Thiếu hụt Endocannabinoid lâm sàng là gì?

Như đã biết, cần sa có thể hỗ trợ con người trong một số vấn đề về y tế. Vậy đối với chứng thiếu hụt Endocannabinoid lâm sàng, cần sa có thực sự là một giải pháp hữu hiệu?

Thiếu hụt Endocannabinoid lâm sàng là gì?
Thiếu hụt Endocannabinoid lâm sàng là gì?

Hệ thống Endocannabinoid (ECS)

Việc tiêu thụ cần sa thường gắn liền với những mục đích cá nhân. Ta sử dụng cho những cảm nhận tuyệt vời hơn trong buổi hoà nhạc, hay để đối phó với cơn đau đầu, cần sa luôn giúp ta đạt được hiệu quả mong muốn. Lí do mà chúng ta có những trải nghiệm khác nhau khi sử dụng cần sa là vì các hợp chất hoá học trong cần sa liên kết và tương tác với một hệ thống tự nhiên bên trong cơ thể, được gọi là hệ thống Endocannabinoid (ECS).

 

Các thụ thể Endocannabinoid có ở nhiều bộ phận trong cơ thể con người, chủ yếu ở dạng thụ thể CB1 và CB2. CB1 được tìm thấy chủ yếu trong não và hệ thần kinh trung ương, chịu trách nhiệm kích hoạt các xung thần kinh đáng chú ý nhất liên quan đến việc tiêu thụ cần sa. THC liên kết với thụ thee CB1, giống như một chiếc chìa khoá vừa vặn với ổ khoá. Thụ thể CB2 nằm bên ngoài hệ thống thần kinh trong hệ thống miễn dịch, không tham gia vào việc kích thích các hoạt động thần kinh.

 

Mặt khác, Cannabinoid nội sinh là những chất được cơ thể sản sinh ra một cách tự nhiên, chúng được đặt tên liên quan đến cây cần sa vì chúng được phát hiện khi khảo sát tự tương tác của cần sa với cơ thể con người. Sau này, người ta nhận định được rằng: cơ thể tự sản sinh ra cannabinoid. Đó là lí do chúng ta có một hệ thống như vậy.

 

Định nghĩa thiếu hụt Endocannabinoid lâm sàng

Thiếu hụt Endocannabinoid lâm sàng có liên quan đến một loạt các rối loạn. Như đã biết, Endocannabinoid có các thụ thể phân bố trên khắp cơ thể với chức năng chính là giữ cho cơ thể ở trạng thái cân bằng nội môi. Với mức Endocannabinoid không cân bằng, cơ thể chúng ta sẽ có những phản ứng tiêu cực. Cùng với đó, Phytocannabinoid (một cannabinoid được tìm thấy bên ngoài cơ thể người) đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và giảm thiểu các triệu chứng của nhiều bệnh.

 

Tóm lại, thiếu hụt Endocannabinoid lâm sàng là bất kì trạng thái hoặc bệnh tật nào bắt nguồn từ việc thiếu cannabinoid trong cơ thể.

 

Hội chứng đau nửa đầu

Đau nửa đầu không phải là một hội chứng mới. Nhưng vì đây không phải là một hội chứng gây chết người, nên mọi người thường sử dụng aspirin và để thời gian giải quyết vấn đề. Vẫn còn nhiều điều chúng ta chưa biết về chứng đau nửa đầu: mặc dù nó có ảnh hưởng với sự gia tăng nồng độ serotonin trong não, nhưng ảnh hưởng không có nghĩa nó là nguyên nhân gây ra điều này.

 

Endocannabinoid anandamide, với tác dụng đáng kể trong việc điều chỉnh cơn đau và dẫn truyền serotonin, sẽ có hiệu quả tích cực đối với người gặp chứng đau nửa đầu. THC có cấu trúc tương tự anandamide, từ đó có thể thể hiện tác dụng điều trị.

 

Hội chứng Ruột kích thích (IBS)

Người mắc hội chứng IBS có biểu hiện quặn bụng, đầy hơi và tiêu chảy. Điều này cũng liên quan đến tự thiếu hụt Endocannabinoid. Serotonin không chỉ có ảnh hưởng đến tình trạng bệnh mà thụ thể cannabinoid trong ruột cũng sẽ giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, đồng thời giúp kiểm soát tình trạng co thắt ruột.

 

Mặc dù hiệu quả của cần sa với việc làm giảm các triệu chứng IBS đã được chứng minh, nhưng trong một số trường hợp, việc sự dụng cần sa và sự gia tăng serotonin có thể gây ra các triệu chứng của hội chứng IBS.

 

Đau cơ xơ hóa

 

Đây là một loại rối loạn tâm thần kinh gây đau và liên quan đến serotonin. Hiệu tại, ở một số nước, cần sa đã được hợp pháp hoá như một loại thuốc điều trị đau cơ xơ hoá. Các nhà nghiên cứu đã công nhận sự cải thiện tình trạng đau đớn và lo lắng nhờ cần sa trong các bài báo được công bố vào năm 2008 và 2011.

 Đọc thêm các bài viết về Cannabidiol CBD

 

CBD có tác dụng như thế nào?

 

Không giống như THC, CBD không liên kết trực tiếp với bất kì thụ thể cannabinoid nào. Thay vào đó, nó ngăn chặn việc phân giải axit béo amide hydroase (FAAH). Enzyme này phá vỡ anandamide – một trong những cannabinoid nội sinh. Điều này đồng nghĩa với việc, CBD sẽ tăng hàm lượng endocannabinoid trong cơ thể và tạo ra các lợi ích về mặt y học theo đó.

 

Đối với việc điều trị chứng đau nửa đầu, anandamide đóng vai trò quan trọng. THC cũng mang lại hiệu quả tương tự do có cấu trúc tương tự. CBD đang được sử dụng rộng rãi với công dụng như một loại thuốc chống viêm, giảm đau mạnh. Câu hỏi được đặt ra là: liệu CBD có thể làm giảm chứng đau nửa đầu tương tự như thuốc giàu THC hay không? Hiện nay vẫn chưa có lời giải đáp.

 

Điều thú vị là, người mắc một trong những căn bệnh này cũng sẽ xuất hiện triệu chứng của các hội chứng liên quan khác. Nhiều bệnh nhân IBS cho rằng họ cũng có những triệu chứng của chứng đau nửa đầu, hay phần lớn những người bị đau cơ xơ hoá cũng có dấu hiệu của IBS. Đây là nguyên nhân dẫn đến giả thuyết rằng chúng đều là biểu hiện của cùng một chứng rối loạn. Với những nghiên cứu mới hơn, chúng tôi sẽ có câu trả lời sáng tỏ cho sự thiếu hụt Endocannabinoid lâm sàng.

 

Dịch giả: Quỳnh Anh.

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC



    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    10 dieu du khach can biet ve can sa o Thai Lan
    # Cần Sa Y Tế

    10 điều du khách cần biết về cần sa ở Thái Lan

    10 điều du khách cần biết về cần sa ở Thái Lan. Việc trồng cần sa là hợp pháp nhưng phải đăng ký vào ứng dụng “PLOOK GANJA” của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm hoặc thông qua trang web của chính phủ.

    Đọc thêm
    Luat ve luu tru cung cap san xuat va mua ban gai dau va Can sa voi muc dich y te va giai tri theo tung tieu bang o Uc
    # Bài dịch

    Luật về lưu trữ, cung cấp, sản xuất và mua bán gai dầu và cần sa với mục đích y tế và giải trí theo từng tiểu bang ở Úc (cập nhật năm 2023)

    Luật về trồng trọt và sử dụng gai dầu, cần sa trong y tế và giải trí được quy định khác nhau tuỳ khu vực tiểu bang của nước Úc. Sau đây là những thông tin chi tiết về luật đối với cần sa và gai dầu dùng trong y tế và giải trí ở […]

    Đọc thêm
    Phong van bac si Ondrej Slama chuyen khoa ung buou va cham soc giam nhe ve tiem nang su dung can sa y te trong dieu tri ung thu
    # Bài dịch

    Phỏng vấn bác sĩ Ondřej Sláma chuyên khoa ung bướu và chăm sóc giảm nhẹ về tiềm năng sử dụng cần sa y tế trong điều trị ung thư

    Bác sĩ Ondřej Sláma là trưởng khoa cấp cứu chăm sóc giảm nhẹ tại viện ung bướu Masarykov – cơ sở lớn nhất điều trị ung thư tại Cộng hòa Séc. Ông thường sử dụng cần sa trị liệu trong quá trình chăm sóc những bệnh nhân mắc bệnh nan y. Ông là một trong những người tiên phong việc ứng dụng cần sa trong điều trị giảm đau và điều trị ung thư tại Cộng hoà Séc.

    Đọc thêm
    Chat Messenger