Liệu cần sa có thể trở thành một loại thuốc cai nghiện?

Tác giả: Laurel Dewey

addiction

(Tên của một số cá nhân trong câu chuyện đã được yêu cầu thay đổi )

Joe biết rằng cuộc đời mình rơi xuống đáy vực khi ông 60 tuổi. Ông bắt đầu tìm đến rượu khi mới chỉ 16 tuổi và lá gan của ông có thể không chịu được lâu nữa. Mọi nỗ lực từ bỏ rượu trong quá khứ của ông đều bất thành.

“Nhưng lần này thì khác,” Joe nhìn thẳng vào tôi và nói. “Lần này tôi có thể sẽ mất đi người vợ, công việc và tất cả mọi thứ mà tôi đã gây dựng lên”. Joe biết rằng ông không thể thất bại lần nữa khi đây là cơ hội cuối cùng của mình.

Joe quyết định “cai khan” (ngừng uống rượu ngay lập tức và không sử dụng các biện pháp hỗ trợ cai) nhưng những cơn run đẩy, toát mồ hôi và cảm giác lo âu quá khủng khiếp, khiến ông khó cưỡng lại ý muốn tìm đến rượu. Thế rồi một người bạn đề nghị Joe dùng thử cần sa, và ông miễn cưỡng hút một vài hơi. Trong vòng mấy phút, cảm giác lo âu dần dịu xuống, Joe thấy nhẹ nhõm; cơ thể ông dần tìm lại được sự thăng bằng trong khi những cơn run rẩy và đổ mồ hôi từ từ chấm dứt.

Joe đã không uống một giọt rượu nào 2 năm nay. Vào mỗi tối sau khi đi làm về, ông hút vài ba hơi cần sa để đè nén cơn thèm rượu. Joe tin rằng nếu không nhờ có cần sa, hẳn rằng ông sẽ lại uống rượu trở lại. Joe nói với tôi: “Khi nhìn vào trong gương, tôi thấy một người hoàn toàn khác. Tôi tham gia hoạt động nhiều hơn, hòa đồng hơn và tình trạng sức khỏe ổn định hơn. Và tôi thật sự nghĩ rằng cần sa đóng góp rất nhiều vào chuyện này”.

Có thể Joe không nhận ra, nhưng ông chính là một trong rất nhiều người đã âm thầm (thậm chí giấu giếm) sử dụng cần sa như một loại thuốc để cai nghiện rượu, thuốc lá, các loại ma túy nặng hay các loại dược phẩm. Một nghiên cứu gần đây đã công nhận rằng 3/4 trong số các bệnh nhân sử dụng cần sa y tế coi loại thảo dược này như một sự thay thế cho các loại thuốc được kê toa, rượu hay các chất cấm khác. Theo cuộc nghiên cứu, có 3 lý do chính giải thích tại sao người ta chọn cần sa thay vì bất kì các loại thuốc nào khác: “Kinh tế hơn, ít tác dụng phụ hơn, và kiểm soát được các triệu chứng tốt hơn”. Hơn nữa, họ thấy rằng khi mà các loại thuốc mạnh hơn không hiệu quả thì cần sa lại phát huy tác dụng. “Các thí nghiệm lâm sàng trên những người không nhận được kết quả khả quan với những liệu pháp cai nghiện bằng thuốc hay tâm lý thông thường,” nghiên cứu ghi nhận, “có thể sẽ là một điểm khởi đầu thuận lợi để chúng ta hiểu sâu hơn về tác dụng của các liệu pháp thay thế bằng cần sa.”
Lý thuyết “liệu pháp thay thế” này không hẳn là mới. Bác sĩ y khoa Tod H Mikuriya và bác sĩ tâm lý Jerry Mandel đã đăng một bài viết vào tháng 10 năm 2001 với tựa đề “Dependence” (Sự lệ thuộc chất). Bác sĩ Mikuriya đã thống kê dựa trên cơ sở dữ liệu của ông từ 6500 bệnh nhân. Ông chọn ra 104 bệnh nhân đã thành công trong việc sử dụng cần sa để cai rượu, các chất cấm và các loại dược phẩm. 104 bệnh nhân này đa dạng về độ tuổi, trong đó có 28 người hơn 50 tuổi. Rượu là chất gây kích thích phổ biến nhất mà những bệnh nhân đó muốn bỏ, tiếp theo là các loại thuốc giảm đau kê theo đơn, thuốc chống trầm cảm và các loại chất cấm.Một bệnh nhân tham gia nghiên cứu cho biết: “Cần sa có ý nghĩa rất lớn
trong việc giúp tôi giảm stress, trực tiếp giảm bớt những vấn đề ở lưng của tôi, cũng như giúp tôi thực hiện được những thay đổi tích cực trong lối sống…Chứng đau lưng cùng với mất ngủ do rượu của tôi đã được cải thiện rất nhiều nhờ cần sa. Từ đó, tôi đã không phải sử dụng rượu để chống lại những cảm giác khó chịu, cả về mặt tâm lý hay thể chất.”

Nghiên cứu của hai vị bác sĩ này đã kết luận: “Cần sa không thể xóa đi các vấn đề đã tích lũy trong một thời gian dài sử dụng rượu bia, nhưng các vấn đề đó có thể được theo dõi và nhận tác động một cách thích hợp. Ở mức độ thấp, cần sa giúp cho người bệnh chống chọi và kiểm soát căn bệnh tốt hơn. Niềm hy hi vọng được khôi phục khi mà vấn đề nhiễm độc rượu kinh niên thuyên giảm, đời sống trở lại ổn định, và những mơ ước thế chỗ cho những tổn thương và những cơn ác mộng.”

Làm rõ vấn đề

Tôi biết rằng nếu chỉ nhìn bề ngoài, một số độc giả sẽ thấy toàn bộ điều này thật vô lý. Nếu tin vào sự tuyên truyền của  chính phủ rằng cần sa “nguy hiểm không khác gì heroine”, hẳn rằng bạn sẽ thấy lời tuyên bố cần sa có thể giúp chấm dứt sự lệ thuộc vào morphine và các thuốc opiod tổng hợp (Oxycontin) thật ngớ ngẩn. Nhưng nếu bạn sẵn sàng thừa nhận thực tế rằng suốt những thập kỉ qua, các thống kê và các câu chuyện ghê rợn liên quan đến cần sa đều mang tính dắt mũi công chúng một cách lố bịch và đã hoàn toàn thất bại; rồi khả năng của bạn trong việc tìm kiếm thông tin và hiểu đúng sự thật về loài cây này sẽ đạt được một tiến triển ngoạn mục.

Đó chính xác là những gì đã xảy ra với tôi 3 năm trước, khi tôi đi sâu vào nghiên cứu về cần sa trước khi viết cuốn sách “Betty’s (Little Basement) Garden” (Tạm dịch: Khu vườn (nhỏ dưới tầng hầm) của Betty) – cuốn tiểu thuyết đầu tiên về cần sa y tế ở Colorado. Ban đầu, tôi không mấy tin tưởng khi nói chuyện với những người đã và đang sử dụng cần sa để cai rượu, thuốc lá hay các loại ma túy nặng. Những ấn tượng ban đầu của tôi là những người đó chỉ đang dùng cần sa để “phê pha”, và họ sẽ không bao giờ cai nghiện hoàn toàn được đâu. Ngu xuẩn không kém việc tin vào những tuyên truyền cấm đoán cần sa suốt mấy thập kỉ của chính phủ, tôi cũng đã ủng hộ quan điểm tiết chế (tuyệt đối không sử dụng chất, dù chỉ một chút cũng là đã sử dụng) được đề xướng bởi các trung tâm điều trị và bác sĩ. Cũng khó cho tôi, khi mà tôi đã gặp phải vấn đề nghiện rượu ở ngay trong gia đình mình. Hai người họ hàng đã cai được rượu của tôi đã không biết bao nhiêu lần nói với rằng “Không được động đến bất cứ thứ gì gây tác động tâm lý, cả si-rô ho cũng không được.” Nếu biết rằng tôi đã từng tin vào “Thuyết ma túy trung gian,” các bạn sẽ hiểu được tại sao tôi cần phải nghiên cứu thêm nhiều và kiểm chứng những thông tin rồi mới có thể thấy vui mừng và trân trọng cần sa trong vai trò một loại thuốc cai nghiện.

Đó chính xác là những gì tôi đã làm. Càng đi sâu vào nghiên cứu về vấn đề đáng tranh cãi này và trò chuyện với các bác sĩ, bệnh nhân, những người chăm sóc, và những thành viên trong gia đình ủng hộ sử dụng cần sa để cai nghiện chất, tôi càng nhận ra rằng rốt cuộc ý tưởng ấy không hề điên rồ và thiếu cơ sở chút nào.

Quá trình xung đột nhận thức (cognitive dissonance)

Frantz Fanon đã phổ biến thuật ngữ xung đột nhận thức trong cuốn sách  Black Skin, White Masks  (Tạm dịch: Da đen-Mặt nạ trắng) của ông. Nói ngắn gọn, con người ta rất khó từ bỏ được những niềm tin thâm căn cố đế, ngay cả khi chúng đã được chứng tỏ là sai lầm. Khi có những chứng cứ chống lại những niềm tin thâm căn cố đế đó, người ta có thường có xu hướng cảm thấy khó chịu, thậm chí là phẫn nộ – đó chính là “xung đột nhận thức,” theo thuật ngữ của Fanon. Tại đó, Fanon đã nhận định rằng “Để bảo vệ những niềm tin thâm căn cố đế, con người thường kiếm cớ để biện minh, tảng lờ và thậm chí phủ bất cứ thứ gì không phù hợp với niềm tin của họ.” Tôi nghĩ rằng đây là một trong những rào cản tư tưởng mà các bác sĩ, chuyên gia tâm lý hay chuyên gia y tế cần phải vượt qua để đem lại cho công chúng một cuộc thảo luận rõ ràng, nhất quán về công dụng của cần sa trong vai trò một loại thuốc cai nghiện.

Tất nhiên, vẫn có rất nhiều người không có thiện cảm với cần sa do sự khác biệt về văn hóa, bao gồm cả những người lớn tuổi – những người tin vào những thứ họ được nghe về loài cây này. Vì vậy, nếu muốn đi sâu vào vấn đề còn gây nhiều tranh cãi này, bạn cần có tư tưởng cởi mở trước ít nhất là 3 điểm sau đây:

Đầu tiên, chiến dịch truyền bá chống lại cần sa hơn 70 năm qua hoàn toàn sai lệch và gây hiểu lầm một cách trắng trợn.

Thứ hai, trong nhiều tài liệu y học. cần sa có rất nhiều tác dụng. Bao gồm cả tác dụng cân bằng nội môi qua hệ thống Endocannabinoid. (vấn đề sẽ được bàn thêm ở phần sau.)

Thứ ba, hãy hiểu rằng cần sa là một loại thảo dược, khi được sử dụng hợp lý sẽ có rất ít hiệu ứng phụ. Trên thực tế, rất nhiều người dùng sẽ nói rằng loại cây này không hề có tác dụng phụ.

Bác bỏ “Thuyết ma túy trung gian” (Gateway theory)

Có lẽ đây là chướng ngại vật lớn nhất khiến cần sa không được chấp nhận như là một loại thuốc cai nghiện. Càng tìm hiểu thêm về thuyết ma túy trung gian khi nói chuyện với những người nghiện về mô thức sử dụng các chất kích thích, tôi càng bắt đầu tự hỏi phải chăng rượu hay thuốc lá không phải là loại ma túy trung gian đích thực. Bởi vì hầu hết tất cả những người nghiện tôi phỏng vấn đều bắt đầu với một trong hai loại chất kích thích trên, thậm chí là cả hai cùng một lúc. Càng nghe nhiều từ phí những người nghiện chất,  tôi càng thấy rằng ma túy trung gian chẳng qua chỉ là loại chất kích thích đầu tiên được sử dụng. Nó không hề liên quan đến tính chất hay thành phần của loại chất ấy – nếu như nó đem lại hiệu quả họ trông đợi,  họ sẽ tiếp tục dùng nó. Nếu ban đầu người đó sử dụng thuốc lá để tạm thời xua tan cảm giác lo lắng, thì thuốc lá sẽ là thứ ma túy trung gian (!) Nếu ban đầu họ có được rượu hay bia và rồi thích thú với cảm giác mê mệt giác quan mà chúng đưa lại, thì trường hợp này bia rượu sẽ là chính là ma túy trung gian.

Nhiều nghiên cứu đang chứng tỏ điều đó. Vào tháng 8/2012, trên Tuần san Sức khỏe học đường (Journal of School Health), một nghiên cứu  được công bố đã chứng mình rằng chắc chắn bia rượu -chứ không phải cần sa – mới là ma túy trung gian hàng đầu đối với thanh thiếu niên. Trong các khám phá của mình, họ nhấn mạnh rằng : “Những học sinh cuối trung học phổ thông đã sử dụng rượu bia lần đầu tiên trong đời có khả năng sẽ hút thuốc lá cao gấp 13 lần, khả năng sẽ hút cần sa cao gấp 16 lần, và khả năng sử dụng cocaine cao gấp 13 lần .” Vào năm 2010 trên Tuần san Y tế Lancet, một nghiên cứu được công bố, đã mạnh dạn tuyên bố rằng: xếp theo thứ tự tăng dần: Thuốc kích thích (amphetamines), thuốc lá cocaine, đá (methaphetamine), heroine và rượu bia đều gây hại hơn cần sa. Trong đó rượu bia đứng top đầu. Vì vậy, mô hình về các chất  “hợp pháp” dẫn đến các chất  bất hợp pháp diễn ra trong đời sống thực tế khác xa với những bối cảnh được dựng lên bởi các chuyên gia sức khỏe hay các nhà giáo dục.

“Thuyết ma túy trung gian là một thứ tin vịt,” Bác sĩ Tom O’Connell nói với tôi. Ông cho rằng Richard Nixon và John Mitchell là 2 người phải chịu trách nhiệm rất nhiều cho việc này. “Cuộc chiến chống ma túy toàn cầu hầu như đã được khơi mào dựa trên những ý kiến không có cơ sở lý lẽ của 2 gã dối trá khốn kiếp này – những kẻ không có một chút kiến thúc nào về các loại chất.” O’Connell từng là một bác sĩ phẫu thuật lồng ngực đã hành nghề ở Trung tâm y tế quân đội William Beaumont. Sau đó ông tiếp tục sự nghiệp tại bệnh viên trung ương San Francisco. Hiện tại ông đang làm việc với các bệnh nhân điều trị bằng cần sa ở Bắc California. Ông vốn đã không hề tin cần sa là một loại thuốc, là một loại thuốc cai nghiện thì càng không. Nhưng sự đam mê nhiệt thành với công việc, cùng với hàng ngàn buổi phỏng vấn trực tiếp với bệnh nhân đã thay đổi suy nghĩ của ông về loài cây này. Ở tuổi 81, ông đã tự mình tạo nên một cơ sở dữ liệu khá ấn tượng, bao gồm gần 6900 bệnh nhân trong 12 năm, với độ tuổi dao động từ 18 cho tới hơn 80. Dành cho mỗi buổi phỏng vấn tới 45 phút để lắng nghe chuyện của bệnh nhân, bác sĩ O’Connell nói rằng ông cảm thấy có thể xem bản thân một bác sĩ tâm lý vậy.

