Chương 5 – Lệnh cấm cần sa

Chương 5 – Lệnh cấm cần sa….Anslinger đã có được luật chống cần sa của ông ta…

Chúng ta có nên tin tưởng những kẻ quan liêu tư lợi ngày một đông lên trong các cơ quan chống ma túy/cai nghiện ma túy – những kẻ được hưởng lương và thăng tiến nhờ vào việc tìm kiếm thêm thật nhiều người để bắt bớ và ‘chữa trị’?

Số lượng người Mỹ chết tính riêng một ngày trong các nhà tù, trại cải tạo, trại tạm giam và trại giam quân sự còn nhiều hơn số người đã chết vì cần sa từ trước đến nay. Bọn họ đang bảo vệ ai? Bảo vệ khỏi cái gì?

Trích lời Bác sĩ Fred Oerther, Portland, Oregon

Chuyển sang đàn áp những bất đồng chính kiến

Sau khi ”Báo cáo Cần sa LaGuardia” của Thành phố New York trong giai đoạn 1938-1944 bác bỏ các lập luận của ông ta bằng những báo cáo rằng cần sa không hề gây ra bạo lực và trích dẫn những kết quả tích cực khác, Harry J. Anslinger – trong những tràng đả kích công khai liên tiếp – đã lên án Thị trưởng Fiorello LaGuardia, Viện Hàn lâm Y khoa New York và những bác sĩ đã nghiên cứu bản báo cáo này.

Anslinger tuyên bố rằng những bác sĩ này sẽ không bao giờ được tiến hành những thí nghiệm hay nghiên cứu cần sa nữa mà không có sự cho phép từ chính ông ta, nếu không họ sẽ bị tống vào tù!

Tiếp theo, ông ta đã sử dụng đến toàn bộ quyền lực của chính phủ Hoa Kỳ một cách bất hợp pháp để đình chỉ gần như toàn bộ hoạt động nghiên cứu cần sa, đồng thời hăm dọa Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (AMA)*, khiến họ phải lên án Viện Hàn lâm Y khoa New York và các bác sĩ của viện vì những nghiên cứu họ đã thực hiện.

*Các bạn hỏi tại sao AMA trong giai đoạn 1944-45 này lại về phe Anslinger, sau khi họ đã chống lại Đạo luật Thuế Cần sa từ năm 1937? Câu trả lời: Từ khi Cục Phòng Chống Ma túy Liên bang của  Anslinger chịu trách nhiệm khởi tố những bác sĩ đã kê đơn thuốc trong danh mục chất ma túy vì các mục đích bị Anslinger cho là bất hợp pháp, họ (FBN) đã khởi tố hơn 3.000 bác sĩ AMA vì những hoạt động kê đơn bất hợp pháp tính đến năm 1939. Trong năm 1939, AMA đã có một hòa ước riêng với Anslinger về vấn đề cần sa. Kết quả: Chỉ có ba bác sĩ đã bị khởi tố vì các loại thuốc bất hợp pháp dưới mọi hình thức kể từ năm 1939 đến 1949.

Để bác lại Báo cáo LaGuardia, AMA – theo yêu cầu từ cá nhân Anslinger – đã tiến hành một nghiên cứu trong năm 1944-45 “trên một nhóm thí nghiệm gồm có 34 người da đen và 01 người da trắng” (để đối chứng thống kê); và những người hút cần sa đã trở nên thiếu tôn trọng đối với các binh lính và sĩ quan da trắng trong một quân đội phân chia chủng tộc. (Xem Phụ lục, “Army Study of Marijuana,” [tạm dịch: “Nghiên cứu quân đội về cần sa”] Newsweek, 15/01/1945.)

Kĩ xảo làm thiên lệch kết quả của một nghiên cứu như vậy bị các nhà nghiên cứu gọi là “thứ khoa học máng xối”.

Lệnh cấm cần sa
Lệnh cấm cần sa

Chú thích ảnh: Năm 1936, các đặc vụ chống ma túy đang chuẩn bị cần sa để mang đi đốt trong lúc Harry Anslinger, phía bên trái, quan sát. Có thể thấy rằng: không hề có một chút cần sa nào được nhìn thấy giữa những gói hàng trên. Ở đằng sau, một đặc vụ khác lại đang tự nhiên phì phèo một điếu thuốc lá – thứ chất gây nghiện mà liên bang cho hợp pháp để kiếm tiền. 

Kcbk22DF

Chú thích ảnh: Sự điên rồ của luật pháp! Những kẻ cuồng điên săn lùng cần sa, được bí mật tài trợ bởi doanh thu của ngành công nghiệp hóa chất, dầu mỏ và rượu bia, thỏa sức hoành hành, kìm hãm sự tự do căn bản ở Hoa Kỳ và hủy diệt hệ sinh thái của Trái Đất!

“Giấc mơ hút hít bị thiêu rụi.” Đó chính là lời trích của bức ảnh được chụp năm 1937 ở trên. Bạn sẽ thấy cảnh sát đang châm mồi lửa để tiêu hủy một số lượng cần sa “giả tạo” trị giá “35.000 dollar.” (tương đương 1,6 triệu dollar tại thời điểm hiện tại.)

Các bức ảnh tương tự như hai ví dụ trên vẫn thường được dàn xếp để đưa lên báo chí. Nếu bạn xem hình ảnh phóng đại của đống “cần sa” ở trên, hoặc đống cần sa của Anslinger, bạn sẽ thấy rằng chúng có chất lượng quá tệ, khó có thể được sử dụng để hút như cần sa giải trí.

Cần sa & Mối đe dọa mang tên Hòa Bình

Tuy nhiên, từ năm 1948 đến 1950, Anslinger đã ngừng mớm cho báo chí những lời hư cấu rằng cần sa gây bạo lực, và bắt đầu “thả mồi đỏ” – một trò điển hình dưới thời McCarthy.

*Note của người dịch: “thả mồi đỏ” ám chỉ việc gắn một thứ gì đó với chủ nghĩa Cộng sản để lấy cớ bài trừ nó. Hãy nhớ rằng, vào thời kỳ này, nước Mỹ rất sợ chủ nghĩa Cộng sản.

Lúc này, công chúng đang khiếp đảm của Hoa Kỳ lại được cho hay rằng cần sa là một thứ ma túy nguy hiểm hơn nhiều so với những gì ông ta (Anslinger) nghĩ. Chứng thực trước một Quốc hội chống cộng dữ dội vào năm 1948 – và liên tục sau đó trước báo chí – Anslinger phán rằng cần sa không hề gây bạo lực cho người sử dụng mà khiến họ trầm tĩnh và trở thành những người theo chủ nghĩa hòa bình. Cộng sản có thể và sẽ dùng cần sa để làm suy yếu ý chí chiến đấu của binh lính Hoa Kỳ!

Đây là một cú quay ngoắt 180 độ so với cái cớ ban đầu được viện ra để khiến cho thứ cần sa “gây bạo lực” bị đặt ngoài vòng pháp luật vào năm 1937. Tuy vậy, vẫn điềm nhiên như không, Quốc hội vẫn bỏ phiếu tiếp tục lệnh cấm cần sa – dựa trên một sự trái ngược hoàn so với lý lẽ họ đã dùng để cấm cần sa lúc ban đầu.

Anslinger đã cung cấp morphine một cách bất hợp pháp cho thượng nghị sĩ Josepph McCarthy trong nhiều năm.

800px Joseph McCarthy adjusted

Chiến lược “thả mồi đỏ” để săn lùng cần sa của Joseph McCarthy đã tàn phá cuộc sống của không biết bao nhiêu người, và cuối cùng là, chính ông ta.

Thật thú vị và thậm chí là lố bịch khi thấy rằng Anslinger và những người ủng hộ nhiệt thành nhất của ông ta – những dân biểu miền Nam và và người bạn thượng nghị sĩ Joseph McCarthy* của bang Wisconsin – từ năm 1948 trở đi, đã liên tục được lên báo để nói về nỗi sợ hãi đó.

*Theo tự truyện The Murderers của Anslinger, và được xác nhận bởi các cựu đặc vụ FBN, Anslinger đã cung cấp morphine bất hợp pháp cho một thượng nghị sĩ Hoa Kỳ – Joseph McCarthy – trong nhiều năm. Lý do được Anslinger đưa ra trong cuốn sách của ông ta? Là để cho Cộng sản không thể dùng nhược điểm là sự lê thuộc ma túy của ngài thượng nghị sĩ Hoa Kỳ vĩ đại để gây áp lực cho ngài. (theo Dean Latimer, Flowers In The Blood; và Harry Anslinger, The Murderers.)

Anslinger nói với Quốc hội rằng Cộng sản sẽ bán cần sa cho cho các thanh niên Mỹ để làm nhụt ý chí chiến đấu của họ – để biến Ho Kỳ thành một đất nước của những kẻ theo chủ nghĩa hòa bình mất não. Tất nhiên, các quốc gia Cộng sản Trung Quốc và Liên Xô đã chế nhạo sự hoang tưởng về cần sa này của Hoa Kỳ mỗi khi họ có dịp – trên báo chí và tại Liên Hợp Quốc.

Thật không may, ý tưởng về cần sa và chủ nghĩa hòa bình ấy đã trở một tin giật gân lan tràn báo chí thế giới trong suốt 20 năm tiếp theo, thành thử Liên Xô, Trung Quốc và các quốc gia Cộng sản Khối phía Đông (vùng trồng cần sa số lượng lớn) cuối cùng cũng cấm cần sa vì lo sợ rằng Hoa Kỳ sẽ bán hoặc dùng nó để khiến những binh lính cộng sản trở thành những kẻ dễ sai khiến và theo chủ nghĩa hòa bình.

Chuyện này thật kì lạ, bởi vì Liên Xô, Đông Âu và Trung Quốc đã trồng và sử dụng cần sa để chữa bệnh, thư giãn và tăng sức lao động trong hàng trăm và thậm chí hang nghìn năm mà chưa hề nghĩ đến chuyện luật cấm cần sa.

*(The J.V. Dialogue Soviet Press Digest, tháng 10 năm 1990 đưa tin về một ngành gai dầu bất hợp pháp đang phát triển rầm rộ, bất chấp những nỗ lực điên cuồng của các cơ quan hành pháp Soviet nhằm vùi dập nó. “Tính riêng tại Kirghizia, các đồn điền gai dầu bao phủ một diện tích khoảng 3.000 ha.” Tại một khu vực khác, người Nga đang đi ba ngày đường để tới “một trong những vùng hiểm địa sâu trong sa mạc Moiyn-Kumy” để thu hoạch gai dầu thuộc một giống chịu hạn, chất lượng đặc biệt cao mà người dân địa phương gọi là anasha.)

Một chương trình bí mật để kiểm soát tâm trí và lựa chọn

Thông qua một báo cáo được công bố vào năm 1983 theo Đạo luật Tự do Thông tin, người ta phát hiện ra (sau 40 năm giữ bí mật) rằng Anslinger được bổ nhiệm vào năm 1942 vào một ủy ban tối mật để tạo ra một “dung dịch nói thật” cho Văn phòng Dịch vụ Chiến lược (OSS ), tiền thân của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA). (theo Rolling Stone, tháng 8 năm 1983.)

Anslinger và nhóm điệp viên của ông ta đã chọn “dầu mật ong” làm thứ dung dịch nói thật đầu tiên của Hoa Kỳ. Đó là một dạng dầu hash tinh khiết hơn và gần như không có mùi vị, được phối trộn vào thức ăn dành cho các gián điệp, đặc vụ phá hoại, tù nhân quân sự và các đối tượng tương tự, để khiến họ khai ra sự thật dù không chủ tâm.

15 tháng sau, vào năm 1943, đội nhóm của Anslinger đã ngừng chương trình sử dụng các chiết xuất cần sa làm dung dịch nói thật, bởi vì họ nhận thấy chúng không hề có tác dụng trong suốt quãng thời gian đó.

Những người bị thẩm vấn thường cười khúc khích hoặc cười lên cuồng loạn trước những kẻ bắt giữ bọn họ, hoặc trở nên hoang tưởng, hoặc có những ham muốn vô độ với thức ăn (là munchies chăng?). Ngoài ra, báo cáo cũng ghi lại rằng các đặc vụ OSS và các nhóm thẩm vấn khác đã bắt đầu sử dụng dầu mật ong cho bản thân một cách bất hợp pháp chứ không cung cấp cho các gián điệp. Trong báo cáo chính thức của nhóm OSS về cần sa trong vai trò một dung dịch nói thật, không hề nhắc gì đến chuyện nó gây ra bạo lực! Trên thực tế, điều ngược lại đã được chỉ ra. OSS và sau này là CIA còn tiếp tục cuộc tìm kiếm và thử nghiệm các chất khác làm dung dịch nói thật, trong đó bao gồm nấm psilocybin hoặc amanita muscaria, và LSD.

Vào năm 1943, đội nhóm của Anslinger đã ngừng chương trình sử dụng các chiết xuất cần sa làm dung dịch nói thật, bởi vì họ nhận thấy chúng không hề có tác dụng trong suốt quãng thời gian đó. Những người bị thẩm vấn thường cười khúc khích hoặc cười lên cuồng loạn trước những kẻ bắt giữ bọn họ, hoặc trở nên hoang tưởng, hoặc có những ham muốn vô độ với thức ăn

Trong 20 năm, CIA đã bí mật thí nghiệm các chế phẩm này trên các đặc vụ Hoa Kỳ. Có những đối tượng đã không chút ngần ngại nhảy từ các tòa nhà cao tầng xuống, hoặc nghĩ bản thân đã bị hóa điên.

Chính phủ cuối cùng cũng thừa nhận đã thực hiện điều này với người dân trong thập niên 1970, sau 25 năm phủ nhận: đánh thuốc các nhân viên chính phủ, binh sĩ, và những người dân không hề hay biết, không chấp thuận, và vô tội – hoàn toàn nhân danh an ninh quốc gia, tất nhiên rồi.

Các cơ quan “an ninh” Hoa Kỳ này đã liên tục đe dọa và thậm chí đôi khi bỏ tù các cá nhân, gia đình và tổ chức dám ngụ ý rằng những vụ đánh thuốc đã từng diễn ra.

Ba thập niên trước, Đạo luật Tự do Thông tin đã buộc CIA thừa nhận những dối trá của cơ quan này trên truyền hình qua chương trình “60 Phút” của kênh CBS và các chương trình khác. Tuy nhiên, vào ngày 16 thàng 4 năm 1985, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã ra phán quyết rằng CIA không buộc phải tiết lộ danh tính của các cá nhân hoặc tổ chức liên quan đến trò hề này..

Trên thực tế, Tòa án Tối cao phán rằng CIA có thể quyết định điều gì được hoặc không được công bố, theo Đạo luật Tự do Thông tin, và tòa án các cấp khác không thể bác bỏ quyết định của cơ quan này.

Cũng nhân tiện, việc bãi bỏ Đạo luật Tự do Thông tin này là một trong những mục tiêu hàng đầu của chính quyền Reagan/Bush/Quayle.

(L.A. Times, The Oregonian, etc. editorials 1984; The Oregonian, January 21, 1985; Lee, Martin & Shlain, Bruce, Acid Dreams, Grove Press, NY, 1985.

Những thủ đoạn sai trái

Trước khi Anslinger dấy lên nỗi sợ hãi về cần sa và những kẻ theo chủ nghĩa hòa bình mất não vào năm 1948, ông ta đã công khai nhắc đến nhạc jazz, bạo lực và “các tài liệu ghê rợn” (Gore files) trong thêm từ 5-7 năm nữa (1943-50) trước báo chí, tại các hội nghị, diễn thuyết và các phiên điều trần quốc hội.

*Note của người dịch: Gore files được nhắc tới trong chương 4, nói về các câu chuyện ghê rợn dối trá được Anslinger bịa ra để liên hệ cần sa với bạo lực. Chúng bao gồm các trường hợp giết người đẫm máu, hiếp dâm trẻ em, tự sát… được cho rằng do cần sa gây nên.   

Giờ đây chúng ta biết rằng về chủ đề gai dầu, cải trang bằng tên gọi cần sa, Anslinger là một kẻ quan liêu dối trá.

Trong hơn 70 năm, người dân Mỹ đã lớn lên trong những phát biểu của Anslinger về cần sa, và chấp nhận chúng – từ bạo lực cho đến chủ nghĩa hòa bình xấu xa, và cuối cùng là cả ảnh hưởng đồi bại của âm nhạc.

Đọc thêm các bài viết về cần sa y tế

Liệu điều này có động cơ kinh tế hay chủng tộc, thậm chí có nguyên nhân từ một dòng nhạc gây hứng khởi hay một dạng cuồng loạn mang tính cộng hưởng nào đó – chúng ta không thể nào biết chắc được. Nhưng chúng ta đã biết được rằng với chính phủ Hoa Kỳ – ví dụ cụ thể là DEA – những thông tin được phát tán về cần sa ngày đó là một sự lừa dối có chủ ý, và ngày nay vẫn tiếp tục là vậy.

