Thuốc cần sa – Siêu kháng sinh của tương lai?

tieng-viet-thuoc-can-sa-sieu-khang-sinh-cua-tuong-lai
Photo Credit: Google Mosaic – Cannabinoids Battle Infection

Các chuyên gia y tế gọi vấn đề này là một tình trạng khẩn cấp trên toàn thế giới. Nạn dịch nhiễm trùng do vi khuẩn không thể kiểm soát được này sẽ gây tử vong cho vô số người già và những người bị suy giảm miễn dịch. Ngày nay, các phương pháp điều trị và phẫu thuật thường quy bao gồm cả các bệnh nhiễm khuẩn, một điều có phần hiếm gặp trong quá khứ.  Công cuộc hợp pháp hoá cần sa cần sa y tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu lâm sàng, đem lại một số phát hiện đáng khích lệ.  Một số nhà nghiên cứu lỗi lạc đang bắt đầu tự hỏi liệu các dạng siêu kháng sinh trong tương lai sẽ được tạo ra trên nền tảng từ các hoạt chất cannabinoid có trong cần sa hay không?

“Nếu không có những hành động phối hợp khẩn cấp của các bên liên quan, thế giới sẽ không thể tránh khỏi một kỷ nguyên hậu kháng sinh.  Các bệnh nhiễm trùng thường gặp và thương tích nhẹ vốn đã được điều trị hàng thập kỷ qua có thể sẽ một lần nữa gây ra nhiều thương vong cho loài người.” – Bác sĩ Keiji Fukuda thuộc Tổ chức Y tế Thế giới phát biểu qua đài BBC

Những loại thuốc kháng sinh đầu tiên xuất hiện trên thị trường vào năm 1911/1912 nhưng chúng khá độc, thậm chí một số có chứa arsen (bạn có tin nổi không).  Cho đến những năm 1930, thuốc kháng sinh vẫn không được kê toa một cách rộng rãi.  Trong Chiến tranh Thế giới thứ II, penicillin đã được sử dụng để cứu sống nhiều người lính.  Kể từ đó, đã có rất nhiều dòng kháng sinh đã được phát triển và đưa ra thị trường.  Các loại chính bao gồm:

  • Nhóm Penicillin: penicillin và amoxicillin
  • Nhóm Cephalosporin: cephalexin (Keflex)
  • Nhóm Macrolide: erythromycin (E-Mycin), clarithromycin (Biaxin), và azithromycin (Zithromax)
  • Nhóm Fluoroquinolone: ciprofloxacin (Cipro), levofloxacin (Levaquin), và ofloxacin (Floxin)
  • Nhóm Sulfonamid: co-trimoxazole (Bactrim) và trimethoprim (Proloprim)
  • Nhóm Tetracycline: tetracycline (Sumycin, Panmycin) và doxycycline (Vibramycin)
  • Nhóm Aminoglycoside: gentamicin (Garamycin) và tobramycin (Tobrex)

Không may thay, một số bác sĩ và một số người nhận thuốc do họ kê toa đã dùng các loại thuốc kháng sinh này để chữa trị mọi thứ bệnh nhẹ và rối loạn vặt vãnh.  Trong quá trình tiến hóa, các vi khuẩn biến đổi để sinh tồn, một số đặc tính ngẫu nhiên mới xuất hiện đã giúp cho chúng có thể thích nghi với môi trường không ngừng thay đổi. Một lượng ít ỏi trong số những vi khuẩn bị thuốc kháng sinh tiêu diệt trong trận chiến ban đầu đã sống sót và cuối cùng còn phát triển mạnh mẽ.  Những “con siêu trùng”  mới xuất hiện này có thể chống chọi và sống sót trước mọi loại thuốc kháng sinh dùng để tấn công chúng.

“Thứ không giết được bạn thì sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn.”

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), hàng năm bệnh tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA) gây ra hơn 10.000 ca tử vong.  CDC cho biết MRSA là hậu quả trực tiếp của việc kê đơn thuốc kháng sinh quá mức, đã biến vi khuẩn tụ cầu vàng thường gặp này thành một thứ ác quỷ.  Các biến chứng của MRSA dẫn đến sự tăng xác suất tử vong của người bệnh lên tới 60%.  MRSA là các dạng nhiễm trùng và nó đang biến chính bệnh viện và cơ sở y tế thành những nơi nguy hiểm.

Trong quá khứ, MRSA đã rình rập tấn công những người có hệ miễn dịch yếu; nhưng gần đây, chủng vi khuẩn này đang dần xâm lấn đến cả những nhóm người khỏe mạnh. Sự bùng phát của chúng có thể xảy ra tại các trường trung học, các đội bóng, hội nghị, và các tàu du lịch – đây chỉ mới là một vài trường hợp liệt kê chưa đầy đủ.  Mặc dù sổ sách của Tổng thống Obama đã có những tránh né khi đề cập đến việc cải thiện chăm sóc sức khoẻ tại Mỹ, nhưng ông vẫn đã ban hành một sắc luật với mục đích chiến đấu với các loại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Dự thảo ngân sách dành cho vấn đề này là 1,2 tỷ đô la.  Hy vọng rằng số tiền này sẽ không bị lãng phí.

Cần sa trong vai trò một tác nhân kháng khuẩn – các kết quả nghiên cứu

Một số nghiên cứu khảo sát và thử nghiệm lâm sàng đã phát hiện thấy rằng cần sa có thể tiêu diệt MRSA cũng như nhiều loại vi khuẩn khác. Những phát hiện này đã mở rộng về chi tiết, nhằm nghiên cứu tính hiệu quả của  các cannabinoid (THC, CBD…) và các terpene (chất thơm) – những thành phần có tác dụng y tế chính yếu của loài cây này.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm 5 loại cannabinoid phổ biến nhất của cần sa để chống lại 6 chủng khác nhau, bao gồm các chủng EMRSA – là chủng vi khuẩn đã gây bùng phát dịch tại các bệnh viện. Họ phát hiện ra rằng mỗi một loại cannabinoid được thử nghiệm đều cho thấy có “hoạt tính mạnh” chống lại nhiều loại vi khuẩn.

“Một trong những ứng dụng thực tế nhất của các cannabinoid là có thể sử dụng chúng như thuốc bôi tại chỗ để điều trị các vết loét và thương tích trong môi trường bệnh viện, giảm bớt gánh nặng về các loại thuốc kháng sinh.” – Tiến sĩ Giovani

Nghiên cứu đã phát hiện các cannabinoid mang rất nhiều đặc tính y tế, như chống ung thư, chống viêm, chống lo âu, chống đau, giúp tái tạo xương và mô thần kinh, và nhiều lợi ích khác.

“Các hợp chất của cần sa đã được chứng minh khả năng chấm dứt hoạt động của MRSA.”  phát hiện của Tiến sĩ Giovanni Appendino và Tiến sĩ Simon Gibbons.

Nghiên cứu cho thấy, qua hàng triệu năm, các cannabinoid đã được cây cần sa phát triển như một cách thức chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.  Hoạt tính đặc biệt của cannabinoid vẫn được, bất chấp mọi sự thích ứng gần đây nhất của các siêu vi khuẩn, sự duy trì này có lẽ vì một lý do chính đáng.  Cây cần sa đã phát triển những cách tiêu diệt ký sinh trùng như vi khuẩn trong hàng triệu năm, trong khi loài người, bằng sự khôn ngoan hạn hẹp của mình, chỉ đang “làm chơi” chưa đầy một thế kỷ.

“Cơ chế thực tế mà cần sa tiêu diệt các loài ký sinh vẫn còn là một bí ẩn, tôi thực sự không dám đoán mò chúng hoạt động như thế nào, nhưng tính hiệu quả cao trong vai trò kháng sinh của loài cây cho thấy chúng hẳn phải có một cơ chế rất đặc thù.” – Tiến sĩ Gibbons

Lịch sử bị lãng quên – cần sa là thuốc kháng sinh

tieng-viet-thuoc-can-sa-sieu-khang-sinh-cua-tuong-lai-01

Khi mà các phát hiện “mới” này tạo ra sự phấn khích cho thế hệ các nhà nghiên cứu y học này thì cây cần sa đã được sử dụng không phải là hàng thế kỷ, mà là hàng thiên niên kỷ.  Ngay cả ở Mỹ, cần sa và cây gai dầu đã được sử dụng suốt 3 thế kỷ đầu tiên trong lịch sử đất nước này. Cần sa đã luôn hợp pháp cho tới những năm 1930, khi mà các nhóm vận động hành lang tìm cách loại bỏ sự cạnh tranh: các ông lớn trong ngành giấy/bột giấy và dầu khí đã thành công trong việc thuyết phục công chúng cả tin rằng cần sa là chính là một chất ma túy quái ác và là “kẻ thù hàng đầu của nhân dân”.  Thú vị thay, FED (Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ) đã không khi nào thuyết phục được cộng đồng y khoa rằng cần sa là thứ xấu xa, và Ủy ban Dược điển Hoa Kỳ đã chống lại việc loại bỏ cần sa khỏi danh mục các loại thuốc/ liệu pháp.

“Nhựa cần sa đã thành công trong việc điều trị cả bệnh uốn ván và dịch tả.” – Theo Tạp chí Y khoa cấp tỉnh ở London năm 1843

Các biên niên sử được phác họa đầy đủ với nhiều tài liệu tham khảo về di truyền cần sa y tế, bao gồm việc sử dụng làm thuốc kháng sinh và điều trị các chấn thương mạn tính và đặc biệt là các vấn đề của phụ nữ như chứng chuột rút, tính khí thất thường, các vấn đề về phụ khoa và đau nhức. Các học giả cho rằng tại Ai Cập cổ đại, các sách giấy cói (papyrus) đã ghi lại rằng cây gai dầu đã từng được sử dụng như một chất khử trùng. Từ những vùng tận cùng thế giới, các bộ lạc châu Phi sử dụng cần sa làm thuốc giảm đau, thuốc an thần và thuốc kháng sinh cho đến tận ngày nay. Trong nền y học dân gian Nam Mỹ, cần sa được sử dụng để điều trị bệnh lậu và lao.

“Chỉ trong vòng vài tháng, dầu cần sa đã làm được những thứ mà thuốc kháng sinh đã không giải quyết được trong bao nhiêu năm, nó đã thực sự trả lại cuộc sống này cho tôi, tôi đã gần như hoàn toàn suy nhược và sa sút, tôi cũng không thể đi bộ hoặc nói chuyện mà chỉ ngồi trên xe lăn để được bón cho ăn. Tôi đã đánh liều dùng thử dầu cần sa và thực sự nó có hiệu quả.” – Theo Nhà văn Shelley White

Nhóm nghiên cứu Nam Rhodesia báo cáo rằng các loại thuốc cần sa là phương thuốc để chữa bệnh than, nhiễm trùng huyết, bệnh lỵ, chứng tiểu tiện hemoglobin sốt rét kí-ninh nhiệt đới.  Theo CDC, mỗi năm có 300.000 ca mắc bệnh Lyme mới do xoắn khuẩn spirochete hoặc borrelia burgdorferi – lây truyền qua côn trùng, ve, bét.  Khoảng 40% bệnh nhân mắc bệnh Lyme thuộc dạng bệnh mãn tính.


ĐỌC THÊM

Cannabinoid, hệ miễn dịch và mạng xytokin.

Cannabinoid đã chứng minh là có vai trò như những chất điều hòa quan trọng trong nhiều chứng rối loạn kể cả các bệnh của hệ miễn dịch. Việc đánh giá các hậu quả sinh học của các thay đổi xytokine do thuốc gây ra trở nên quan trọng, xét đến các tác động của xytokine lên hệ miễn dịch và liệu trước các ảnh hưởng của chúng đến bệnh ung thư, chứng viêm, bệnh tự miễn, tổn thương não, tạo cụm máu.

Sự hiện diện và chức năng điều hòa các thụ thể cannabinoid trong tế bào miễn dịch.

Bài báo này xem xét các tài liệu liên quan đến sự phân bố và chức năng của thụ thể cannabinoid trong hệ miễn dịch và đặt ra các nghi vấn về sự liên quan của chúng đến hiệu quả điều hòa miễn dịch của cannabinoids, THC, CBD… Trong 30 năm qua, hoạt động nghiên cứu về người và động vật lạm dụng ma túy được tiêm bằng nhiều loại cannabinoid, cũng như các mô hình trong ống nghiệm – nuôi cấy tế bào miễn dịch, đã chứng minh rằng cần sa và cannabinoid là các chất điều hoà miễn dịch. Các thụ thể cannabinoid, CB1 và CB2, được phát hiện thấy trong tế bào miễn dịch, cho thấy chúng điều chỉnh các ảnh hưởng của cannabinoid lên hệ miễn dịch.

Cannabinoid kháng khuẩn từ dòng cần sa sativa: nghiên cứu cấu trúc-hoạt tính.

Khi được quan sát cùng nhau, các quan sát thu được cho thấy rằng một nửa prenyl của cannabinoid chủ yếu có vai trò như một chất điều biến ái lực lipid ở cấp độ tế bào.  Hiệu lực cannabinoid mạnh rõ ràng cho thấy đây là một biệt dược, tuy nhiên, các cơ chế hoạt động sâu rộng thì cho đến nay vẫn khó xác định được một cách rõ ràng.

Cannabinoid và các bệnh nhiễm vi-rut

Cannabinoid được phát hiện thấy là những hệ enzyme phụ thuộc Ca2+ suy yếu và kháng viêm, nằm trong nhân của đáp ứng viêm và virus tế bào sẵn có. Khi các đáp ứng vật chủ do virus gây ra dẫn đến bệnh lý miễn dịch trong mô hình loài gặm nhấm đối với MS, TMEV-IDD, hoặc trong một bệnh nhiễm trùng mãn tính của hệ thần kinh do virus nL, BDV, thì việc điều trị bằng cannabinoid được phát hiện là có lợi.

THC kiểm soát: hợp lực cần sa tiềm năng và hiệu ứng cộng hưởng cần cannabinoid thực vật-terpenoid

Các bằng chứng khoa học đưa ra cho các thành phần thực vật phi cannabinoid (như terpene) đóng vai trò như một loại thuốc giải độc cho các tác động gây nhiễm độc của THC có thể cải thiện chỉ chỉ số trị liệu của chúng. Có thể áp dụng các phương pháp khảo sát hiệu ứng cộng hưởng trong các thí nghiệm trong tương lai. Quá trình hợp lực cannabinoid thực vật-terpenoid, nếu được chứng minh, sẽ đưa đến những triển vọng to lớn và liên tục về các sản phẩm trị liệu mới.

“Rễ cây thạch xương bồ (calamus) có thể là thuốc giải độc tốt nhất đối với các tác động tiêu cực của cần sa. . . Nếu một người hút một ít bột rể cây thạch xương bồ với cần sa thì các tác dụng phụ độc hại của thuốc sẽ hoàn toàn không còn.”

Cần sa và các bệnh nhiễm khuẩn

Các nghiên cứu động vật chi tiết và trong ống nghiệm.

Cần sa, miễn dịch và nhiễm trùng.

Những kết quả hấp dẫn này cho thấy trong những điều kiện nhất định, cannabinoid có thể cân bằng miễn dịch và tăng cường quá trình điều trị (điều trị) bệnh. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu nhiều hơn để xác định cả nguy cơ về sức khoẻ của việc lạm dụng cần sa và vai trò của hệ thống thụ thể/ phối tử trong việc điều hòa miễn dịch và cân bằng nội môi.

Dữ liệu về canabinoid chưa xử lý – Hiệu quả kháng khuẩn chống lại các chủng vi sinh vật tuyển chọn – không dành cho người không chuyên

  1. Caiffa, W. T., Vlahov, D., Graham, N. M. H., Astemborski, J., Solomon, L., Nelson, K. E., and Munoz, A. Am. J. Resp. Crit. Care Med. 1994, 150, 1593– 1598
  2. Roth, M. D., Whittaker, K., Salehi, K., Tashkin, D. P., and Baldwin, G. C. J. Neuroimmunol. 2004, 147, 82– 86

[CrossRef], [PubMed], [CAS]

  1. (a) Krjci, Z. Lekarske Listy 1952, 7, 500– 503ChemAbstr195248, 78326 
    (b) Ferenczy, L., Gracza, L., and Jakobey, I. Naturwissenschaften 1958, 45, 188 [CrossRef], [CAS]

(c) Krejci, Z. Pharmazie 1958, 13, 155– 156 [PubMed], [CAS]

(d) Rabinovich, A. S., Aizenman, B. L., and Zelepukha, S. I. Mikrobiol. Zh 1959, 21, 40– 48 (PubMed ID 14435632) [PubMed], [CAS]

(e) Turner, C. E., Elsohly, M. A., and Boeren, E. G. J. Nat. Prod. 1980, 43, 169– 243

  1. Schultz, O. E. and Haffner, G. A. Z. Naturforsch. 1959, 14b, 98– 100

[CAS]

  1. Turner, C. E. and Elsohly, M. A. J. Clin. Pharmacol. 1981, 21, 283S– 291S

[PubMed], [CAS]

  1. Elsohly, H. N., Turner, C. E., Clark, A. M., and Elsohly, M. A. J. Pharm. Sci. 1982, 71, 1319– 1323

[CrossRef], [PubMed]

  1. Van Klingeren, B. and Ten Ham, M. Lab. Chemother. Natl. Inst. Public Health 1976, 42, 9– 12; ChemAbstr197685, 14622
  2. Molnar, J., Csiszar, K., Nishioka, I., and Shoyama, Y. Acta Microb. Hung. 1986, 33, 221– 231