Sau khi tích lũy một khối lượng thông tin lớn về tiểu sử của nhiều bệnh nhân, cũng như là trải nghiệm của họ với cần sa và các loại thuốc, O’Connell cảm thấy đã tìm được gốc rễ của sự phụ thuộc vào thuốc: Sự lo âu. Tuy nhiên, ông đã đưa giả thiết của mình thêm một bước xa hơn. Ông xác định được một điều kiện tương đương nhau của các bệnh nhân mắc nghiện, điều kiện này kích động chứng lo âu trong một thời gian dài, từ đó dẫn đến việc lạm dụng chất kích thích. Ông khẳng định rằng, “Chứng lo âu trong một thời gian dài, ở cả nam và nữ, có thể là kết quả của sự thiếu thốn tình cảm hay chăm sóc của người cha đẻ ở trong một giai đoạn quan trọng nào đó vào thời thơ ấu của bệnh nhân. Từ đó có thể tạo ra chứng rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) trong giai đoạn trưởng thành của người bệnh. Đây là khi người bệnh cảm thấy thiếu đi sự bảo vệ (insecurity), dẫn đến nhiều hệ quả khó lường, bao gồm cả sự lệ thuộc chất.”

Tôi nghĩ sự liên hệ đến chứng lo âu của bác sĩ Tom thực sự có lý. Trong cuốn tiểu thuyết của mình, tôi có viết một câu rằng “Cần sa là một loại thuốc cổng vào (ma túy trung gian) chỉ khi tất cả những cánh cổng về nhà bị đóng lại”. Từ quan điểm của bác sĩ, tất cả các hội chứng như “Rối loạn tăng động giảm chú ý” (ADD), hội chứng sợ xã hội (social anxiety disorder) và kể cả chứng trầm cảm trường kì có mối liên kết mạnh mẽ với việc vắng đi sự chăm sóc và tình cảm của người cha. Sau nhiều năm, trải qua những biến cố và thăng trầm trong cuộc sống, vấn đề gốc rễ ( sự lo âu thuở thơ ấu nằm bên trong người bệnh), dần dần mất đi điểm neo đậu trong tâm trí người bệnh khi đã trưởng thành. Ngày qua ngày, nó cứ trôi nổi tự do và lớn dần lên và kéo theo những nỗi ám ảnh mới. Đây là thời điểm người bệnh bắt đầu cảm thấy bản thân cần phải “sử dụng” một loại chất gì đó để nén chặt những nỗi ám ảnh đó xuống, đây thường là lúc quá trình nghiện bắt đầu. Theo cách nhìn nhận của bác sĩ, sự phụ thuộc vào các chất kích thích đơn thuần chỉ là nhu cầu kiềm chế sự lo lắng và cứu rỗi sự rung động liên tục trong tâm can. Đó là cảm giác những góc nhọn không bao giờ được gọt tròn hay một “điều tồi tệ nào đó” sẽ xảy ra.

Bác sĩ Tom khám phá ra rằng, trong khi những gánh nặng về tâm lý bị chôn vùi gây ảnh hưởng lên phụ nữ, thì đàn ông phải chịu đựng nhiều hơn khi lớn lên trong một gia đình không có cha, hoặc gia đình đó thiếu đi tình cảm và sự quan tâm chăm sóc của người cha. Trên thực tế, việc có một người cha không hề để ý đến con cái hay quan tâm đến cuộc sống của con cái. Điều này có thể là nguyên nhân gây tổn thương lớn nhất, dẫn đến một cuộc sống đầy các “triệu chứng bệnh”-Theo bác sĩ; tất cả những triệu chứng đó đều rằng buộc với nỗi lo âu bị kìm nén, những điều mà người bệnh không bao giờ dám đối mặt hay chia sẻ với người khác. Bác sĩ nói với tâm trạng đầy hào hứng “Đấy là lý do tại sao cần sa có thể thành một liều thuốc cứu mạng những bệnh nhân bị nghiện, bởi loài cây này có chức năng phi thường để làm giảm đi sự lo âu của người nghiện khi họ cố gắng cai rượu hay các chất gây nghiện khác. Cần sa là một cánh cửa/cổng, nhưng dẫn người ta thoát khỏi ma túy hay rượu bia, chứ không phải dẫn họ vào sự lệ thuộc chất.”

Cách thức cần sa hoạt động như một loại thuốc cai nghiện

Bà Evelyn, 68 tuổi, một bệnh nhân cai nghiện. Bà bỏ được 11 loại thuốc giảm đau khác nhau (bao gồm cả 275 liều Percocet một tháng) bằng cách sử dụng dầu cần sa trong hơn 8 tháng. Tôi hỏi bà về cảm giác cần sa hoạt động như thế nào. Evelyn trầm ngâm một lúc rồi nói: ”Tôi nghĩ cần sa làm bạn tự tin hơn vào bản thân mình, hỗ trợ quá trình tìm hiểu mục đích những việc bạn làm. Đối với tôi, cần sa giúp tôi nhận ra vị trí đứng của mình trong quá trình tôi cai nghiện, đó là giây phút ngạc nhiên và vui mừng nhất mà tôi từng có. Cần sa có lẽ là công cụ giúp bạn tự nhận thức hiệu quả nhất tôi từng gặp. Nó như một bác sĩ trị liệu tí hon vậy”

Tất cả những bệnh nhân tôi nói chuyện cùng đều đưa ra một lý do ngắn gọn giải thích tại sao họ tin rằng cần sa lại hiệu quả. Vì đây đều là những trải nghiệm chủ quan dựa trên từng bệnh nhân, vậy nên chúng thiếu đi mất kiến thức khoa học cần thiết để đặt ra nền tảng cho một học thuyết. Ở Mỹ, việc nghiên cứu về cần sa bị đặt giới hạn do các đạo luật hạn chế Liên Bang (Federal restriction), ngoài ra loài cây này còn bị liệt kê vào các loại thuốc thuộc Danh mục 1 (cùng chung hạng mục với heroin và LSD). Quá trình nghiên cứu đang được thực hiện ở Châu Âu và Isarel ở những phòng thí nghiệm bí mật. Việc tiếp cận với cần sa cho những mục đích khoa học vấp phải rất nhiều hạn chế, từ đó rất nhiều nghiên cứu được thực hiện trên động vật và sử dụng THC tổng hợp hoặc Cannabidiol  (CBD) không có tác dụng tâm lý.

Việc khám phá ra hệ thống Endocannabinoid (ECS) là một trong những phát hiện quan trọng nhất về khoa học mà cần sa hoạt động. Khi mà có nhiều vấn đề về sự phụ thuộc trong quá trình sử dụng cần sa được nêu lên, nhiều chuyên gia y tế nghiên cứu về loài thực vật này và hiểu rõ về nền tảng khoa học ở trong đó. Họ băn khoăn phải chăng không đúng khi  cho rằng cần sa thực sự gây sức hút (hay sự phụ thuộc ngay tức thời). Bởi rằng loài cây này có tác dụng điều tiết hệ thống ECS. Theo như tác giả  Clint Werner, người đã viết cuốn “Cần sa – Cổng sức khỏe”, ECS là “một hệ thống sinh học điều tiết quan trọng”, với những tế bào thụ thể nằm ở não bộ, đại tràng, gan và các cơ quan nội tạng khác nằm ở hệ miễn dịch. Hơn 60 loại hợp chất Cannabinoid được biết đến (THC là hợp chất phổ biến nhất) gắn liền với nhiều tế bào thụ thể tạo ra sự cân bằng nội môi trong cơ thể. Từ đó cơ thể bệnh nhân cảm giác như được “khởi động lại”. Một bệnh nhân nữ đã mô tả với tôi rằng đó là “Cảm giác tôi cảm nhận mọi thứ tốt hơn; mở lòng chia sẻ chứ không phải chạy thoát khỏi những vấn đề nữa”

Amygdala (Hạch hạnh nhân) là một nhóm các tế bào hình hạnh nhân ở bên trong não bộ và có tác dụng khởi động hệ thống ECS. Hạch hạnh nhân liên quan đến việc con người kết hợp trí nhớ dài hạn để xử lý những tín hiệu cảm xúc, từ đó tạo nên tình yêu thương/trắc ẩn của con người. Tuy vậy, do những cảm xúc mạnh hợp thành, Hạch hạnh nhân có thể cuốn theo những thứ gọi là “ký ức sợ hãi” hay “điều kiện sợ hãi”. Điển hình tiêu biểu nhất là chứng “rối loạn sau sang chấn” (PTSD). Nằm ở hệ thống limbic (hệ viền) trong não bộ, Hạch hạnh nhân có trách nhiệm đi “tuần tra” và báo động nếu có khả năng gây nguy hiểm đến sự an toàn của con người. Khi mà cuộc sống có quá nhiều áp lực kéo theo những căng thẳng quá mức, một chuỗi phản ứng làm chậm xảy ra đồng thời với “Trục hạ đồi tuyến yên thượng thận”. Đây là thời điểm mà con người thường tìm đến những thứ để giảm đi sự lo âu/căng thẳng trong họ. May mắn là cần sa có công hiệu trực tiếp lên Hạch hạnh nhân.

Vào tháng 9 năm 2009, một bài báo được đăng trên “Tuần san thần kinh học” thảo luận về hiệu quả của thụ thể cannabinoid ở trong Hạch hạnh nhân amygdala; các thụ thể này có thể ngăn ngừa các ảnh hưởng của stress và giảm thiểu lo âu. Một chuỗi các nghiên cứu trên động vật đã chứng minh rằng nếu cần sa y tế  nếu được sử dụng một cách hợp lý, có thể “hồi phục” các bộ phận ở não bộ theo một cách nào đó; khôi phục các Hạch hạnh nhân bị căng thẳng hay tổn thương, “ngăn ngừa sự tái hiện của các triệu chứng căng thẳng”. Thuật ngữ kĩ thuật cho quá trình này là: “Ức chế sự ngăn ngừa kích thích khử cực” (Depolarization-induced suppression of inhibition). Đối với một cựu binh chiến tranh, hay tất cả những ai phải đương đầu với chứng “rối loạn sau sa chấn” và phải nỗ lực sống chung với nó, thì tất cả những loại thuốc có công dụng trong việc “tái thiết lập trí nhớ” đều quý giá.

Tác giả Clint Werner đã trích dẫn tiến sĩ Raphael Mechoulam danh tiếng – người được coi là “một trong những vị cha đẻ của việc nghiên cứu canabinoid” – lời khẳng định của ông rằng “Hiếm có một hệ thống sinh học hay sinh lý trong cơ thể con người mà các endocanabinoid không tham gia”. Thật ‘’thú v’’ là đối những người đang cố gắng cai nghiện, từ thuốc lá đến thuốc biệt dược, thì việc ủng hộ hệ thống ECS lại bị phản đối. Nếu họ cố tình chặn một thụ thể cannabinoid loại 1 (CB1) với một loại thuốc/hóa chất nào đó thì sẽ xảy ra những hậu quả nghiêm trọng. Điều này đã được minh chứng với thuốc Riminabant, một loại thuốc ức chế cảm giác thèm ăn (điều trị béo phì), loại thuốc này đã được chấp thuận để sử dụng ở Châu ÂU một thời gian. Rimonabant được điều chế đặc biệt để vô hiệu hóa một số thụ thể CB1 nhất định trong não bộ. Tuy nhiên, không lâu sau quá trình thử nghiệm thuốc trên cơ thể người, những người tham gia thử nghiệm đã báo cáo hàng loạt các tác dụng phụ nghiêm trọng. Từ những ca rối loạn tâm thần(bao gồm 2 vụ tự sát), đến các vấn đề tâm lý, cảm giác lo âu thái quá, các cơn hoảng loạn (panic attacks), rối loạn cương cứng, rối loạn giấc ngủ dạng nặng, các triệu chứng đường ruột và mức độ tăng lên đáng báo động của các triệu chứng liên quan đến các bệnh: Alzheimer (bệnh suy giảm trí nhớ), ALS (teo cơ), Parkinson , Huntington (rối loạn vận động) trên những người sử dụng thuốc. Chưa đến 2 năm sau, Cơ quan y tế Châu Âu dã đình chỉ việc sử dụng loại thuốc này.

Chưa thỏa mãn với thí nghiệm thất bại lần này, các loại “thuốc gây ức chế cannabinoid” (cannabinoid antagonists drugs) vẫn được sản xuất kèm theo các tác dụng phụ nghiêm trọng. Tác giả Clint Werner đã chỉ ra rằng “Việc ức chế hệ thống ECS có liên quan tới rất nhiều các vấn đề sức khỏe, từ khả năng nhận thức, chu kỳ ngủ tới những vấn đề về tiêu hóa hay tình dục, thể trạng sức khỏe và tâm trạng tổng thể. Khám phá này đã đóng góp để giúp cho bác sĩ y khoa Ethan Russo-một người nghiên cứu về cannabinoid- đặt ra học thuyết về CECD (Thiếu hụt Endocannabinoid lâm sàng). Đây không phải là một trong những “hội chứng” bệnh được bịa ra theo ý thích, bác sĩ Russo tin rằng chứng CECD “là một lý do khác để giải thích cho một số biểu hiện bệnh theo quan điểm hoá sinh.”

Khi cần sa được biết đến là có tác dụng nuôi dưỡng các thụ thể CB1 và CB2 trong cơ thể. Viễn cảnh các thụ thể bị khóa lại và cần sa là chiếc chìa khóa hoàn hảo đẻ mở ổ khóa đó, điều này là cách chứng minh đơn giản nhất về cách mà cần sa giúp cơ thể thích ứng với các căng thẳng, bao gồm cả việc giải tỏa các lo lắng sâu thẳm hay lo âu trường kì. Tác giả Werner đã viết rằng: “Cần sa sẽ không giết bạn, nhưng việc thiếu cannabinoid thì có thể”. Hơn nữa, ông còn đề xuất rằng “Sức khỏe con người sẽ được cải thiện khi mà các thụ thể trong cơ thể có đủ lượng cannabinoid cần thiết”.
Ngoài ra, cần sa còn có khả năng bảo vệ thần kinh (neuroprotectant)-thông qua sự kích hoạt của tế bào thụ thể CB1 trong não bộ – được chứng minh để bảo vệ não bộ của người nghiện rượu trong quá trình bỏ rượu. Nếu bạn không tin rằng Chính phủ Hoa Kì không nhận ra điều này, xin hãy nghĩ lại. Văn phòng Bằng sáng chế Hoa Kì đã cấp bằng sáng chế thứ 663057 vào tháng 2/2/2001 với tiêu đề “Cannabinoid-Chất chống oxi hóa và bảo vệ thần kinh.”

Đối chất vấn đề “Liệu bệnh nhân tiếp cận cần sa để cai nghiện có bị phụ thuộc vào cần sa”

Chúng ta không thể có một cuộc thảo luận về việc sử dụng cần sa như một loại “thuốc cai nghiện” mà không đối chất vấn đề “tiến thoái lưỡng nan” mà nhiều bệnh nhân phải đối mặt. Các chương trình đều yêu cầu các bệnh nhân phải kiêng khem “hầu như tất cả” các loại chất gây nghiện ( sở dĩ tôi nói “hầu như tất cả bởi nicotine – được coi là chất gây nghiện hàng đầu – được tự do lưu thông ở tất cả các cơ sở điều trị). Đây là lúc mà các cuộc thảo luận liên quan đến cần sa thường nóng lên. Methadone là một loại thuốc giảm đau tổng hợp, đã được đồng ý sử dụng cho bệnh nhân trong quá trình cai nghiện. Tuy nhiên, các bệnh nhân sử dụng thuốc thường báo cáo họ bị phụ thuộc nặng vào Methadone kèm theo hàng loạt các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm: lo âu, ảo giác, đau ngực, mất ngủ, thiếu cảm giác thèm ăn và gặp khó khăn trong đời sống tình dục. Vì vậy, tại sao bệnh nhân lại không chọn một loại thuốc ôn hòa hơn và an toàn hơn để thay thế?

Theo Danh mục 1 (cần sa được xếp ngang hàng với LSD và heroine), rõ ràng cần sa bị xem là “không hợp pháp” tại các bang chưa hợp pháp hóa cần sa. Cái nhìn kì thị của mọi người về cần sa: sức ép xã hội từ đồng nghiệp, từ gia đình và bạn bè. Chính những điều này đã ngăn những chuyên gia y tế và các nhóm hay trung tâm điều trị cai nghiện cho phép sử dụng hay khuyến khích việc sử dụng cần sa.
Bác sĩ – chuyên gia tâm thần Tom Connell mạnh dạn nói với tôi rằng “Nếu AA (hội cai rượu) đồng ý việc sử dụng cần sa, tỉ lệ thành công của họ sẽ đạt gần 90% nếu so với bây giờ”. Và theo quan điểm của ông, các chuyên gia tâm thần cũng chả tốt hơn tí nào “Họ là những kẻ phản bội tệ bạc nhất đối với cần sa y tế, bởi vì họ đã vội vàng kết luận dựa theo xu hướng của đám đông. Nếu bạn nói với bác sĩ tâm lý của mình là bạn đang sử dụng cần sa, họ sẽ bảo bạn hãy ngưng sử dụng nó ngay lập tức bởi họ đã được dạy rằng cần sa là một loại “thuốc gây nghiện”-một điều mà hoàn toàn ngớ ngẩn.”

Đây chính xác là điều mà suýt nữa làm cô Grace – 53 tuổi – không được sử dụng cần sa để thoát khỏi sự phụ thuộc vào morphine, thuốc chống trầm cảm và thuốc điều trị lo âu. Sau hàng loạt những ca phẫu thuật lưng liên tục trong 8 năm đã khiến cho thể trạng cô suy nhược kèm theo những cơn đau liên tục và dữ dội. Grace được kê đơn để dùng một liều lượng lớn morphine vào ban đêm để dịu đi cơn đau và giúp cô ngủ, cùng với đó là một liều thuốc “cai nghiện” ban ngày. Thêm nữa, cô phải dùng thêm 1 loại thuốc ngủ, 2 loại thuốc chống trầm cảm và một loại thuốc giảm lo lắng. Ngay khi cơ thể cô bắt đầu quen dần với các loại thuốc đó, cô bắt đầu phụ thuộc vào chúng. Cô ấy mất rất nhiều thời gian, tự nhận rằng cả một năm đó cuộc đời cô bị che phủ bởi sự phụ thuộc vào thuốc. Nỗi lo lắng về tác hại của các loại thuốc đó lên lá gan tăng lên khi cô tự nghiên cứu về các ảnh hưởng của morphine.

Lúc đầu, Grace là một người phản đối lại cần sa. Cô đã từng tin vào những câu chuyện ghê rợn liên quan đến cần sa mà người ta thường kể khi cô còn ở tuổi thiếu niên. Nhưng sau khi một người bạn thuyết phục cô thử dùng một chút dầu cần sa, cô đã suy nghĩ ngược lại. Ngay sau khi dùng liều đầu tiên, các cơn đau của cô thuyên giảm mạnh và cô đã có thể ngủ một giấc ngon lành. Trong vài ngày, thái độ sống của cô chuyển biến rõ rệt sang lạc quan và yêu đời, khi mà cả thể trạng và tâm lý của cô với cuộc sống được cải thiện rõ rệt. Sau khoảng vài tuần, cô đã từ từ có thể giảm được liều lượng sử dụng morphine, đồng thời bỏ hẳn các liều thuốc “cai nghiện” thay vào đó là một chút dầu chiết xuất từ cần sa. Hiện tại, cô đã bỏ hẳn được thuốc giảm lo lắng và từ từ giảm dần liều lượng thuốc điều trị trầm cảm. Mục tiêu năm nay của cô là bỏ được tất cả mọi loại thuốc, trừ cần sa.

Tuy vậy Grace tự nhận với tôi rằng, cô ấy cảm thấy không thoải mái khi bảo với bạn bè thậm chí là con cái của mình những việc cô ấy đang làm; bởi vì cô ấy sợ mọi người sẽ nghĩ cô ấy sử dụng cần sa chỉ để “phê cỏ”. Điều đáng cười là Grace đang sử dụng dầu chiết xuất cần sa CBD, loại dầu mà không hề gây ảnh hưởng đến tâm lý/đầu óc người sử dụng. Đáng buồn là, những người mà phản đối cần sa không hề biết rằng chiết xuất CBD có tồn tại và việc giải thích cho họ nghe về CBD rất khó khăn và không hiệu quả; bởi thực sự họ không muốn nghe bất cứ điều gì liên quan đến cần sa. Vì vậy, vào thời điểm này Grace quyết định giữ bí mật về việc sử dụng cần sa “Bởi vì sự kì thị và ngu ngốc của mọi người – như tôi trong quá khứ – tôi sẽ là một người sử dụng cần sa trong im lặng; nhưng là một người đầy những hi vọng và không hề chịu đựng đau đớn nữa. Mặc dù tôi chia sẻ câu chuyện của mình một cách ẩn danh, tôi vẫn muốn mọi người biết được rằng có một sự lựa chọn để thoát khỏi những liều thuốc độc đó. Lựa chọn đó là cần sa”

Thoát khỏi sự ràng buộc

Bác sĩ chăm sóc đặc biệt Mark Dahlstrom đang làm việc tại Basalt, Colorado. Ông là một chuyên gia y tế ủng hộ việc sử dụng cần sa để làm thuyên giảm các triệu chứng nghiện. Khi mà tôi hỏi ý kiến bác sĩ về tiến trình cai nghiện cho các bệnh nhân, những người thường bị cưỡng chế tham gia các khóa điều trị cai nghiện. Ông liền trả lời một cách thẳng thắn: “Nếu chúng ta muốn giúp bệnh nhân thoát khỏi tất cả các đơn thuốc “thập cẩm” họ phải sử dụng, chúng ta nên dùng loại thuốc ít độc hại nhất…loại thuốc mà chưa lấy đi mạng người nào. Và đó là cần sa. Chúng ta chưa từng có một cuộc đối thoại thẳng thắn nào về loại thuốc này, và điều này cần được chấm dứt”. Bác sĩ tiếp tục nói rằng, bắt buộc “cần sa phải được thoát khỏi sự ràng buộc của  “Danh mục 1”, từ đó chúng ta mới có thể tiến hành những nghiên cứu quan trọng về cây thuốc này và cống hiến một cách có ý nghĩa cho khoa học” Bác sĩ còn bày tỏ rằng “Tất cả mọi xã hội đều có mong muốn được “thay đổi ý thức”, để giảm đi những lo âu và phiền muộn. Rượu là chất men say độc hại của đất nước chúng ta. Ở Columbia họ ăn lá coca. Ở Yemen họ nhai lá Khat. Du lịch đến Fiji, họ sẽ mời bạn Kava. Và ở Trung Đông hay Afghanistan, họ hút cần sa.”

Bác sĩ Dahlstrom không tin rằng cách tiếp cận theo kiểu “dứt khoát giữa có và không” đối với người nghiện là đúng hay hợp lý. Tuy nhiên ông đau đầu vì cần nhiều hơn nữa các nghiên cứu cần được thực hiện và công bố, dù chỉ một lần; rằng tất cả các loại cần sa – từ một liều lượng thấp không gây cảm giác hưng phấn, hoặc các giống cần sa giàu CBD không gây ảnh hưởng đến tâm lý – Tất cả đều an toàn, không độc hại và xứng đáng nhận được nhiều sự chú ý từ các cộng đồng y tế và khoa học. Bác sĩ Dalhstrom cho biết rằng “Chúng ta chỉ cần thông thái hơn một chút về vấn đề này. Vào năm 2011, hơn 10 nghìn người Mỹ đã chết vì Oxycotine, trong khi đó cần sa vẫn chưa hại một mạng người nào”
Bác sĩ O’Connell đồng ý rằng: “Nếu mọi người ngừng kì thị về cần sa như một chất trái phép, thì loài cây này sẽ được chấp thuận như một loại thuốc hợp pháp mà chữa lành cả thể trạng và tâm lý”. Đoạn, ông suy nghĩ một lúc: “Bạn biết đấy, chúng ta không thể có một cuộc thảo luận rõ ràng nếu sự kì thị kia không bị loại bỏ. Những người nghiện cần một lựa chọn an toàn để giảm thiểu sự lo âu trong họ: Mất ngủ, nóng giận, tự ti/nhút nhát…đều là những hình thái của lo âu. Đây là những triệu chứng bệnh mà cần sa có thể dễ dàng giải quyết. Những tổn thương về cảm xúc – đặc biệt với đàn ông – có thể được chữa lành. Thông qua việc sử dụng, bệnh nhân có thể chiến thắng bản thân mình và hồi phục, bởi cần sa giải tỏa cả nỗi đau thể xác và tinh thần.

Nguồn: ladybud

Dịch giả: Jake21

Xem thêm: Câu chuyện cần sa y tế điều trị bệnh ung thư

Xem thêm: Góc nhìn mới về cannabis tại Việt Nam – HempToday Podcast

 

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC



    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    5.4
    # Các bệnh tật khác

    CBD và THC có tác dụng gì đối với các chức năng phổi? Dầu CBD cho bệnh hen suyễn

    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, các hợp chất trong gai dầu có khả năng điều trị bệnh hen suyễn và các lợi ích cũng như rủi ro có thể gặp phải đối với nhóm bệnh nhân này.    Một nghiên cứu có đối chứng năm 2006 với 1.200 người tham gia đã chứng minh […]

    Đọc thêm
    315017835 576425051152931 783091826119830038 n
    # Các bệnh tật khác

    CBD giúp cải thiện trầm cảm như thế nào?

    Trầm cảm là một rối loạn sức khỏe tâm thần phổ biến, tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, hạnh phúc và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân trầm cảm. Các triệu chứng rất đa dạng, từ tâm trạng chán nản, ít quan tâm đến các hoạt động hàng ngày, rối loạn […]

    Đọc thêm
    Sử dụng dầu CBD cho vận dộng viên thể thao 1
    # Các bệnh tật khác

    Sử dụng dầu CBD cho vận động viên thể thao: Nên hay không?

    Gần đây, CBD nhận được nhiều sự quan tâm như một phương pháp tiếp cận tiềm năng cho các vận động viên nhờ khả năng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ cải thiện tốc độ phục hồi vết thương, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm đau và chống lo âu. Trong […]

    Đọc thêm
    Chat Messenger