Cần sa được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ một cách đáng kể đối với các chứng rối loạn hệ tiêu hóa như buồn nôn, chán ăn và trào ngược axit, và có thể mang đến hiệu quả tốt hơn những phương pháp điều trị khác.
Sức khỏe tốt bắt nguồn từ hệ đường ruột. Theo thuật ngữ dược lý, cần sa y tế hoạt động giống như một loại thực phẩm bổ sung hoặc thực phẩm chức năng hơn là một loại mà cơ thể có thể hấp thụ và sử dụng nó.
Các cannabinoid được tìm thấy trong cần sa tương tự như các hợp chất hóa học do hệ thống endocannabinoid (ECS) của con người sản xuất. ECS của bạn có thể điều chỉnh các chức năng khác nhau trong cơ thể, bao gồm cả đường tiêu hóa (GI).
Khi bạn sử dụng cần sa y tế, các cannabinoid của loài thực vật này sẽ gắn vào các thụ thể cannabinoid trong ECS của bạn. Chẳng hạn, ECS có thể tạo ra cảm giác thích thú hoặc cảm giác đói. Đây là lý do vì sao một số người sử dụng cần sa cảm thấy thèm ăn hơn.
ECS thực hiện một số vai trò trong đường tiêu hóa:
- Giảm tình trạng viêm liên quan đến trào ngược axit
- Giảm tiết axit dạ dày
- Gia tăng ngưỡng chịu đau
- Ảnh hưởng đến sự co giãn của thực quản
Dạ dày và ruột của bạn là nơi sinh sống của một hệ sinh thái vi sinh vật đa dạng giúp tiêu hóa thức ăn và thực hiện các hoạt động sinh học khác. Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực để chứng minh hệ vi sinh vật, cũng như ECS trong cơ thể của chúng ta, cũng có thể làm cho các kết nối thần kinh trở nên dễ dàng hơn.
Đọc thêm các bài viết về cần sa y tế
Vì thụ thể CB1 và CB2 của chúng ta phân bố nhiều trong hệ đường ruột, nên hệ tiêu hóa sẽ thu hút các hợp chất cannabinoid nội sinh một cách tự nhiên.
Các cannabinoid như cannabidiol (CBD) và tetrahydrocannabinol (THC) xâm nhập vào trong cơ thể chúng ta thông qua các thụ thể trong hệ đường ruột và gửi các tín hiệu đến não bộ để bắt đầu điều chỉnh các hệ cơ quan theo cách khác nhau đồng thời cũng hoạt động như một chất chống viêm.
Một vài nghiên cứu cho thấy sự hiệu quả của các loại cannabinoid đối với đường tiêu hóa và tình trạng trào ngược axit. Một nghiên cứu đã cho thấy khả năng làm giảm giãn cơ thắt thực quản dưới thoáng qua (TLESR) ở những người khỏe mạnh có sử dụng THC. THC có thể làm giảm các cơn trào ngược axit.
Dịch giả: Thiên Minh
Nguồn: Marijuanadoctors – Medical Marijuana as an Alternative Treatment for Acid Reflux
Đơn Vị Tài Trợ: