Một trong những giải thưởng khoa học danh giá nhất, giải Harvey về Kỹ thuật Hóa học và Khoa học Y tế, đã thuộc về Giáo sư Raphael Mechoulam – “cha đẻ” của ngành y học cần sa hiện đại.
Giáo sư Raphael Mechoulam từ Trường Dược thuộc Khoa Y tại Đại học Hebrew ở Jerusalem, là một trong hai người đoạt Giải thưởng Harvey danh giá vì nghiên cứu đột phá của ông trong thế giới cần sa y tế. Các nghiên cứu của ông trong lĩnh vực này đã mang đến cho toàn thế giới một cái nhìn mới về cần sa như một loài cây chữa bệnh, thay vì chỉ là một hợp chất giải trí.
Giải thưởng Harvey – Giải thưởng tiên đoán giải Nobel!
Trong những năm qua, giải thưởng Harvey đã trở thành một công cụ dự đoán đáng tin cậy cho giải thưởng Nobel cao quý nổi tiếng. Kể từ năm 1986, đã có hơn 30% số người đoạt giải Harvey cuối cùng đã được trao giải Nobel. Trên thực tế, 3 người trong số họ – giáo sư Jennifer Doudna, giáo sư Emmanuelle Charpentier và giáo sư Reinhard Genzel – là những người sẽ nhận được giải thưởng Nobel cao quý năm nay!
Dựa trên sự đóng góp rất lớn của ông đối với các nghiên cứu cần sa y tế. Và chúng ta chỉ có thể khoanh tay với hy vọng rằng đó sẽ là “cha đẻ” của nghiên cứu cần sa sẽ đoạt giải trong những năm tới.
Tiểu sử giáo sư Raphael Mechoulam
Giáo sư Mechoulam sinh ra ở Bulgaria vào năm 1930, đó cũng là nơi ông theo học ngành kỹ thuật hóa học. Sau khi nhập cư đến Israel, ông đã nhận được bằng Thạc sĩ và bằng Tiến sĩ của mình về hóa sinh của Đại học Hebrew ở Jerusalem tại Viện Weizmann và hoàn thành nghiên cứu sau tiến sĩ tại Viện Rockefeller ở New York. Năm 1960, ông gia nhập ban cán bộ khoa học của Viện Weizmann, và đến năm 1985, ông trở thành giáo sư tại Đại học Hebrew.
Chính sự tò mò về cần sa như một loài cây chữa bệnh đã dẫn ông đến đồn cảnh sát vào năm 1963, nơi ông lấy mẫu thử nghiệm đầu tiên – 5 kg hash – để sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Giáo sư Mechoulam sau đó đã phát triển mối quan hệ của ông với các nhân viên tại Bộ Y tế Israel, những người đã cho ông giấy phép tiếp tục nhận các sản phẩm từ cần sa cho các nghiên cứu của mình trong vài thập kỷ tới.
Như ông tóm tắt giản dị sự việc: “Tôi luôn luôn đến Bộ Y tế, họ đưa tôi một lá thư để đưa cho cảnh sát, tôi đến gặp cảnh sát và uống một chút cà phê với họ, lấy hashish tôi cần và chỉ thế thôi.”
Ông là nhà khoa học đầu tiên phân lập các cannabinoid thực vật, đầu tiên là THC (tetrahydrocannabinol) sau đó là CBD (cannabidiol), và ông cũng là người đầu tiên phát hiện ra hệ thống endocannabinoid của con người, nó là một hệ thống tín hiệu tế bào phức tạp được tạo thành từ các thụ thể được tìm thấy trong toàn bộ cơ thể chúng ta. Các thụ thể này phản ứng với cannabinoid thực vật để điều trị nhiều tình trạng mà chúng ta mắc phải. Tất cả các sinh vật sống ngoại trừ côn trùng đều có hệ thống endocannabinoid.
Giáo Sư Mechoulam – Nhìn lại
Nghiên cứu của ông đã dẫn đến sự phát triển của nhiều lựa chọn điều trị an toàn và tự nhiên cho nhiều chứng rối loạn và bệnh hơn chúng ta có thể đếm được, nhưng đặc biệt là bệnh động kinh, sức khỏe tâm thần, bệnh đa xơ cứng và kiểm soát cơn đau.
Hai hợp chất cannabinoid hàng đầu – THC và CBD, được sử dụng ngày nay trong các loại thuốc biệt dược – Marinol, một loại thuốc dùng để điều trị chứng buồn nôn, sử dụng hợp chất THC tổng hợp; và Epidiolex, loại thuốc đầu tiên được FDA chấp thuận sử dụng CBD tự nhiên làm thành phần chính, để điều trị các dạng động kinh hiếm gặp.
Với nhiều thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu cần sa, giáo sư Mechoulam đã được ban tặng nhiều sự công nhận và vô số danh hiệu cao quý, bao gồm Giải thưởng Israel về Khoa học Chính xác – Hóa học (2000) và Giải thưởng Kolthoff về Hóa học từ trường đại học Technion. Ông là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nhân văn Israel. Năm 2014, Giáo sư Mechoulam được tờ Jerusalem Post vinh danh là một trong “50 người Do Thái có ảnh hưởng nhất thế giới”.
Đọc thêm các bài viết về cần sa y tế
Radio phỏng vấn Giáo sư Raphael Mechoulam, cha đẻ của nghiên cứu cần sa về “Đổi mới trong nghiên cứu lâm sàng & Thử nghiệm lâm sàng”
Giáo sư Joseph DeSimone
Như đã đề cập trước đó, Mechoulam chỉ là một trong hai người chiến thắng giải thưởng Harvey danh giá. Người còn lại là Giáo sư Joe DeSimone, ông được biết đến với những đóng góp đáng kể trong khoa học vật liệu, hóa học, khoa học polyme, y học nano và in 3D.
Giáo sư DeSimone cũng đã đạt được những bước đột phá quan trọng trong việc sử dụng carbon dioxide siêu tới hạn để sản xuất fluoropolyme có nhiều ứng dụng trong y tế. Giáo sư DeSimone đã xuất bản hơn 350 bài báo trên các tạp chí khoa học và đã có hơn 200 bằng sáng chế mang tên mình.
Ngoài ra, giáo sư DeSimone được ghi nhận là đã tạo ra những đổi mới quan trọng trong lĩnh vực y học chính xác (precision medicine), chẳng hạn như công nghệ PRINT (Particle Replication in Non-wetting Templates) trong công nghệ y tế, bao gồm cả sản xuất giao diện chất lỏng liên tục (continuous liquid interface production).
Dịch giả: Sadie Pices
Đơn Vị Tài Trợ: