Understanding Medical Cannabis 2
DECARBOXYLATION – KÍCH HOẠT TINH DẦU CẦN SA

Trước hết, cần phải hiểu rằng những tinh dầu cần sa (cannabinoïdes) có trong cây cần sa hầu hết không ở trạng thái hoạt động. Một sự kích hoạt (decarboxylation) là cần thiết để chuyển hóa thành phần axit không hoạt động trong tinh dầu cần sa sang dạng hoạt động (mà người sử dụng tìm kiếm). Sự kích hoạt này được thực hiện với tác động của nhiệt lượng (ví dụ như khi cuốn joint hoặc sử dụng với máy hóa hơi vaporizer).
Dưới tác động của nhiệt lượng, THCA (Tetrahydrocannabinolic Acid) không hoạt động trong cây dưới những tác động này sẽ chuyển thành THC hoạt động, CBDA không hoạt động sẽ chuyển thành CBD hoạt động, CBCA không hoạt động chuyển thành CBC hoạt động… và tiếp tục như thế đối với hơn 100 tinh dầu cần sa khác được tìm thấy trong cây cần sa. Nếu bạn tiến hành chiết xuất dầu cần sa mà không hoàn thành giai đoạn decarboxylation thì chiết xuất thu được không đủ mạnh để sử dụng vào mục đích trị liệu.

Đọc thêm
10372523 1575710389318804 5142264396879553015 n
5 điểm khác biệt cơ bản giữa THC và CBD

Cannabidiol (CBD) và tetrahydrocannabinol (THC) là hai thành phần dầu được tìm thấy nhiều nhất trong cây cần sa. CBD và THC được xếp vào nhóm cannabinoïdes (tinh dầu cần sa).
Rất nhiều giống cần sa được biết đến với hàm lượng THC rất cao, những giống cần gia có hàm lượng CBD cao ít gặp hơn. Nhưng CBD gần đây đã thu hút được sự quan tâm của bệnh nhân và các tổ chức về cần sa trị liệu, họ tìm kiếm những giống cần sa có hàm lượng CBD nhiều hơn là những giống cần sa có hàm lượng THC cao. Bài này diễn giải sự khác nhau của hai loại tinh dầu này.

Đọc thêm
images 1
Cần sa Sativa hay Indica? Loại nào tốt hơn?

Bạn có còn nhớ loại cỏ mà bạn hút lần mới đây nhất không?
Loại cỏ bạn hút đó là Sativa hay Indica? Phần lớn mọi người đều không có khái niệm gì về giống cần sa họ đang sử dụng.
Và bạn sẽ tự hỏi “rồi sao”? Tại sao giống cỏ mà tôi sử dụng lại quan trọng như thế?

Đọc thêm
safe image
Charlotte’s Web: Câu chuyện quan trọng trong Cần Sa Y Tế

Charlotte Figi đã phải chịu đựng cơn co giật đầu tiên lúc mới được 3 tháng tuổi, theo CNN thì cơn co giật đã kéo dài 30 phút, một số cơn co giật sau này còn kéo dài từ 2 tới 4h. Sau những lần đi khám bệnh người ta đã kết luận rằng Charlotte đã không may mắc phải căn bệnh động kinh co giật (hội chứng Dravet). Cùng với thời gian, các cơn co giật cũng tăng dần lên và Charlotte đã phải sử dụng tới 7 loại thuốc viên nén rất mạnh khác nhau.
Từ khi được điều trị với dầu cần sa y tế, Charlotte đã dần dần hồi phục khả năng diễn đạt và khả năng đi lại cũng như cải thiện được khả năng ăn/uống. Hiện tại Charlotte chỉ phải chịu đựng khoảng 2,3 cơn co giật mỗi tháng và thông thường những cơn co giựt này chỉ xảy ra khi ngủ.

Đọc thêm

Bài viết được xem nhiều nhất

Chat Messenger