạn cần sa

Một tin rất tốt cho chúng ta là thuốc đạn cần sa có thể được làm từ tất cả các giống cần sa. Điều này đồng nghĩa với việc bệnh nhân có thể sử dụng các giống cần sa (thường là sativa) mọc tự nhiên ngoài trời trên lãnh thổ Việt Nam, những giống này có giá thành rẻ hơn nhiều những giống indica nhập ngoại (được sử dụng để chiết xuất dầu để ăn trực tiếp qua đường miệng). Về hiệu quả thì chúng thua kém một chút so với các giống indica.
Để điều chế thuốc đạn cần sa, chất nền tốt nhất vẫn luôn là bơ ca cao hữu cơ. Cách làm tương tự như thuốc bôi da cần sa: Cho chất nền vào nồi cơm điện, đun sôi, cho hoa cần sa sấy khô vào, bật đi bật lại nut cook nhiều lần trong khoảng nửa ngày để tách được hết nhựa cần sa và cũng để kích hoạt tinh dầu. Sau đó lọc bỏ bã thực vật, giữ lại hỗn hợp nhựa cần sa & chất nền (bơ ca cao hữu cơ hoặc dầu dừa hữu cơ), rót hỗn hợp này vào trong những khuôn nhựa để tạo hình viên thuốc (dài cỡ 2-3cm, nặng cỡ 2-3gram), sau đó đông đá để sử dụng khi cần.

c. Phác đồ thuốc đạn cần sa

Cũng giống như cách ăn, thuốc đạn cần được sử dụng 3 lần mỗi ngày theo phương pháp tăng dần liều lượng nhằm tạo điều kiện cho cơ thể bệnh nhân làm quen dần với thuốc. Dưới đây là phác đồ được Bozidar Radisic chia sẻ:
Phác đồ này được áp dụng chung cho mọi tình trạng bệnh tật.

d. Thông tin thêm về thuốc đạn cần sa

Số lượng thông tin về thuốc đạn cần sa nói riêng và cần sa y tế nói chung hiện tại đều có thể được google rất dễ dàng (không giống như 1 năm trước đây). Do đó nếu bạn biết sử dụng google thì đó là nơi đầu tiên mà bạn cần tham khảo trước khi có bất cứ câu hỏi nào xung quanh các vấn đề mà bạn quan tâm. Google Thuốc đạn cần sa.
Grower Việt

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC



    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    10 dieu du khach can biet ve can sa o Thai Lan
    # Cần Sa Y Tế

    10 điều du khách cần biết về cần sa ở Thái Lan

    10 điều du khách cần biết về cần sa ở Thái Lan. Việc trồng cần sa là hợp pháp nhưng phải đăng ký vào ứng dụng “PLOOK GANJA” của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm hoặc thông qua trang web của chính phủ.

    Đọc thêm
    Luat ve luu tru cung cap san xuat va mua ban gai dau va Can sa voi muc dich y te va giai tri theo tung tieu bang o Uc
    # Bài dịch

    Luật về lưu trữ, cung cấp, sản xuất và mua bán gai dầu và cần sa với mục đích y tế và giải trí theo từng tiểu bang ở Úc (cập nhật năm 2023)

    Luật về trồng trọt và sử dụng gai dầu, cần sa trong y tế và giải trí được quy định khác nhau tuỳ khu vực tiểu bang của nước Úc. Sau đây là những thông tin chi tiết về luật đối với cần sa và gai dầu dùng trong y tế và giải trí ở […]

    Đọc thêm
    Phong van bac si Ondrej Slama chuyen khoa ung buou va cham soc giam nhe ve tiem nang su dung can sa y te trong dieu tri ung thu
    # Bài dịch

    Phỏng vấn bác sĩ Ondřej Sláma chuyên khoa ung bướu và chăm sóc giảm nhẹ về tiềm năng sử dụng cần sa y tế trong điều trị ung thư

    Bác sĩ Ondřej Sláma là trưởng khoa cấp cứu chăm sóc giảm nhẹ tại viện ung bướu Masarykov – cơ sở lớn nhất điều trị ung thư tại Cộng hòa Séc. Ông thường sử dụng cần sa trị liệu trong quá trình chăm sóc những bệnh nhân mắc bệnh nan y. Ông là một trong những người tiên phong việc ứng dụng cần sa trong điều trị giảm đau và điều trị ung thư tại Cộng hoà Séc.

    Đọc thêm
    Chat Messenger