Như các bạn sẽ thấy trong các chương tiếp theo, những bằng chứng thực tiễn có sức nặng và một số lượng lớn bằng chứng bổ sung chỉ ra rằng các chính quyền Reagan/Bush/Quayle trước đây – cùng với những mối quan hệ đặc biệt của họ với các hãng dược – có lẽ đã có những mưu toan ở mức độ cao nhất nhằm ngăn giữ thông tin và cung cấp thông tin sai lệch cho công chúng, dẫn đến cái chết oan uổng lẽ ra đã có thể tránh được của hàng chục nghìn người dân Mỹ.

Và họ đã làm vậy, dường như với mục đích cứu vãn những khoản đầu tư của bản thân cũng như của những người bạn của họ trong ngành giấy, năng lượng và dược phẩm; và để trao cho các ngành công nghiệp nhân tạo và độc hại này những lợi thế điên rồ so với loài cây gai dầu tự nhiên, và để bảo vệ hàng tỷ dollar lợi nhuận hàng năm mà họ rất có thể sẽ đánh mất nếu cây gai dầu và cần sa không bị cấm!

Hậu quả là hàng triệu người Mỹ đã đánh mất hàng triệu năm trong nhà tù, và hàng triệu sinh mạng đã và sẽ còn tiếp tục bị hủy hoại bởi một thứ ban đầu chỉ là những lời nói dối đáng hổ thẹn về kinh tế, những phỉ báng sắc tộc cay độc, và gu thưởng thức âm nhạc mang tính cuồng tín của những Hearst, Anslinger và DuPont.

Ghi chú

1. Abel, Ernest, Marijuana, The First 12,000 Years, Plenum Press, NY, 1980, pg. 73 & 99.

2. Sloman, Larry, Reefer Madness, Grove Press, Inc., New York 1979, pg. 40.

3. Ibid, pg. 196, 197.

4. Research of Dr. Michael Aldrich, Richard Ashley, Michael Horowitz, et al.; The High Times Encyclopedia of Recreational Drugs, pg. 138.

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC


    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    AgriFutures Australia trien khai chuong trinh nghien cuu tri gia 25 trieu do la Uc de thuc day san xuat cay gai dau cong nghiep
    # Cây gai dầu

    AgriFutures Australia triển khai chương trình nghiên cứu trị giá 2,5 triệu đô la Úc để thúc đẩy sản xuất cây gai dầu công nghiệp

    Số tiền này sẽ được đầu tư trong 5 năm để thực hiện nghiên cứu vào bốn lĩnh vực chính – hạt và giống cây gai dầu, sản xuất sơ cấp, sản phẩm từ cây gai dầu và tính bền vững.

    Đọc thêm
    Mot so terpene pho bien duoc tim thay trong cay gai dau
    # Cây gai dầu

    Một số terpene phổ biến được tìm thấy trong cây gai dầu

    Các tecpen gai dầu được biết đến với nhiều mùi hương đa dạng và những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn. Các hợp chất này được tìm thấy trong các tuyến nhựa của hoa và lá cây gai dầu chúng được sản xuất cùng với các cannabinoid như CBD (cannabidiol).

    Đọc thêm
    Các cơ quan Hoa Kỳ cảnh báo 7 công ty CBD tuyên truyền các thông tin sai lệch về sức khỏe cộng dồng liên quan dến dại dịch COVID 19
    # Cây gai dầu

    Tính linh hoạt và tính bền vững của cây gai dầu – cơ hội lớn cho các nước đang phát triển

    Gai dầu là một loại cây tuyệt vời. Mọi bộ phận của cây đều được ứng dụng. Cây gai dầu cũng được biết đến nhờ khả năng hấp thụ nhiều carbon dioxide trên mỗi ha so với hầu hết các loại cây trồng khác. Được trồng hàng nghìn năm, loại cây thân thiện với môi trường này có thể được sử dụng trong các sản phẩm thực phẩm, nhiên liệu sinh học, dệt may và thậm chí cả vật liệu xây dựng.

    Đọc thêm
    Chat Messenger