Giấc ngủ cần thiết cho sức khỏe của con người. Trung bình, người ở độ tuổi trưởng thành cần ngủ 7-8 giờ mỗi ngày để đảm bảo cơ thể được tỉnh táo, khoẻ mạnh. Trên thực tế, phần lớn mọi người đều không ngủ đủ thời gian cần tiết. Ngủ đủ giấc giúp chúng ta ghi nhớ tốt hơn, tăng cường miễn dịch, điều chỉnh quá trình trao đổi chất, ổn định huyết áp và lượng đường trong máu,.. Tất cả các quá trình trên, đều được kiểm soát bởi hệ thống endocannbinoid (ECS) trong cơ thể.
Hơn 60% người Mỹ ở độ tuổi trưởng thành cho biết họ gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ. Hơn 40 triệu người Mỹ mắc các chứng rối loạn giấc ngủ khác nhau. Các bệnh liên quan đến giấc ngủ phổ biến nhất bao gồm: mất ngủ, khó ngủ, ngưng thở khi ngủ, buồn ngủ dai dẳng vào ban ngày, mộng du,..
Ngủ không ngon giấc có thể dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng. So với những người ngủ đủ giấc, những người trưởng thành có giấc ngủ ngắn hơn (ít hơn 7 giờ mỗi ngày), có khả năng mắc các bệnh như béo phì, bệnh tim, tiểu đường, viêm khớp, đột quỵ, trầm cảm,.. cao hơn. Ngược lại, nhưnxg người mắc các bệnh mãn tính cũng có nguy cơ gặp các tình trạng liên quan đến giấc ngủ cao hơn. Nguyên nhân được giải thích là do các rối loạn trong cơ thể như giảm nồng độ oxy trong máu, trào ngược dạy dày, khó thở hay các cơn đau,.. làm tăng nguy cơ gây mất ngủ lên đế 95%.
HỆ THỐNG ENDOCANNABINOID VÀ GIẤC NGỦ
Các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp để cải thiện giấc ngủ bằng cách tác động trực tiếp lên hệ thống endocannabinoid (ECS). Là cơ quan điều hòa nội môi chính trong sinh lý con người, ECS đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ ngủ – thức và nhiều quá trình sinh học khác. Nhà khoa học người Ý, Vicenzo DiMarzo, đã tóm tắt chức năng điều tiết của hệ thống endocannabinoid trong cụm từ “Ăn, ngủ, thư giãn, ghi và quên đi”.
Cách chúng ta đi vào giấc ngủ – ngủ – thức dậy và tỉnh táo là một phần của quá trình sinh học được điều chỉnh bởi nhịp sinh học và hệ thống nội tiết tố. Nhịp điệu tuần hoàn chi phối các hoạt động trong cơ thể, bao gồm sản xuất hormone, nhịp tim, trao đổi chất vào thời điểm đi ngủ và thức dậy. Giống như chúng ta có một chiếc đồng hồ sinh học bên trong theo dõi chu kỳ ngủ-thức, giúp đi vào giấc ngủ và điều chỉnh cường độ của giấc ngủ. Cơ chế sinh học này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài như tâm trạng, thời tiết, thuốc men, thức ăn, đồ uống, môi trường,…
CBD cho giấc ngủ
“Trong số tất cả các loại thuốc gây mê từng được đề xuất, cây gai dầu Ấn Độ là loại cây tạo cảm giác giống với giấc ngủ tự nhiên nhất mà không mang lại các tác dụng phụ như gây nghiện, các tình trạng liên quan đến mạch máu, không nguy hiểm và có thể dẫn đến tê liệt”, Nhà nghiên cứu người Đức, Bernard Fronmueller, chia sẻ vào năm 1860. 9 năm sau, Fronmueller báo cáo rằng, trong 1000 bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ, cây gai dầu Ấn Độ chữa khỏi bệnh hoàn toàn với tỷ lệ 53%, chữa khỏi một phần với tỉ lệ 21.5%, số còn lại thấy ít hoặc không có tác dụng.
Một nghiên cứu năm 2014 của Babson và cộng sự đã chỉ ra, khoảng 50% người tiêu dùng gai dầu lâu năm (trên 10 năm) sử dụng nó như một loại thuốc hỗ trợ cải thiện giấc ngủ. Trong số các bệnh nhân được kê đơn sử dụng chiết xuất gai dầu, 48% cho biết họ có giấc ngủ ngon và sâu hơn kể từ khi sử dụng gai dầu. Một nghiên cứu khác tiết lộ rằng, 40% bệnh nhân mất trí nhớ do mắc chứng lo âu và trầm cảm kéo dài hoặc một chứng rối loạn tâm thần khác (Roth, 2007). Ở những bệnh nhân này, tỷ lệ sử dụng gai dầu để cải thiện giấc ngủ có tỉ lệ lên đến 93%. “Có thể giảm bớt nỗi buồn bằng một giấc ngủ ngon”, Thomas Aquinas đã nói như vậy.
Các nghiên cứu về chứng mất ngủ đã ghi nhận, việc sử dụng 160mg CBD mỗi ngày làm giảm các gián đoạn trong giấc ngủ vào ban đêm, tăng tổng thời gian ngủ. Điều này chứng minh, dùng CBD liều cao có thể cải thiện chất lượng và thời gian của giấc ngủ một cách hiệu quả. Không chỉ cho thấy tiềm năng thay thế an toàn và hiệu quả cho các phương pháp điều trị tâm thần thông thường của chứng mất ngủ, CBD còn hỗ trợ làm giảm triệu chứng của chứng rối loạn hành vi REM (RBD) và bệnh Parkinson.
Nguồn: project CBD
Đơn Vị Tài Trợ: