Đến từ Đại học Compultense của thành phố Madrid, Tây Ban Nha, Tiến sĩ Christina Sanchez đã có hơn 10 năm nghiên cứu về những tác dụng chống khối u của THC, thành phần gây hiệu ứng tâm lý chủ yếu của cần sa.
Sanchez mang đến những thông tin có căn cứ vững chắc, giải thích chính xác về cách thức THC tiêu diệt toàn bộ các tế bào ung thư mà không hề gây tác dụng phụ đối với các tế bào khỏe mạnh.
Nghiên cứu của cô là một sự bổ sung cho công trình của những người khác, chẳng hạn như nhà khoa học người Anh Wai Liu, một bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Trường Y St. George thuộc Đại học London. Nghiên cứu của Liu cũng cho thấy THC có ‘hoạt động chống ung thư mạnh mẽ’ và có khả năng đáng kể trong việc ‘nhắm mục tiêu và tắt’ các đường dẫn cho phép ung thư phát triển.
Liu chỉ ra rằng các công ty dược phẩm chi tiêu hàng tỉ đô la vào các loại thuốc có cùng một tác dụng, chỉ khác nhau ở chỗ cây cần sa thực hiện điều đó một cách tự nhiên.
Điều đáng kể hơn nữa là cần sa có thể thực hiện điều đó mà không hề gây bất kỳ hiệu ứng thần thần kinh nào.
“Hẳn sẽ có rất nhiều loại ung thư phản ứng tốt với những tác nhân cần sa này.” Liu nói. “Nếu các vị nói về một công ty dược phẩm nào đó đang chi hàng tỉ bảng Anh để tìm cách phát triển một loại thuốc mới nhắm mục tiêu vào những đường dẫn ung thư như vậy, xin thông báo rằng chính cần sa luôn có được khả năng ấy – hay nói cụ thể hơn là một số thành phần của các hợp chất trong cần sa thực hiện được chính điều đó. Vậy là các vị đang sẵn có một thứ từ tự nhiên có những tác động đến chính những đường dẫn mà các loại thuốc ‘tuyệt vời’ tốn kém hàng tỉ đô la đang nhắm đến.”
Diễn biến này xảy ra vào một thời điểm quan trọng – khi các tiểu bang Hoa Kỳ đang tiến hành hợp pháp hóa cần sa và chính phủ liên bang đang nhận áp lực rút cần sa ra khỏi danh mục các chất bất hợp pháp. Đó là một định nghĩa lỗi thời và sai lầm về loài cây mà các cơ quan liên bang cho rằng ‘không hề có giá trị y tế’, và vẫn đang chống lại nó, mặc dù bản thân họ giữ rất nhiều bằng sáng chế liên quan tới loài cây này.
Đơn cử như Bằng sáng chế Số 6,630,507, ghi nhận các cannabinoid là những chất chống oxy hoá và chất bảo vệ thần kinh. Phải chăng đây chính là lý do tại sao họ đang cố tình kéo dài thời gian trong vấn đề rút loài cây quý giá này ra khỏi danh mục những chất bất hợp pháp?
Trên thực tế, 3 nhà khoa học thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ đã cho biết trong một tóm tắt nghiên cứu, đề cập tới những phát hiện của họ khi đệ trình xin cấp bằng sáng chế:
“Các cannabinoid được phát hiện sở hữu những ứng dụng đặc biệt trong vai trò chất bảo vệ thần kinh, ví dụ như hạn chế những thương tổn thần kinh – hệ quả của những bệnh lý thiếu máu cục bộ, chẳng hạn như đột qụy hoặc chấn thương, hoặc do quá trình điều trị các bệnh thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson và chứng sa sút trí tuệ do HIV.”
Trong các văn bản Hindu giáo, cây cần sa được biết đến là “loài cỏ linh thiêng”. Nó cũng đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc trong nhiều thế kỷ. Cần sa có thể thay thế các loại dược chất độc hại và có tác dụng giảm đau rõ rệt. Những nghiên cứu của Tiến sĩ Sanchez đơn thuần đã góp thêm một phần vào kho tàng kiến thức ngàn đời nay về những công dụng y tế của loài thực vật chịu nhiều tiếng oan này.
Nguồn:
- http://ar.iiarjournals.org/content/33/10/4373.abstract#corresp-1
- http://www.usnews.com/news/articles/2013/10/24/study-cannabis-compounds-can-kill-cancer-cells
- http://nypost.com/2013/09/11/feds-patented-medical-marijuana-even-when-they-were-fighting-it/
- http://www.google.com/patents/US6630507
- http://www.medscape.com/viewarticle/708039
- naturalsociety
Nguồn: cannabisconnections
Đơn Vị Tài Trợ: