Cannabidiol là một phương thức hỗ trợ điều trị tâm thần phân liệt

Cannabidiol là một phương thức hỗ trợ điều trị tâm thần phân liệt
Cannabidiol là một phương thức hỗ trợ điều trị tâm thần phân liệt

Cannabidiol là một phương thức hỗ trợ điều trị tâm thần phân liệt. Cần sa là một loài thực vật với hơn 100 loại hợp chất cannabinoid khác nhau. Hợp chất gây hiệu ứng tâm lý chính là 9 –tetrahydrocannabinol (THC), nó kích hoạt những thụ thể cannabinoid và gây ra hiệu ứng “high”.

Cannabidiol (CBD) là một cannabinoid khác, đã và đang thu hút nhiều sự chú ý gần đây. Không giống như THC, CBD không liên kết với những thụ thể cannabinoid và thể hiện những hiệu ứng khác, đôi khi ngược với THC.


Gần đây, đã có hơn 100 thử nghiệm lâm sàng được đăng ký trên trang web ClinicalTrials.gov về những tiềm năng trị liệu của CBD.

FDA đã phê duyệt loại thuốc đầu tiên có nguồn gốc từ cần sa, Epidiolex (một dung dịch uống nguyên chất CBD) để điều trị những cơn co giật liên quan đến hội chứng Lennox – Gastaut và hội chứng Dravet ở những bệnh nhân từ 2 tuổi trở lên.


Và DEA đã liệt kê Epidiolex vào mục V của Đạo luật về những chất bị kiểm soát (CSA), giới hạn sử dụng. Mặc dù Epidiolex chỉ được sử dụng cho những chứng rối loạn động kinh hiếm gặp như trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho sử dụng trong một vài tình trạng đặc biệt, dựa trên chuẩn đoán và định hướng điều trị của riêng họ.

Tuy nhiên cũng nên lưu ý rằng, dạng CBD duy nhất được phê duyệt là Epidiolex, những chỉ định sử dụng CBD dưới những dạng khác không được công nhận.

Bằng chứng về cannabidiol

Mối liên hệ giữa việc sử dụng cần sa và những rối loạn tâm thần được biết đến nhiều trong những nghiên cứu dịch tễ học, và một mối quan hệ giữa liều lượng – đáp ứng đã được báo cáo liên tục với tỷ lệ chênh lệch là 3,90 ( 95%CI, 2.84 đến 5.34) về nguy cơ mắc tâm thần phân liệt ở những người nghiện cần sa nặng.

Tuy nhiên, sử dụng giống cần sa giàu CBD lại ít liên quan đến những hội chứng tâm lý hơn. Trong khi THC gây ra những triệu chứng tâm lý cấp tính ở những tình nguyện viên khỏe mạnh, sử dụng CBD trước đó có thể làm giảm những hội chứng THC gây ra bao gồm kém nhận thức.

Những lợi ích tiềm năng của CBD đối với nhận thức ở bệnh nhân tâm thần phân liệt có tầm quan trọng đặc biệt, bởi vì triệu chứng kém nhận thức xuất hiện ở 75% – 85% bệnh nhân tâm thần phân liệt, thường xuất hiện trước những triệu chứng khác và đáp ứng rất kém với những liệu pháp điều trị dược lý hiện tại.

Trường hợp đầu tiên sử dụng CBD như một loại thuốc chống loạn thần được công bố bởi Zuardi và các cộng sự của ông. Trong nghiên cứu này, một bệnh nhân nữ 19 tuổi với căn bệnh tâm thần phân liệt được điều trị với CBD với liều lượng lên đến 1500mg mỗi ngày trong vòng 4 tuần, và kết quả là những triệu chứng loạn thần cấp tính đã được cải thiện.

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2006 đã xem xét hiệu quả của CBD khi sử dụng đơn lẻ để điều trị trên 3 bệnh nhân tâm thần phân liệt kháng các liệu pháp điều trị và có một bệnh nhân có được những cải thiện tích cực.

Một nghiên cứu về hiệu quả chống loạn thần của CBD được thực hiện sau đó (với liều lượng khoảng 400mg/ngày) trên 6 bệnh nhân Parkinson và cũng ghi nhận được những hiệu quả tích cực trong suốt 4 tuần điều trị.

Kể từ đó, đặc tính chống loạn thần của CBD được tập trung nghiên cứu trong 3 thử nghiệm lâm sàng.

Vào năm 2012, Leweke và cộng sự của ông đã công bố một thử nghiệm mù đôi lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên đầu tiên về hiệu quả của CBD (600 – 800mg/ ngày trong vòng 4 tuần) so với Amisulpride trong việc điều trị triệu chứng loạn thần ở bệnh nhân tâm thần phân liệt (N=42).

Nghiên cứu kết luận rằng CBD có hiệu quả tương đương với Amisulpride trong điều trị triệu chứng chống loạn thần và có ít tác dụng phụ hơn, bao gồm cải thiện các triệu chứng ngoại tháp và tăng cân.

Hơn nữa gần đây, hiệu quả của CBD đối với triệu chứng loạn thần cũng được khám phá trong 2 thử nghiệm mù đôi lâm sàng đối chứng giả dược ngẫu nhiên. McGuire và cộng sự của ông đã sử dụng CBD như một loại thuốc điều trị hỗ trợ cho triệu chứng loạn thần ở những bệnh nhân tâm thần phân liệt hoặc những rối loạn tâm thần không liên quan đến cảm xúc.

Những người tham gia (N=88) được cho sử dụng 1000mg CBD mỗi ngày (chia làm 2 lần) hoặc giả dược kèm theo những loại thuốc chống loạn thần họ đang sử dụng (sử dụng liên tục không thay đổi trong suốt nghiên cứu) trong vòng 6 tuần.

So với nhóm sử dụng giả dược, những người sử dụng CBD có những cải thiện tích cực hơn trong suốt quá trình điều trị. Sự cải thiện trị số trung bình PANSS là 3,2 (DS 2,60) ở nhóm CBD so với 1,7 (SD 2,76) trong nhóm giả dược.

Hơn nữa, kết thúc quá trình điều trị, những bệnh nhân trong nhóm sử dụng CBD cũng có những cải thiện về thang số CGI-I so với nhóm giả dược ( lần lượt là 78,6% và 54,6%).
Những bệnh nhân sử dụng CBD cũng có sự cải thiện trong hoạt động nhận thức và tốc độ hoạt động so với trước kia.

Trong một nghiên cứu tương tự, Boggs và cộng sự của mình đã điều tra hiệu quả điều trị hỗ trợ của CBD, bằng cách cho sử dụng 600mg CBD hàng ngày (chia làm 2 lần) với nhóm sử dụng giả dược trong 6 tuần trong một thử nghiệm mù đôi lâm sàng đối chứng giả dược ngẫu nhiên với những bệnh nhân tâm thần phân liệt mãn tính (N=36).

Tuy nhiên, kết quả cho thấy không có sự khác biệt quá lớn giữa việc sử dụng CBD và giả dược trên những bệnh nhân tâm thần phân liệt.

Cơ chế hoạt động

Cơ chế hoạt động của CBD để tạo ra hiệu quả chống loạn thần vẫn chưa được tìm hiểu. Không giống những loại thuốc chống loạn thần khác, CBD không tác động lên những tế bào thần kinh dopaminergic, và không giống như THC, nó không liên kết với những thụ thể cannabinoid.

Tuy nhiên, CBD được báo cáo có thể làm tăng lượng CSF của anandamide, một trong những phối tử chính của hệ thống endocannabinoid, bằng cách phá hủy enzyme phân giải chúng, thủy phân acid béo, hoặc cạnh tranh với những chất vận chuyển nội bào anandamide.

Thật thú vị khi phát hiện rằng hàm lượng anandamide tỷ lệ nghịch với mức độ nghiêm trọng của triệu chứng loạn thần, trong khi đó cũng ghi nhận được hàm lượng anandamide tăng ở những bệnh nhân sử dụng CBD liên quan đến những cải thiện trên lâm sàng.

Điều đó cho thấy rằng CBD có thể góp phần cải thiện tình trạng loạn thần bằng cách làm tăng hàm lượng anandamide. Tuy nhiên, cũng rất cần thêm những nghiên cứu khác để khẳng định điều này.

Những liệu pháp dược lý điều trị tâm thần phân liệt gần đây chỉ mang lại hiệu quả chủ yếu lên những triệu chứng loạn thần (triệu chứng dương tính).

Điều đó khiến những nhà nghiên cứu luôn muốn tìm ra một phương pháp điều trị mới và hệ thống endocannabinoid là một trong những mục tiêu mới nhất. Trải qua nhiều thế kỷ, ngày càng có nhiều những bằng chứng cho thấy sự tồn tại bất thường của hệ thống endocannabinoid trong bệnh tâm thần phân liệt.

Tuy nhiên, những nghiên cứu về tiềm năng điều trị của CBD vẫn chưa đi đến kết luận và tìm ra được cơ chế hoạt động thật sự của nó. Sự khác biệt trong kết quả điều trị có thể liên quan đến liều lượng CBD, tình trạng loạn thần hoặc nằm ở tính chất không đồng nhất của căn bệnh này.

Kết luận

Ngoài những tiềm năng điều trị của CBD, nó cũng có thể điều trị một số bệnh lý tâm thần liên quan đến việc sử dụng cần sa với mục đích giải trí ở những người dễ bị tổn thương.

Cần sa vẫn còn là một loại thuốc bất hợp pháp được sử dụng phổ biến nhất ở Mỹ và với việc hợp pháp hóa lan rộng cho các mục đích y tế và giải trí, tỷ lệ người dân nhận thấy rủi ro liên quan đến việc sử dụng cần sa ngày càng thấp hơn. Đồng thời, tỷ lệ CBD-THC giảm dần trong cần sa từ 1:14 năm 1995 đến 1:80 năm 2014.

Khi thảo luận về việc sử dụng thuốc có nguồn gốc từ cần sa, điều quan trọng là phải phân biệt được CBD và THC, với các tác dụng có lợi tiềm năng của nó, và các tác dụng phụ gây tranh cãi, đặc biệt đối với những rối loạn tâm thần.

>>>>> Đọc thêm các bài viết về cần sa y tế

Nguồn tham khảo:

1. US Food and Drug Administration. FDA Approves First Drug Comprised of an Active Ingredient Derived From M arijuana to Treat Rare, Severe Forms of Epilepsy. 2018. https://www.fda.gov/newsevents/newsroom/pressannouncements/ucm611046.htm. Accessed February 7, 2019.

2. US Drug Enforcement Administration. FDA-Approved Drug Epidiolex Placed in Schedule V of Controlled Substance Act. 2018. https://www.dea.gov/press-releases/2018/09/27/fda-approved-drug-epidiolex-placed-schedule-v-controlled-substance-act. Accessed February 7, 2019.

3. Marconi A, DiForti M, Lewis CM, et al. Meta-analysis of the association between the level of cannabis use and risk of psychosisSchizophr Bull. 2016;42:1262-1269

4. Schubart CD, Sommer IE, van Gastel WA, et al. Cannabis with high cannabidiol content is associated with fewer psychotic experiencesSchizophr Res. 2011;130:216-221.

5. Martin-Santos R, Crippa JA, Batalla A, et al. Acute effects of a single, oral dose of d9-tetrahydrocannabinol (THC) and cannabidiol (CBD) administration in healthy volunteers. Curr Pharm Des. 2012;18:4966-4979.

6. Englund A, Morrison PD, Nottage J, et al. Cannabidiol inhibits THC-elicited paranoid symptoms and hippoc ampal-dependent memory impairment. J Psychopharmacol. 2013;27:19-27.

7. Bhattacha ryya S, Morrison PD, Fusar-Poli P, et al. Opposite effects of delta-9-tetrahydrocannabinol and cannabidiol on human brain function and psychopathology. Neuropsychopharmacology. 2010;35:764-774.

8. Zuardi AW, Morais SL, Guimaraes FS, Mechoulam R. Antipsychotic effect of cannabidiolJ Clin Psychiatry. 1995;56:485-486.

9. Zuardi AW, Hallak JE, Dursun SM, et al. Cannabidiol monotherapy for treatment-resistant schizophreniaJ Psychopharmacol. 2006;20:683-686.

10. Zuardi AW, Cripp JA, Hallak JE, et al. Cannabidiol for the treatment of psychosis in Parkinson diseaseJ Psychopharmacol. 2009;23:979-983.

11. Leweke FM, Piomelli D, Pahlisch F, et al. Cannabidiol enhances anandamide signaling and alleviates psychotic symptoms of schizophrenia. Transl Psychiatry. 2012;2:e94.

12. McGuire P, Robson P, Cubala WJ, et al. Cannabidiol (CBD) as an adjunctive therapy in schizophrenia: a multicenter randomized controlled trialAm J Psychiatry. 2018;175;223-231.

13. Boggs DL, Suit T, Gupta A, et al. The effects of cannabidiol (CBD) on cognition and symptoms in outpatients with chronic schizophrenia: a randomized placebo controlled trialPsychopharmacology (Berl). 2018;235:1923-1932.

14. Fakhoury M. Role of the endocannabinoid system in the pathophysiology of schizophrenia. Mol Neurobiol. 2017;54:768-778.

Dịch giả: Lương Hảo
Nguồn: Psychiatric Times | Cannabidiol as an Adjunctive Treatment for Schizophrenia

 

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC



    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    Top 5 san pham CBD ma ban can biet
    # Cannabidiol CBD

    Top 5 sản phẩm CBD mà bạn cần biết

    CBD (Cannabidiol) đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Dưới đây là một số sản phẩm CBD mà bạn cần biết.

    Đọc thêm
    AdobeStock 217932642
    # Cannabidiol CBD

    Thông tin về CBD dành cho bệnh nhân

    Cannabidiol (CBD) là một trong hơn 100 loại cannabinoid tự nhiên được tìm thấy trong cây cần sa và cây gai dầu. Cannabis là tên gọi chung cho cả cần sa và gai dầu. Trên thế giới, có hàng nghìn giống cây cannabis, được phân biệt với cái tên “cây gai dầu” (Hemp) cho các giống có hàm lượng THC nhỏ hơn 0.3%, và “cần sa” (Marijuana) cho các giống có hàm lượng THC lớn hơn 0.3%.

    Đọc thêm
    CBD và máu
    # Cannabidiol CBD

    CBD và máu

    Các nghiên cứu này cùng nhau cho thấy rằng CBD ảnh hưởng đến cả sự sống sót và cái chết của các tế bào bạch cầu, sự di chuyển của bạch cầu và sự kết tập tiểu cầu, có thể là cơ sở cho khả năng của CBD trong việc trì hoãn hoặc ngăn ngừa sự phát triển của các rối loạn tim mạch.

    Đọc thêm
    Chat Messenger