11 định kiến sai lầm về cần sa thường thấy tại Việt Nam

1. Cần sa và thuốc phiện giống nhau:

morphine

Mình xin khẳng định, có quá nửa (không muốn nói là hầu hết) người dân Việt Nam không phân biệt nổi cần sa và thuốc phiện. Thậm chí, nhiều người còn không biết cần sa là một loại cây. Mình không nói đến những người không có học thức cao, mà kể cả các bác sĩ, nhà khoa học, nhà báo… nhiều người vẫn mang sự nhầm lẫn “nực cười” này.

Thậm chí, trong một phóng sự của VTV, họ trích lời Bộ Y Tế nói rằng :”Morphine được chiết xuất từ cần sa”! Thật không thể tin nổi! Khi những bộ óc đứng đầu đất nước lại có kiến thức “khủng” tới vậy.

Không, cần sa và thuốc phiện tuy đều là các loài thực vật nhưng lại khác hoàn toàn nhau! Làm ơn, hãy google đi!

2. Cần sa dẫn tới cái chết:

01

Cần sa là ma túy, ma túy dẫn tới cái chết. Vậy nên cần sa dẫn tới cái chết!

Tư duy bắc cầu như vậy xem chừng hợp lý đấy. Họ tưởng tượng những người dung cần sa như những con nghiện ma túy hạng nặng, vật vã vì triệu chứng cai thuốc và chết dần chết mòn khi cơ thể bị hủy hoại.

Nhưng mà sai lầm! Cần sa không dẫn bạn tới cái chết. Bạn có thể ngộ độc Heroin, ngộ độc rượu, thuốc giảm đau, thuốc ngủ… và chết một cách nhanh chóng. Nhưng với cần sa thì không! Các nhà khoa học ước tính phải sử dụng một lượng cần sa là 680 Kg trong vòng 15 phút mới có thể giúp bạn tự tử thành công! Và với dạng cần sa mạnh nhất, RSO, quy đổi ra thành 68kg. Điều đó là hoàn toàn không thể! Thật vậy, tài liệu y khoa hàng ngàn năm nay chưa từng ghi nhận ca tử vong vì cần sa nào!

Nghiên cứu gần đây cũng không thể liên hệ được việc sử dụng cần sa lâu dài với sự suy giảm nghiêm trọng về sức khỏe, ngoại trừ … bệnh răng miệng! Không hề ung thư, không hề đột quỵ, nhưng bạn chỉ phải đánh răng thường xuyên hơn mà thôi.

3. Cần sa là chất gây nghiện mạnh:

NIDAs 9 Percent Cannabis Addiction Rate is 98 Percent BS Weedist 640x443

Không hề! Chỉ 9% những người sử dụng cần sa có dấu hiệu của sự phụ thuộc. Đây là một tỉ lệ rất thấp, so với thuốc lá (32%), Heroin (23%), Cocaine (17%) và ngang bằng với cà phê.

Cần sa cũng không gây nên những triệu chứng cai vật vã như Heroin. Sự phụ thuộc về cần sa là nhẹ, chỉ dừng ở mức độ phụ thuộc tâm lý. Bạn sẽ có thể thấy giảm ngon miệng, rối loạn giấc ngủ, khó tính hơn khi ngưng sử dụng cần sa và các triệu chứng này sẽ tự hết sau 1-2 tuần mà không phải điều trị gì cả.

Thậm chí, đã có nhiều người sử dụng cần sa y tế cho mục đích cai nghiện, thay cho ma túy, rượu và thuốc giảm đau kê đơn một cách hiệu quả hơn bất kỳ liệu pháp cai nghiện nào khác!

4. Cần sa là cánh cửa dẫn tới các loại ma túy khác

Mọi người tư duy rằng phần lớn những người nghiện ma túy đều sử dụng cần sa đầu tiên. Đúng là vậy, nhưng trước cần sa, họ ắt hẳn cũng phải sử dụng rượu, hay thuốc lá? Vậy rượu có phải là con đường dẫn tới ma túy? Hay là sữa mẹ, vì hầu như người nghiện ma túy nào ngày bé cũng từng được bú sữa mẹ mà? Họ thường sử dụng cần sa đầu tiên là bởi vì đó là loại chất cấm dễ có được nhất, ít gây hại nhất và những tay buôn ma túy thì thường có bán cả các loại ma túy khác nữa cùng với cần sa.

Cần sa không phải là cánh cửa dẫn tới các loại ma túy hạng nặng. Cánh cửa dẫn tới các loại ma túy chính là sự thiếu kiến thức, thiếu sự quan tâm, yêu thương, thiếu sự giáo dục của gia đình và xã hội, đồng thời nguyên nhân cũng do các “lệnh cấm vớ vẩn”! Lệnh cấm mới chính là thứ phản tác dụng. Nó khiến cho con người ta “tò mò”, khiến cho các thị trường chợ đen phát triển. Cùng với đó là sự thiếu kiến thức về các loại chất kích thích. Mình xin hỏi các bạn đang đọc bài này một câu: “Nếu con bạn mang ma túy về nhà, bạn có thật sự nhận ra đó là ma túy?”

5. Hút cần sa gây ung thư phổi

Hút thuốc lá gây ung thư phổi. Đây là điều ai cũng biết. Tuy nhiên đối với cần sa thì sao?

Các nhà khoa học vẫn chưa tìm được sự thống nhất về việc sử dụng cần sa có liên hệ với ung thư phổi hay không. Một vài nghiên cứu nói rằng có, một vài nghiên cứu lại chỉ ra rằng không.

Khói cần sa mặc dù cũng chứa các thành phần gây ung thư tương tự như khói thuốc lá, thậm chí nhiều hơn, tuy nhiên nó cũng đồng thời chứa các hoạt chất kháng ung thư cực mạnh, có tên là Cannabinoids, điển hình là THC và CBD. Có thể đã xuất hiện hiệu ứng bù trừ, khiến cho các nhà khoa học không thể quan sát được sự gia tăng nguy cơ ung thư so với những người không sử dụng cần sa.

Mặc dù vậy, hút cần sa nhiều có thể gây nên một số bệnh phổi như viêm đường hô hấp. Tuy nhiên, giờ đây mọi người đang dần chuyển qua sử dụng máy hóa hơi (vaporizers), thay cho cách hút cuốn điếu thông thường. Cách sử dụng này không tạo ra khói độc, không có chất gây ung thư, và không hề hại cho hệ hô hấp của bạn!

6. Cần sa chỉ để … hút

Không, để sử dụng cần sa, bạn có thể hóa hơi, ăn hoặc bôi ngoài da nữa. Mỗi cách dung đều có đặc trưng riêng và đem lại những lợi ích riêng.

Vậy nên, bạn yên tâm, các bệnh nhân sẽ không phải hút cần sa để chữa bệnh.

7. Cỏ Mỹ là một loại cần sa

Nếu bạn đã phân biệt được cần sa và thuốc phiện, thì bước tiếp theo là phân biệt cần sa và cỏ Mỹ. Cần sa tuy còn có tên gọi khác là “cỏ”, nhưng “cỏ Mỹ” lại không phải là một dạng cần sa cao cấp xuất xứ từ Mỹ gì cả! Nó thậm chí còn không hề có một chút thành phần nào từ cần sa, chỉ là các chất hóa học độc hại do con người tổng hợp và phun, xịt vào các loại lá cây mà thôi, lá gì cũng được! Cỏ Mỹ rất độc, nó có thể gây phá hủy bộ não của bạn, và khiến cho bạn nghiện nó không khác gì Heroin! Đã có rất nhiều trường hợp chết, hoặc hôn mê sau khi chỉ “thử một hơi” Cỏ Mỹ.

Và bạn có biết, trong khi cần sa bị cấm, thì cỏ Mỹ lại được hợp pháp! Và người ta không thể nào cấm hay kiểm soat được nó!

