Một trong những nhận thức sai lầm về cần sa là loài cây này có tính gây nghiện cao. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quốc gia về Lạm dụng Ma túy (Mỹ), chỉ có 9% những người sử dụng cần sa trở nên phụ thuộc. Nghiện cần sa được xem như một hiểm họa tiềm tàng, nhưng sự nguy hiểm của cần sa theo những gì chúng ta ghi nhận có một lịch sử gắn liền với sự phân biệt chủng tộc.
Theo cựu trợ lý bác sĩ- bác sĩ phẫu thuật Malik Burnett và Amanda Reiman, giảng viên về Chính sách Rượu và Ma túy ở Đại học California tại Berkeley; cần sa bị cấm vào những năm 1900 nhằm mục đích kiểm soát dòng người nhập cư “phá phách” từ Mexico, đồng thời kiềm chế bản tính “thổ dân” của họ – tương tự việc thuốc phiện bị cấm để để kiểm soát dòng người nhập cư từ Trung Quốc vài thập kỷ trước đó.
Khi mà nước Mỹ tiếp tục tranh luận và bỏ phiếu về việc hợp pháp hóa cần sa, hay rao giảng về việc cần sa hủy hoại cuộc sống con người như thế nào, hay nó là chất trung gian dẫn đến các loại ma túy nặng hơn như thế nào… chúng ta cũng nên có một cái nhìn rõ nét hơn về một số chất khác – những chất có vẻ như “không độc hại” và hợp pháp, tuy nhiên lại không hề thua kém cần sa về tính gây nghiện và “tính nguy hiểm.”
1. Rượu
Theo các thống kê được thu thập bởi CDC (Trung tâm Kiểm soát & Phòng chống Dịch bệnh Mỹ), uống rượu quá mức (từ 4 ly trở lên đối với nữ và từ 5 ly trở lên đối với nam giới trong một lần uống, và uống rượu ở tuổi vị thành niên hoặc trong khi mang thai) là nguyên nhân dẫn đến khoảng 88.000 ca tử vong được ghi nhận ở Mỹ từ năm 2006-2010.
2.Thuốc lá
Theo các báo cáo của CDC, thuốc lá gây ra khoảng 90% tất cả các ca tử vong do ung thư phổi. Ngoài ra, cũng theo CDC, “Ở Mỹ, tỉ lệ tử vong do hút thuốc lá ở cả nam và nữ đã tăng lên trong suốt 50 năm qua.”
3. Đường
Chuyên gia dinh dưỡng Cassie Bjork phát biểu trên tờ Healthline: “Một vấn đề nan giải là đường được cả xã hội chấp nhận. Mọi người thường nghĩ đường là một thứ ‘ngon-ngọt’ trong khi nó thực sự là một chất độc hại. Nghiên cứu cho thấy rằng, đường thậm chí có thể gây nghiện hơn cả cocaine.”
“Đường kích hoạt các thụ thể opiate trong não bộ và tác động đến Trung tâm Củng cố Não bộ (Hệ thống Hưởng thưởng, từ đó dẫn đến những hành vi cưỡng bách, kéo theo đó là hàng loạt các hệ lụy như tăng cân, đau đầu, mất cân bằng hormone…”
4. Caffein
Theo những nghiên cứu của Rolan Griffins – Giáo sư khoa Tâm thần và Thần kinh học – nghiên cứu cuối cùng của ông chỉ ra rằng “Khi người nghiện cafe không có đủ lượng caffein họ dùng hàng ngày, có thể họ sẽ phải trải qua một vài triệu chứng; bao gồm đau đầu, mệt mỏi, khó tập trung.” Thậm chí một vài người nghiện caffein còn có thể chịu một vài triệu chứng giống như cảm cúm như đau mỏi cơ bắp hay buồn nôn.
5. Siro ho
Siro ho, hay đúng hơn là dextromethorphan. Dextromethorphan là thành phần được tìm thấy trong hầu hết các loại thuốc ho được sử dụng mà không cần sự chỉ định của bác sĩ. Theomột vài nghiên cứu gần đây, một liều lượng nhỏ dextromethorphan có thể nhẹ/an toàn. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc ho sẽ dẫn đến “một hiệu ứng thay đổi tâm lý tương tự rượu.”
Nguồn: aol
Dịch giả: Jake21
Xem thêm: Câu chuyện cần sa y tế điều trị bệnh ung thư
Xem thêm: Góc nhìn mới về cannabis tại Việt Nam – HempToday Podcast
Đơn Vị Tài Trợ: