Tôi đã nhận được một số phản hồi về bài viết “10 lý do tại sao các thầy thuốc Canada sẽ yêu thích những bài viết về cần sa”. Một độc giả đã yêu cầu tôi đưa ra chứng minh cho các bài viết của mình. Để làm được điều đó thì cần có một dự án lớn hơn, vì vậy tôi đã quyết định phân chia phản hồi của mình qua nhiều bài viêt. Bài đầu tiên sẽ là về chủ đề phụ thuộc cần sa.
Các nghiên cứu của của tôi giới hạn trong mục đích Y HỌC, không gồm mục đích giải trí. Nghiên cứu này dựa trên cả phương pháp hút và hấp thụ qua đường tiêu hoá, và sẽ không bao gồm bất kỳ chất tổng hợp nào ví dụ như Nabilone (là một cannabinoid tổng hợp được dùng để trị liệu trong y tế). Tôi nghĩ rằng điều này là công bằng bởi vì thói quen sử dụng cần sa để giải trí phụ thuộc vào nhiều điều kiện khách quan khác nhau (thời thơ ấu/cuộc sống gia đình, kinh tế và xã hội, địa vị xã hội, quá trình xây dựng tính cách, v…v), diễn ra đồng thời và phụ thuộc vào nhau, điều này có thể dẫn đến khả năng PHỤ THUỘC vào một chất BẤT KÌ. Còn trong phạm vi về cần sa y tế, chúng ta nên tập trung vào lòng tin và kiến thức của thầy thuốc lẫn bệnh nhân về các khả năng phụ thuộc vào cần sa.
Với các ý đó, những chủ đề tôi sẽ nói trong bài này là: Sự phụ thuộc cần sa là gì? Có bằng chứng gì để chứng minh cho định nghĩa đó? Và, nó có tác hại như thế nào đặc biệt là so với các loại thuốc khác?
SỰ PHỤ THUỘC VÀO CẦN SA
Định nghĩa sự phụ thuộc (nghiện) cần sa (hay còn gọi là rối loạn sử dụng cần sa) là một định nghĩa tương đối. Nhiều người tìm đến “tiêu chuẩn vàng” sau đó nhận được lại các vấn đề từ DSM-5 (cẩm nang chẩn đoán và thống kê về rối loạn tâm thần), và họ gọi nó là rối loạn sử dụng cần sa. Vấn đề định nghĩa của DSM là chủ yếu dựa trên việc sử dụng cần sa với mục đích giải trí, không vì mục đích y tế. Cụ thể như việc sử dụng cần sa để làm thuốc, nó nói rằng:
“Cho việc cần sa có thể chữa bệnh hay không thì nó cũng có thể ảnh hưởng đến việc chẩn đoán. Khi một loại thuốc được sử dụng để chữa trị cho các triệu chứng bệnh, các triệu chứng dùng thuốc quá nhiều và các triệu chứng cai nghiện (DT’s) sẽ tự diễn một cách tự nhiên và không nên sử dụng chúng làm dấu hiệu chính để xác định rối loạn sử dụng chất gây nghiện. Mặc dù khả năng chữa bệnh của cần sa vẫn còn tranh cãi và không rõ ràng, việc sử dụng cần sa cho một số trường hợp khi bệnh đã được chẩn đoán cũng nên được xem xét “. (DSM-5 trang 511).
Nói cách khác – nếu bạn đang dùng cần sa cho mục đích y tế, DMS-5 không coi dấu hiệu dùng thuốc quá nhiều và triệu chứng cai nghiện như một triệu chứng của rối loạn tâm thần. Trong thực tế, hầu hết tất cả các bác sĩ đều đồng ý rằng bất kể dược phẩm nào bạn đang dùng, nếu bạn có dấu hiệu dùng quá liều hay muốn tái sử dụng khi đã ngừng lại, đều không tính là nghiện. Thay vào đó, nó gọi là “sự phụ thuộc vật lý“.
Tuy nhiên, điều này vẫn để lại vài dấu hiệu như sự thèm muốn sử dụng cần sa, họ dành quá nhiều thời gian hoặc cố gắng để có được nó, bỏ quên bổn phận với gia đình hoặc công việc vì cần sa, v…v… Tất cả những điều này được gọi chung là lạm dụng (điều này còn có nghĩa là sử dụng không đúng cách).
Chúng ta đang phải đối mặt với hai câu hỏi:
1) Làm thế nào để một bệnh nhân có thể trở nên phụ thuộc vào cần sa.
2) Làm sao mà một bệnh nhân lại trở nên lạm dụng cần sa? Chắc chắn phải có một số bằng chứng về sự phụ thuộc và lạm dụng cần sa khi nó được sử dụng như một loại thuốc.
Chắc hẳn phải có … nhưng thực tế là, chẳng có gì có thể chứng minh điều đó cả.
BẰNG CHỨNG
Có một lý do tại sao lại không có đủ bằng chứng về những hậu quả của việc sử dụng cần sa y tế. Chúng ta có thể đổ lỗi phần lớn vào chính phủ Mỹ, và đặc biệt là Viện nghiên cứu quốc gia về lạm dụng thuốc – National Institute of Drug Abuse (NIDA), được thành lập vào năm 1974, trong bốn mươi năm trở lại đây, họ chỉ cho phép nghiên cứu về các tác động tiêu cực của cần sa (nghĩa là nó điều này không tốt cho bạn). Vì NIDA chưa bao giờ thừa nhận rằng cần sa là một loại thuốc, phần lớn các nghiên cứu của họ đều là về cần sa dùng để tiêu khiển, và điều đó hoàn toàn không giúp gì được cho chúng ta.
Những bằng chứng này tệ đến thế nào? Để tôi cho bạn một ví dụ:
Trong khi không có nhiều bằng chứng về giá trị y tế, thì đó có thể là cơ hội tuyệt vời cho các nghiên cứu về mục đích giải trí, và thoạt nhìn thì trường hợp này có vẻ hợp lí. Tạp chí Psychiatry của Anh đã xuất bản một bài báo có tựa đề: “Những ảnh hưởng tâm thần của cần sa”
“Hội chứng nghiện cai nghiện cần sa đã được chứng minh một cách rõ ràng và bao gồm sự bồn chồn, lo lắng, sự khó chịu, dễ bị kích thích, mất ngủ, chán ăn, run cơ, gia tăng phản xạ và các hiệu ứng tự trị bao gồm những thay đổi trong nhịp tim, huyết áp, đổ mồ hôi và tiêu chảy. Hội chứng này có thể xuất hiện trong khoảng 10 giờ, và lâu nhất vào khoảng 48 giờ “(Mendelson et al, 1984).
Nghe quả là đáng sợ cho đến khi bạn thật sự đọc các tài liệu tham khảo được trích dẫn và khám phá ra rằng nó là một nghiên cứu với trường hợp của một người. Thật như vậy sao. Và đó là những gì họ gọi là bằng chứng “minh bạch”.
Họ cũng trích dẫn một nghiên cứu khác (cái này có 12 người tham gia) với lịch hút kì lạ dường như đã cho thấy một vài triệu chứng cai nghiện thông qua các chỉ số như lo lắng và khó chịu. Tất nhiên, câu hỏi là, có những gì trong những điếu thuốc đó? Có những gì trong giả dược này? Nó có phải là thuốc lá? Nếu là thuốc lá, phải chăng các triệu chứng cai nghiện được bắt nguồn từ thuốc lá?
Mặt khác – Một trong số rất ít các nghiên cứu thực sự nhìn vào khả năng chữa bệnh của cần sa là một bài báo từ năm 2011 viết về Sativex, đó cơ bản là chiết xuất THC/CBD tỉ lệ 1:1 từ cây cần sa. Đây là kết luận:
“Trong các thử nghiệm lâm sàng, mức độ độc tố đã được giảm và chỉ có 2,2% số bệnh nhân nhận được hiệu ứng hưng phấn. Việc dùng thuốc quá nhiều đã không xảy ra, các triệu chứng khi cai thuốc đột ngột không giống với triệu chứng khi cai nghiện thông thường, và cho đến nay không có trường hợp nào lạm dụng hoặc đi chệch hướng đã được báo cáo .. “
Điều này có nghĩa là trong số 2% của người đã “high”, không có vấn đề dùng quá liều, không có các triệu chứng cai nghiện, không lạm dụng, và không có sự thay đổi. Có lẽ không có gì phải ngạc nhiên, nghiên cứu này được tài trợ bởi GW Pharma, nhà sản xuất Sativex.
Có một điều thú vị về nghiên cứu Sativex, và đó có lẽ là triệu chứng cai nghiện mà con người cảm thấy bắt nguồn từ các chất khi hút cần sa nhưng khi dùng qua đường tiêu hoá thì lại không. Ví dụ như các chất gây ung thư (đến từ khói khi đốt điếu cần). Điều này rõ ràng sẽ dẫn đến thắc mắc về sự phụ thuộc và các triệu chứng cai nghiện cần sa khi dùng qua đường hô hấp và sử dụng qua đường tiêu hoá. Chưa có nghiên cứu nghiêm túc nào trong lĩnh vực này. Ngoài ra, theo lẽ thường cho thấy với thực phẩm cần được tiêu thụ hàng ngày trên khắp Bắc Mỹ, dù là hợp pháp, bất hợp pháp, mục đích giải trí hay y tế, nếu có bất kỳ triệu chứng cai nghiện hoặc phụ thuộc nghiêm trọng nào xảy ra thì chúng ta cũng đã được biết đến. Các nhóm mẫu mà từ đó chúng ta có thể thu thập dữ liệu là mênh mông rộng lớn.
TIẾP THEO: ĐIỀU KỲ LẠ
Sử dụng THC qua đường miệng có thể ngăn chặn các triệu chứng cai nghiện từ việc hút cần sa. Ai có thể ngờ được điều này?, và hoá ra, chỉ cần liều thấp đáng kể. Dù bạn làm gì, thì cũng đừng nên sử dụng miếng dán nicotin. Nó sẽ không hiệu quả đâu. Hãy nhìn vào nghiên cứu mà những người đã thử cho thấy:
Nó cho thấy rằng bằng chứng về việc số lượng người phụ thuộc vào cần sa sẽ gia tăng là không thuyết phục. Hãy nhìn theo góc nhìn của người sử dụng, họ nói rằng nó có thể làm gia tăng sự phụ thuộc vật chất vào cần sa, mặc dù hầu như mọi nguồn thông tin đều đồng ý rằng triệu chứng cai nghiện cần sa sẽ nhẹ hơn nhiều so với hầu hết các loại khác. Hãy xem xét các nghiên cứu so sánh cần sa với các loại ma túy đường phố bất hợp pháp khác, và các loại thuốc kê toa. Tóm lại, nếu bạn xảy các triệu chứng khi cai nghiện thì nó cũng rất dễ dàng để vượt qua.
Nhưng nó sẽ ảnh hưởng như thế nào nếu bạn tiếp tục sử dụng?
TÁC HẠI CỦA CẦN SA NHƯ THẾ NÀO?
Năm 1972 NORML (Tổ chức Quốc gia về cải cách Luật cần sa) (norml.org) đã bắt đầu một bản kiến nghị hành chính yêu cầu xem xét lại cần sa để nó có thể được kê đơn như một loại thuốc. Sau 16 năm với cuộc chiến pháp lý và kháng cáo, Thẩm phán trưởng luật hành chính của cục phòng chống ma tuý Francis Young tuyên bố:
“Theo những quy định y tế nghiêm ngặt thì cần sa an toàn hơn nhiều so với nhiều loại thực phẩm chúng ta đang sử dụng hàng ngày. Ví dụ, ăn 10 củ khoai tây sống có thể dẫn đến ngộ độc. Theo so sánh, ăn một số lượng cần sa đủ để dẫn đến tử vong xét về thể lý là hoàn toàn không thể. Cần sa tự nhiên là một trong những chất có hoạt tính trị liệu an toàn nhất mà con người từng biết đến. Bất kỳ mọi nghiên cứu đều cho thấy cần sa có thể được sử dụng an toàn với những hướng dẫn chăm sóc y tế.”
Tôi muốn chỉ ra rằng, đây không chỉ đơn thuần là một trích dẫn về y tế, mà nó còn được phát biểu bởi một Thẩm phán làm việc cho DEA, cố gắng hết mình tìm lý do để giữ cần sa bất hợp pháp. Nếu ông ấy thấy không có vấn đề gì với nó, tại sao chúng ta lại cho rằng có một ai khác lại có thể?
Thuốc trong y học thường chứa thành phần được gọi là LD-50 (LD50). Chỉ số LD-50 chỉ ra hàm lượng thuốc sẽ làm 50% số động vật sử dụng thuốc trong một thí nghiệm sẽ chết do độc tính của thuốc gây ra. Một số nhà nghiên cứu đã cố gắng xác định chỉ số LD-50 của cần sa bằng cách thí nghiệm trên động vật, nhưng không thành công. Đơn giản mà nói, các nhà nghiên cứu đã không thể cung cấp đủ lượng cần sa để gây chết động vật.
Một phương pháp y tế thông dụng để xác định mức độ an toàn của thuốc là dựa trên tỷ lệ điều trị. Tỷ lệ này xác định sự khác biệt giữa một liều thuốc điều trị hiệu quả và một liều thuốc có khả năng gây tác dụng phụ. Aspirin có tỷ lệ điều trị cao khoảng 1:20. Hai viên aspirin là liều khuyến cáo cho bệnh trưởng thành. Hai mươi lần liều thuốc này, tức bốn mươi viên aspirin, có thể gây ra phản ứng gây chết người ở một số bệnh nhân, và gần như chắc chắn sẽ gây ra thương tích cho hệ thống tiêu hóa, bao gồm chảy máu trong. Tỷ lệ điều trị cho các loại thuốc quy định thường là khoảng 1:10 hoặc thấp hơn. Đa số thuốc này dùng để điều trị bệnh ung thư, bệnh tăng nhãn áp và bệnh đa xơ cứng có độc tính cao. Một số loại thuốc được sử dụng trong liệu pháp chống ung thư là một ví dụ, được coi là cực kỳ độc hại, với tỷ lệ điều trị có thể giảm xuống dưới 1:1,5. Những loại thuốc này cũng có LD-50 tỷ lệ rất thấp và có thể sinh ra chất độc, thậm chí là các phản ứng gây chết người dù cho sử dụng đúng cách. Ngược lại, tỷ lệ điều trị cần sa, giống như LD-50 của nó, để xác định được số lượng là không thể vì nó quá cao.
Đối với tôi, có vẻ như nó chẳng có tác hại gì.
TÁC HẠI LÂU DÀI THÌ SAO?
Trong khi một số (tranh luận) nghiên cứu cho rằng cần sa có thể có một số hậu quả tiêu cực cho những người sử dụng ở độ tuổi dưới 18 và cứ tiếp tục sử dụng nó rất nhiều trong một thời gian dài, dường như có rất ít trường hợp nào được ghi chép về các tổn thương đối với người trưởng thành. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có thể có một số vấn đề về phổi (như ho hoặc có đờm) do hút cần sa trong nhiều năm, nhưng không phải là ung thư phổi. Lưu ý rằng các vấn đề về phổi có thể hoàn toàn tránh được bằng cách sử dụng các phương pháp hoá hơi hoặc dùng qua đường tiêu hoá.
Trong thực tế, dựa trên một phân tích sử dụng phương pháp thống kê vào năm 2003, Tiến sĩ Igor Grant đã kết luận rằng việc sử dụng cần sa lâu dài không liên quan tới các “hiệu ứng có hệ thống, nghiêm trọng, và bất lợi từ việc sử dụng cần sa dựa theo các bệnh án thần kinh”, và ” Không có bằng chứng nào cho các tác hại về lâu dài ở người trưởng thành. ”
Tôi cũng phải đề cập đến chuyện hầu hết các thử nghiệm dược phẩm kéo dài khoảng 12 tuần, và trên cơ sở đó, các loại thuốc mới được phê duyệt. Nghiên cứu dài hạn ít khi được thực hiện. Vì vậy, tại sao không áp dụng cùng một tiêu chuẩn đó cho việc sử dụng cần sa để làm thuốc?
Đối với thiệt hại ngắn hạn hay dài hạn, khi so sánh với mọi thứ (bao gồm cả khoai tây) có vẻ như cần sa gây hại ít nhất, và điều này có thể gần như hoàn toàn tránh được bằng cách hoá hơi thay vì đốt thành khói (hút điếu).
TÓM LẠI
Những gì chúng ta đã biết được cho đến nay:
-Cần sa có thể sử dụng một cách an toàn và hiệu quả như một loại thuốc dưới sự giám sát của bác sĩ.
-Trong khi sự phụ thuộc vật chất có thể xảy ra, nhưng bất cứ vấn đề về “nghiện” cũng sẽ là tối thiểu.
-Tác hại ngắn hạn và dài hạn là tối thiểu, miễn là bạn không sử dụng khi quá trẻ.
Tôi sẽ kết thúc với lời tuyên bố uy tín từ tờ New England Journal of Medicine:
“Cần sa nên được hợp pháp cho tất cả các bệnh nhân cần nó để giúp họ trải qua việc điều trị căn bệnh đang đe dọa mạng sống của họ. Cho đến chừng nào việc điều trị này vẫn an toàn và chưa được chứng minh là thiếu hiệu quả, thì những bệnh nhân bị bệnh nặng (và các bác sĩ của họ) nên có quyền sử dụng bất cứ thứ gì họ cần để chiến đấu cho cuộc sống của mình. “
The New England Journal of Medicine, ngày 07 tháng 8 năm 1997.
Nguồn: Cannabis Digest
Dịch giả: Tài Dương
>>>Xem thêm Cần sa điều trị bệnh động kinh ở trẻ em
Đơn Vị Tài Trợ: