Trầm cảm và tác dụng điều trị của cần sa

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh trầm cảm có liên quan đến việc sử dụng cần sa liên tục trong một thời gian dài (vài lần mỗi ngày trong thời gian vài năm). Vấn đề vẫn gây nhiều tranh cãi. Một nghiên cứu hiện nay tại Úc đã đánh giá dựa trên trên hàng ngàn người sử dụng cần sa và kết luận tỷ lệ trầm cảm ở đối tượng này ở mức độ bình thường – sau khi đã tính đến những yếu tố khác như sử dụng rượu, giới tính, bệnh tật v.v…

Trầm cảm trên thực tế là một loạt những rối loạn thần kinh. Ở Mỹ, có khoảng gần 18 triệu người mắc chứng bệnh này. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm gấp đôi nam giới. Các mức độ rối loạn trầm cảm có thể biến thiên từ rất nhẹ cho đến rất nặng. Trầm cảm có thể xảy ra theo chu kỳ, có thể mang tính chất ngắn hạn hay mãn tính. Hiện nay, trầm cảm là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm/mất khả năng hoạt động tại Mỹ, gây thiệt hại 47 tỉ đô-la mỗi năm cho đất nước này do mất năng suất lao động và phải thanh toán các loại chi phí y tế. Trầm cảm là một chứng bệnh trầm trọng có khả năng dẫn đến những biến chứng thể chất.

Trầm cảm có thể biểu hiện theo nhiều dạng khác nhau khác nhau: rối loạn trầm cảm nặng, rối loạn trầm cảm dai dẳng (một dạng nhẹ hơn của rối loạn trầm cảm nặng), hoặc rối loạn lưỡng cực (một dạng trầm cảm có tính chất chu kỳ xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế).

Một số yếu tố dẫn đến trầm cảm bao gồm:

1. Yếu tố sinh học: Trầm cảm thường bắt nguồn từ sự mất cân bằng hóa học của các chất dẫn truyền thần kinh và/hoặc của một số loại tế bào não nhất định. Các rối loạn hoóc-môn như hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) cũng có ảnh hưởng hay kích hoạt trầm cảm. Trầm cảm có thể có liên hệ với những sự kiện sinh lý trọng đại (trầm cảm sau sinh hoặc mãn kinh).

2. Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu trên các cặp song sinh chỉ ra rằng bệnh trầm cảm thường xảy ra theo nhóm trong các gia đình. Tuy chưa phân lập được một gene “trầm cảm” nào, nhưng các nhà khoa học cho rằng có khả năng tồn tại một nhóm gene tương đối nhỏ liên quan đến chứng bệnh này.

3. Yếu tố xã hội: Mất việc làm, thay đổi vị thế, chuyển nhà, ly dị,…và nhiều nguyên nhân gây căng thẳng khác trong đời sống. Hoạt động kích thích mãn tính và quá mức của trục đồi tuyến yên thượng thận (trục HPA – nơi phản ứng đầu tiên với mọi dạng stress) cũng được cho là một nguyên nhân dẫn đến trầm cảm.

4. Suy giảm chức năng hoạt động và bệnh tật mãn tính: Trầm cảm xảy ra ở đa số những bệnh nhân mắc bệnh trong thời gian dài hay những người bị suy giảm chức năng hoạt động. Trong trường hợp bị chẩn đoán những căn bệnh hiểm nghèo, chẳng hạn như ung thư, chứng trầm cảm cũng có thể phát tác.

5. Khi có người thân (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp) qua đời.

6. Thuốc điều trị: Rất nhiều các loại thuốc được kê đơn phổ biến có tác dụng phụ là gây ra trầm cảm. Một số thuốc an thần nhất định như Benzodiazapams có thể gây trầm cảm, hoặc làm cho bệnh lý trầm trọng hơn.

7. Yếu tố chuyển mùa: Trầm cảm theo mùa đôi khi được ghi nhận trong những trường hợp mà các chu kỳ trầm cảm có liên quan đến thời tiết mùa đông hay khung cảnh u ám.

8. Lạm dụng rượu bia và các chất kích thích khác: Tỉ lệ trầm cảm ở người lạm dụng chất cao hơn 3 lần so với người bình thường. Nhiều người cho rằng việc sử dụng các chất gây nghiện là một cách để thoát khỏi trầm cảm, song các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chính việc lạm dụng chất trong thời gian dài lại dẫn đến các thay đổi trong não bộ và trầm cảm.

Liệu pháp điều trị phổ biến nhất là các loại thuốc kê toa đơn chất có tên gọi là “Thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin” (SSIR). Prozac, Zoloft, Paxil là các loại thuốc thuộc dạng này. Thông thường, từ 1-4 tuần sau khi sử dụng, chúng bắt đầu có tác dụng. Những tác dụng phụ của SSIR thường gặp là mất ngủ, rối loạn hoạt động tình dục, kích động tâm thần. Các dạng thuốc thế hệ trước có tên gọi là thuốc chống trầm cảm 3 vòng (như Elavil) vẫn đang được sử dụng mặc dù các tác dụng phụ của chúng nhiều hơn và nghiêm trọng hơn so với các thuốc SSRI..

Một dòng thuốc hai đỉnh (bimodal) chứa biệt dược Serzone gần đây đã được giới thiệu, hoạt động trên cả 2 chất dẫn truyền thần kinh serotonin và dopamine. Một số thuốc trong dòng như Serzone và Paxil được sử dụng để điều trị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và các rối loạn hoảng sợ.

Người bệnh trầm cảm theo mức độ nhẹ đến trung bình có thể được điều trị bằng phương pháp tâm lý trị liệu hay liệu pháp nhận thức-hành vi. Thông thường,  việc kết hợp liệu pháp nhận thức-hành vi và dùng thuốc thời gian ngắn là đủ để giúp giải tỏa trầm cảm mức độ trung bình.

Trầm cảm ở các thể nặng với những triệu chứng loạn thần đôi khi cũng có hồi đáp với liệu pháp co giật điện (ECT) cải tiến trong thời hiện đại. Tuy nhiên, những tài liệu về cách áp dụng tàn bạo liệu pháp ECT trong quá khứ đã gây nên những trở ngại trong hoạt động sử dụng và phân tích đối với liệu pháp gây nhiều tranh cãi này.

Các rối loạn lưỡng cực thường được điều trị bằng liti cacbonat (Li2CO3), còn được gọi là “chất ổn định tâm trạng.” Liti có thể giảm bớt các chu kì hưng-trầm cảm song cần phải được tiến hành rất thận trọng  bởi loại muối kim loại này có độc tính cao, gây ra các hiệu ứng phụ như: buồn nôn, ói mửa, và run rẩy. Bệnh nhân trải qua trị liệu liti cần phải kiểm tra máu thường xuyên để đảm bảo duy trì chỉ số máu. Gần đây, các loại thuốc chống động kinh như Valproate hay Neurotine đã được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với với liti. Các loại thuốc này tuy hiệu quả nhưng có thể gây trì trệ tâm thần. Cả lilti lẫn các loại thuốc chống động kinh này dường như đều không có tác dụng với các triệu chứng đi kèm với chu kỳ trầm cảm/ức chế của chứng rối loạn lưỡng cực. Bác sĩ thường tránh sử dụng SSIR và thuốc chống trầm cảm 3 vòng do lo sợ chúng sẽ làm các triệu chứng hưng-trầm cảm trầm trọng hơn. Khi các chu kì hưng-trầm cảm đi kèm các ảo giác loạn thần, một loại thuốc chống loạn thần sẽ được bổ sung. Các loại thuốc chống lo âu thuộc dòng Benzodiazapam có thể được bổ sung trong trường hợp kích động tâm thần là một triệu chứng nổi bật. Quản lý thuốc điều trị chứng rối loạn lưỡng cực là một công việc rất phức tạp và đầy rủi ro.

Trước khi đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh trầm cảm, chúng ta nên nhớ rằng có nhiều nghiên cứu lâm sàng hiện nay đã được tài trợ phần lớn hoặc toàn phần bởi các ông lớn trong ngành công nghiệp dược phẩm.

Các triệu chứng của chứng trầm cảm bao gồm:

-Buồn bã trong một thời gian dài. Rất dễ khóc.
-Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
-Mất cảm giác thèm ăn hoặc ăn quá nhiều.
-Rối loạn hoạt động tình dục.
-Mất cảm giác hài lòng trong các hoạt động thông thường.
-Cảm giác tuyệt vọng và sụp đổ.
-Cảm giác tự ti, thấy có lỗi hay ghét bản thân.
-Có ý nghĩ tự hành hạ bản thân hay tự sát.
-Thiếu sinh khí vô căn
-Đau mãn tính, điều trị không tiến triển.
-Cáu gắt, bất an.
-Khó tập trung.

Những triệu chứng kể trên có thể xuất hiện trong chu kỳ trầm cảm của chứng rối loạn lưỡng cực. Trong khi đó, những biểu hiện của chu kỳ hưng cảm có thể mang những đặc điểm sau:

-Dễ phấn khích.
-Suy nghĩ rất nhanh.
-Giảm nhu cầu ngủ.
-Có xu hướng tự thổi phồng bản thân, kiêu ngạo và có những ảo tưởng về bản thân.
-Tính khí cáu kỉnh.
-Hiếu động.

Chỉ cần xuất hiện một vài trong số những triệu chứng vừa nêu cũng đủ để xem đó là dấu hiệu của chứng trầm cảm “lâm sàng” nếu chúng kéo dài hơn vài tuần lễ và không có dấu hiệu thuyên giảm. Chứng trầm cảm lâm sàng hiếm khi được cải thiện nếu không có can thiệp bằng thuốc và một cách kết điều trị nào đó.

Những cơn bốc đồng hay tư tưởng tự tử luôn cần được chú ý một cách nghiêm túc.  Quan điểm “những người muốn tự sát không bao giờ muốn tiết lộ điều đó cho mọi người” hay “những người nói muốn tự tử đơn giản là đang muốn gây chú ý” tưởng là đúng, nhưng thật ra hoàn toàn sai. Những bệnh nhân trầm cảm ở mức rất nặng thường chán nản đến nỗi không đủ sức để thực hiện chính hành động tự tử. Chính vì vậy mà giai đoạn điều trị ban đầu khi triệu chứng trầm cảm (rất nặng) được cải thiện hơn chính là khoảng thời gian rất nguy hiểm: các bệnh nhân vốn có kế hoạch và phương tiện từ trước rất có khả năng sẽ tìm cách để thực sự gây hại cho bản thân. Cứ 8 bệnh nhân điều trị trầm cảm tại viện thì có một bệnh nhân tự sát.

Một tin vui là có rất nhiều báo cáo từ những bệnh nhân bị chứng rối loạn lưỡng cực nói rằng tình trạng bệnh của họ đã thuyên giảm rất nhiều khi họ được điều trị bổ sung với cần sa y tế. Trong khi một số chuyên gia về sức khỏe tâm thần lo ngại cần sa sẽ làm trầm trọng hơn giai đoạn hưng cảm của người bệnh, hầu hết những người bệnh đã thử sử dụng cần sa lại thấy tần suất chu kì trầm cảm-hưng cảm giảm bớt, đồng thời tâm trạng tổng thể được cải thiện đáng kể.
Lượng thời gian của chu kỳ hưng cảm và chu kỳ trầm cảm của bệnh nhân rối loạn lưỡng cực có thể có sự khác biệt lớn. Người bệnh phải trải qua giai đoạn trầm cảm lâu dài dễ có khả năng nhận được những tác dụng điều trị từ cần sa nhiều hơn.

Bệnh nhân có thể sử dụng cần sa để chữa trị chứng lo âu liên quan đến bệnh trầm cảm. Cần sa có thể được dùng để điều trị chứng mất ngủ đôi khi đi kèm với trầm cảm và tạo cảm giác thèm ăn cho bệnh nhân. Giảm đau hiệu quả hơn nhờ cần sa cũng có thể giúp giảm bớt chứng trầm cảm do đau mãn tính. Tuy cần sa chưa được coi là một phương pháp điều trị chính thức đối với bệnh trầm cảm mức độ nặng, nó vẫn có thể được dùng để cải thiện tâm trạng của bệnh nhân khi được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ và kết hợp với các phép trị liệu khác, có thể có hoặc không có SSRI.

Sử dụng giống cần sa nào là thích hợp nhất để làm thuốc bổ trợ cho bệnh nhân trầm cảm vẫn đang được bàn luận. Vì mỗi bệnh nhân lại có biểu hiện hay triệu chứng khác nhau nên rất khó để quyết định đâu là giống cần sa tối ưu nhất. Thông thường giống cần sa trội Sativa có xu hướng gây vui vẻ, hưng phấn; còn giống trội về Indica có xu hướng thư giãn và an thần.

Thường thì trong việc sử dụng cần sa để điều trị chứng trầm cảm, bệnh nhân mới là những nguời có những quan điểm và ý kiến khách quan nhất để trả lời cho câu hỏi “liệu cần sa có phù hợp để điều trị các triệu chứng trầm cảm hay không?”. Một dược sĩ không có đủ kiến thức hay một bác sĩ có những suy nghĩ cổ hủ có thể nghĩ rằng việc sử dụng cần sa như việc lạm dụng chất gây nghiện – một khía cạnh liên quan tới chính chứng trầm cảm. Những bác sĩ  không đi theo những tư tưởng lối mòn cổ hủ (như Giáo sư Lester Grinspoon của Đại học Y dược Harvard) luôn đánh giá cao những mặt tích cực của phương pháp trị liệu bằng cần sa.

Có lẽ thước đo đáng tin cậy nhất về tính hiệu quả của cần sa trong việc chữa trị trầm cảm tùy thuộc vào việc những khía cạnh cụ thể trong khả năng hoạt động của bệnh nhân có được cải thiện hay không.  Đó là khả năng như tự chăm sóc được cho bản thân, học tập và làm việc; tương tác xã hội, giấc ngủ ngon, kỹ năng tư duy.

Nếu bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về chứng trầm cảm, hãy ghé thăm website của Đại học Y dược Harvard và InteliHealth: http://www.health.harvard.edu/

Tài liệu tham khảo về chứng trầm cảm: Medlineplus-Depression https://medlineplus.gov/depression.html

Nguồn: cannabisconnections

                                                                                                                                                                                                                                                 Tác giả: Tiến sĩ Jay R. Cavanaugh.

Dịch giả: jake21

Xem thêm: Câu chuyện cần sa y tế điều trị bệnh ung thư

Xem thêm: Góc nhìn mới về cannabis tại Việt Nam – HempToday Podcast

 

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC



    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    5.4
    # Các bệnh tật khác

    CBD và THC có tác dụng gì đối với các chức năng phổi? Dầu CBD cho bệnh hen suyễn

    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, các hợp chất trong gai dầu có khả năng điều trị bệnh hen suyễn và các lợi ích cũng như rủi ro có thể gặp phải đối với nhóm bệnh nhân này.    Một nghiên cứu có đối chứng năm 2006 với 1.200 người tham gia đã chứng minh […]

    Đọc thêm
    315017835 576425051152931 783091826119830038 n
    # Các bệnh tật khác

    CBD giúp cải thiện trầm cảm như thế nào?

    Trầm cảm là một rối loạn sức khỏe tâm thần phổ biến, tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, hạnh phúc và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân trầm cảm. Các triệu chứng rất đa dạng, từ tâm trạng chán nản, ít quan tâm đến các hoạt động hàng ngày, rối loạn […]

    Đọc thêm
    Sử dụng dầu CBD cho vận dộng viên thể thao 1
    # Các bệnh tật khác

    Sử dụng dầu CBD cho vận động viên thể thao: Nên hay không?

    Gần đây, CBD nhận được nhiều sự quan tâm như một phương pháp tiếp cận tiềm năng cho các vận động viên nhờ khả năng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ cải thiện tốc độ phục hồi vết thương, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm đau và chống lo âu. Trong […]

    Đọc thêm
    Chat Messenger