[PubMed], [CAS]

  1. Barrett, C. T. and Barrett, J. F. Curr. Opin. Biotechnol. 2003, 14, 621– 626

[CrossRef], [PubMed], [CAS]

  1. Gibbons, S. Nat. Prod. Rep. 2004, 21, 263– 277

[CrossRef], [PubMed], [CAS]

  1. Stavri, M., Piddock, L. J. V., and Gibbons, S. J. Antimicrob. Chemother. 2007, 59, 1247– 1260

[CrossRef], [PubMed], [CAS]

  1. Smith, E. C. J., Kaatz, G. W., Seo, S. M., Wareham, N., Williamson, E. M., and Gibbons, S. Antimicrob. Agents Chemother. 2007, 51, 4480– 4483

[CrossRef], [PubMed], [CAS]

  1. Richardson, J. F. and Reith, S. J. Hosp. Infect. 1993, 25, 45– 52

[CrossRef], [PubMed], [CAS]

  1. Kaatz, G. W., Seo, S. M., and Ruble, C. A. Antimicrob. Agents Chemother. 1993, 37, 1086– 1094

[CrossRef], [PubMed], [CAS]

  1. Ross, J. I., Farrell, A. M., Eady, E. A., Cove, J. H., and Cunliffe, W. J. J. Antimicrob. Chemother. 1989, 24, 851– 862

[CrossRef], [PubMed], [CAS]

  1. Gibbons, S. and Udo, E. E. Phytother. Res. 2000, 14, 139– 140

[CrossRef], [PubMed], [CAS]

  1. (a) Mechoulam, R., McCallum, N. K., and Burstein, S. Chem. Rev. 1976, 76, 75– 112

[ACS Full Text ], [CAS]

(b) Elsohly, M. A. and Slade, D. Life Sci. 2005, 78, 539– 548

[CrossRef], [PubMed], [CAS]

  1. (a) Ghosh, R., Todd, A. R., and Wilkinson, S. J. Chem. Soc. 1940, 1393– 1396

[CrossRef], [

By MMJDOCTORONLINE Staff

Dịch giả: Tiềm Long

Nguồn: mmjdoctoronline

Xem thêm: Câu chuyện cần sa y tế điều trị bệnh ung thư

Xem thêm: Góc nhìn mới về cannabis tại Việt Nam – HempToday Podcast

 

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC


    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    10 dieu du khach can biet ve can sa o Thai Lan
    # Cần Sa Y Tế

    10 điều du khách cần biết về cần sa ở Thái Lan

    10 điều du khách cần biết về cần sa ở Thái Lan. Việc trồng cần sa là hợp pháp nhưng phải đăng ký vào ứng dụng “PLOOK GANJA” của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm hoặc thông qua trang web của chính phủ.

    Đọc thêm
    Luat ve luu tru cung cap san xuat va mua ban gai dau va Can sa voi muc dich y te va giai tri theo tung tieu bang o Uc
    # Bài dịch

    Luật về lưu trữ, cung cấp, sản xuất và mua bán gai dầu và cần sa với mục đích y tế và giải trí theo từng tiểu bang ở Úc (cập nhật năm 2023)

    Luật về trồng trọt và sử dụng gai dầu, cần sa trong y tế và giải trí được quy định khác nhau tuỳ khu vực tiểu bang của nước Úc. Sau đây là những thông tin chi tiết về luật đối với cần sa và gai dầu dùng trong y tế và giải trí ở […]

    Đọc thêm
    Phong van bac si Ondrej Slama chuyen khoa ung buou va cham soc giam nhe ve tiem nang su dung can sa y te trong dieu tri ung thu
    # Bài dịch

    Phỏng vấn bác sĩ Ondřej Sláma chuyên khoa ung bướu và chăm sóc giảm nhẹ về tiềm năng sử dụng cần sa y tế trong điều trị ung thư

    Bác sĩ Ondřej Sláma là trưởng khoa cấp cứu chăm sóc giảm nhẹ tại viện ung bướu Masarykov – cơ sở lớn nhất điều trị ung thư tại Cộng hòa Séc. Ông thường sử dụng cần sa trị liệu trong quá trình chăm sóc những bệnh nhân mắc bệnh nan y. Ông là một trong những người tiên phong việc ứng dụng cần sa trong điều trị giảm đau và điều trị ung thư tại Cộng hoà Séc.

    Đọc thêm
    Chat Messenger