8. Lệnh cấm cần sa là đúng

“Nếu cần sa có lợi thì nhà nước cấm cần sa làm quái gì? Cái gì cũng có lý do của nó thôi!”

Đúng, lý do của nó là:

  • Phân biệt chủng tộc.
  • Nỗi sợ hãi.
  • Sự bảo vệ lợi tức.
  • Báo lá cải.
  • Không đủ trình độ và sự mục nát của cơ quan lập pháp.
  • Sự tiến bộ sự nghiệp cá nhân và sự tham lam.

Đó là các lý do cấm cần sa tại Mỹ. Còn ở Việt Nam? Việt Nam cấm vì các nước khác cấm! Có vậy thôi.

Còn nếu bạn vẫn thắc mắc, thì xin hãy tự hỏi them câu này: “Nếu lệnh cấm cần sa là đúng, vậy tại sao càng ngày càng có nhiều nơi gỡ bỏ lệnh cấm này đi?”. Cái gì cũng có lý do của nó thôi!

9. Cần sa trong y tế chỉ để giảm đau mà thôi

myth feature

Nhận định này cũng tới từ việc nhầm lẫn ban đầu giữa cần sa và thuốc phiện. Đúng là cần sa có tác dụng đặc biệt trong giảm đau. Nhưng nó KHÔNG CHỈ giảm đau. Cần sa tương tác với cơ thể qua một hệ thống phức tạp gọi là Endocannabinoid. Hệ thống này chi phối hầu hết các hoạt động “bên trong” của cơ thể, từ cảm xúc, giác quan, trí nhớ, miễn dịch, tư duy … cho tới cân bằng nội môi, chu kỳ tế bào, sinh sản, tang trưởng xương, hormone…

Hiện tại, cần sa y tế đã được chấp thuận dung cho bệnh nhân ung thư, động kinh, tiểu đường, HIV, tai biến, đa xơ cứng, Alzheimer, Parkinson, bại não, ALS, ADHD, PTSD, đau mạn tính, viêm gan B, viêm gan C, các bệnh ngoài da… và rất nhiều chứng bệnh khác nữa.

Quá nhiều, đúng không? Đúng vậy đó, hệ thống endocannabinoid là hệ thống lớn nhất, và quan trọng nhất của cơ thể. Tuy nhiên, hãy trách lệnh cấm cần sa đi, chính bởi vì nó mà giờ đây cần sa vẫn chưa được nghiên cứu một cách cẩn thận. Hệ thống này được đánh giá là có thể có vai trò trong “tất cả các bệnh” trên cơ thể con người. Trong tương lai, biết đâu sẽ có một loại thuốc “trị bách bệnh” ra đời, được làm từ cần sa?

Và mình xin trích dẫn lời Rick Simpson: “Tôi không nghĩ cần sa là là thuốc trường sinh bất lão, nhưng nếu một ngày nào đó con người tìm ra loại thuốc này, thì cần sa chắc chắn sẽ là thành phần chính trong đó!”

10. Sử dụng cần sa cho y tế phải có sự chỉ định của bác sĩ!

“Ngụy biện! Muốn dùng cần sa phải có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ và chỉ được dung cho mục đích y tế mà thôi!”

Không sai, nhưng cũng không chính xác vào thời điểm này. Các chuyên gia y tế tư vấn là cần thiết, tuy nhiên ở Việt Nam, liệu bạn có tìm được vị bác sĩ nào biết về cần sa y tế không? Thậm chí giới Y Dược còn đang loay hoay mãi chưa điều chế được dược phẩm hiệu quả nào từ cần sa! Lý do tại sao, mình xin trình bày vào một bài viết khác!

Không chỉ ở Việt Nam, thậm chỉ cả Mỹ, bác sĩ cũng không được học về cần sa đâu. Họ chỉ được học về tác hại của nó, coi nó là chất cấm, chấm hết. Họ mù tịt về những gì nó có thể làm được, những lợi ích y khoa của nó. Vậy nên, nếu muốn sử dụng cần sa y tế, thì hiện giờ chỉ có trông chờ vào sự tư vấn của … facebook. Một lần nữa, hãy trách lệnh cấm cần sa! Vì nó ngăn cản loài cây này được phép nghiên cứu, và chế tạo thành các loại thuốc có tiềm năng rất lớn cho sức khỏe con người!

11. Hợp pháp hóa cần sa thì sẽ “loạn”

Không, hợp pháp hóa sẽ chỉ loạn nếu như bỗng dung “bụp một phát” cần sa trở thành hợp pháp. Hợp pháp hóa cần sa không phải chỉ một sớm một chiều. Nó bao gồm rất nhiều giai đoạn, mà phải mất một thời gian dài, làm các công tác giáo dục, kiểm soát, tư vấn và làm luật theo kèm.

Hợp pháp hóa bước đầu cũng không thể hợp pháp hóa hoàn toàn. Sẽ có những giới hạn nhất định cho những người muốn sử dụng cần sa. Ví dụ như giới hạn về tuổi, giới hạn về lượng cần sa được sở hữu hay giới hạn về các cá nhân được phép sử dụng (bệnh nhân, nhà nghiên cứu…).

Hợp pháp hóa cần sa là một bước đi mà mình đánh giá rất cần thiết, thậm chí là thiết yếu cho vận mệnh và sự phát triển của đất nước! Cả cần sa, và cả cây gai dầu. Chúng sẽ là giải pháp cho đủ loại vấn đề xã hội, như môi trường, kinh tế, nông nghiệp, sức khỏe, công nghiệp, năng lượng …

Thị trường cần sa đang ngày một phát triển và giờ (năm 2016) dự kiến sẽ đạt 6.7 tỷ đô la toàn cầu! Các quốc gia lân cận như Thái Lan, Philippines, Singapore, Nhật Bản … đã bắt đầu có những bước chuyển biến đầu tiên, và mình thì không hề muốn đất nước thân yêu của chúng ta trở thành như “trâu chậm uống nước đục” một chút nào!

Tác giả: Kuling

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC



    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    10 dieu du khach can biet ve can sa o Thai Lan
    # Cần Sa Y Tế

    10 điều du khách cần biết về cần sa ở Thái Lan

    10 điều du khách cần biết về cần sa ở Thái Lan. Việc trồng cần sa là hợp pháp nhưng phải đăng ký vào ứng dụng “PLOOK GANJA” của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm hoặc thông qua trang web của chính phủ.

    Đọc thêm
    Luat ve luu tru cung cap san xuat va mua ban gai dau va Can sa voi muc dich y te va giai tri theo tung tieu bang o Uc
    # Bài dịch

    Luật về lưu trữ, cung cấp, sản xuất và mua bán gai dầu và cần sa với mục đích y tế và giải trí theo từng tiểu bang ở Úc (cập nhật năm 2023)

    Luật về trồng trọt và sử dụng gai dầu, cần sa trong y tế và giải trí được quy định khác nhau tuỳ khu vực tiểu bang của nước Úc. Sau đây là những thông tin chi tiết về luật đối với cần sa và gai dầu dùng trong y tế và giải trí ở […]

    Đọc thêm
    Phong van bac si Ondrej Slama chuyen khoa ung buou va cham soc giam nhe ve tiem nang su dung can sa y te trong dieu tri ung thu
    # Bài dịch

    Phỏng vấn bác sĩ Ondřej Sláma chuyên khoa ung bướu và chăm sóc giảm nhẹ về tiềm năng sử dụng cần sa y tế trong điều trị ung thư

    Bác sĩ Ondřej Sláma là trưởng khoa cấp cứu chăm sóc giảm nhẹ tại viện ung bướu Masarykov – cơ sở lớn nhất điều trị ung thư tại Cộng hòa Séc. Ông thường sử dụng cần sa trị liệu trong quá trình chăm sóc những bệnh nhân mắc bệnh nan y. Ông là một trong những người tiên phong việc ứng dụng cần sa trong điều trị giảm đau và điều trị ung thư tại Cộng hoà Séc.

    Đọc thêm
    Chat Messenger