Bảo tàng Hash Marihuana & Hemp của Barcelona, Nhật bản tổ chức một cuộc triển lãm tìm hiểu về cây gai dầu và thị trường cây gai dầu, kéo dài đến hết tháng 2 năm 2023.
Triển lãm sẽ giới thiệu về lịch sử hơn 10.000 năm của Nhật Bản về gai dầu, loại cây từng mang tính biểu tượng trong văn hóa của người Nhật Bản, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của hai tôn giáo chính ở quốc gia này là Phật giáo và Thần đạo.
Mặc dù việc sử dụng gai dầu và các chiết xuất gai dầu chưa chính thức được hợp pháp hoá ở Nhật Bản, tuy nhiên, ở quốc gia này, gai dầu có ý nghĩa lịch sử lớn. Các ghi chép từ xa xưa cho thấy, từ thời tiền sử, gai dầu đã được sử dụng làm quần áo, dây thừng, vật liệu xây dựng, thực phẩm và thuốc,.. trong suốt nhiều thế kỉ.
Ngày nay, cây gai dầu còn được sử dụng trong dây thừng “suzunoo” để rung chuông tại các đền thờ, cũng như dây “yokozuna” mà các đô vật sumo cấp cao nhất đeo quanh eo của họ. Ở các khu vực trên khắp Nhật Bản, cũng có phong tục thiết kế quần áo với họa tiết lá cây gai dầu cho trẻ sơ sinh. Tóm lại, loài cây này đã có mặt trong đời sống hàng ngày của người dân địa phương.
Sợi cây gai dầu khác với chất liệu được sử dụng trong quần áo hiện đại. Sợi lanh (linen) và sợi gai (ramie) được quy định là “sợi gai dầu” theo luật Ghi nhãn chất lượng hàng gia dụng và được ghi như vậy trên nhãn quần áo. Mặc dù những sợi này là loài ngoại lai khác với sợi gai dầu, chúng rõ ràng được gọi chung là “sợi gai dầu” kể từ thời Minh Trị (1868-1912).
Bảo tàng Taima lưu giữ một bộ sưu tập các hiện vật làm từ gai dầu, thường xuyên tổ chức các bài giảng và hội thảo trên khắp Nhật Bản. Giám đốc bảo tàng là ông Junichi Takayasu, cũng là người thành lập bảo tàng vào năm 2001.
Nguồn: hemptoday.net
Đơn Vị Tài Trợ: