Đã gần 2 thập kỷ kể từ khi vận động viên trượt tuyết người Canada Ross Rebagliati trở thành người chiến thắng huy chương vàng Olympic đầu tiên tại thế vận hội mùa đông năm 1998 ở Nhật Bản, danh hiệu của anh gần như bị tước hoàn toàn do kết quả xét nghiệm dương tính với cần sa. Một vài năm sau, Michael Phelps là ví dụ điển hình về vận động viên sử dụng cần sa, sau khi vận động viên bơi lội này thừa nhận rằng bức ảnh chụp anh hút cần sa tại một bữa tiệc là có thật – sự việc này đã khiến anh mất đi một lượng lớn sự ủng hộ.
Nhưng bây giờ cần sa đã hợp pháp cho mục đích y tế và giải trí trên hơn một nửa nước Mỹ, chưa đề cập đến việc hợp pháp hóa ở 21 tiểu bang và một số quốc gia trên thế giới, chính sách cần sa của Olympic là gì khi tất cả động viên trên toàn thế giới đổ dồn về Rio để tham gia thế vận hội mùa hè 2016 tuần này?
May mắn thay, thái độ về sử dụng cần sa trong bối cảnh thế vận hội Olympic đã có một chút tiến triển trong một vài năm qua. Mặc dù cần sa vẫn nằm trong danh sách chất cấm, cơ quan phòng chống doping thế giới (WADA) đã thay đổi chính sách 2013 nâng mức giới hạn cần sa cho phép trong cơ thể vận động viên lên 150 nanogram THC trên mỗi ml máu. Điều này có nghĩa, miễn là vận động viên Olympic không phê ở Brazil hay sử dụng cần sa trong lúc thi đấu, thì trọng tài Olympic sẽ không quan tâm.
Vào năm 2013, Ben Nichols, phát ngôn viên của cơ quan phòng chống doping thế giới (WADA), nói với báo USA Today rằng, chính sách sử dụng cần sa mới cập nhật chỉ nhắm vào việc loại các vận động viên sử dụng cần sa trong ngay trước lúc thi đấu hay đang thi đấu. Các quy định không hề cấm bất kì vận động viên nào sử dụng cần sa bên ngoài thế vận hội.
“Thông tin của chúng tôi cho thấy nhiều trường hợp không hề liên quan đến sử dụng cần sa trong trận đấu hay sự kiện”, Nichols nói. “Mức ngưỡng mới là một nỗ lực để đảm bảo rằng việc sử dụng cần sa trong thi đấu được phát hiện và không sử dụng trong ngày hay tuần trước lúc diễn ra thi đấu.”
>>> Xem thêm các bài viết về cần sa giải trí tại đây!
Trước khi thay đổi chính sách, cơ quan phòng chống doping Hoa Kỳ (USOC) bất ngờ cho các thí sinh của mình xét nghiệm chất kích thích, 4 vận động viên được xét nghiệm nồng độ THC trước thềm thế vận hội 2012 diễn ra ở London. Mặc dù đây chỉ là tỉ lệ nhỏ trong hàng ngàn cơ quan có trách nhiệm kiểm tra chất kích thích, một vận động viên đã bị loại do vượt ngưỡng THC trước đây (năm 2012) – đô vật Stephany Lee – và cuối cùng dẫn đến một đối thủ khác bị gửi về nhà.
Một năm sau khi Lee bị loại khỏi thế vận hội, giám đốc truyền thông USOC Patrick Sandusky đã nói với báo USA Today rằng, “chúng tôi tôn trọng quy trình và quyết định chuyên môn của WADA – họ quyết định cấm thứ gì và các ngưỡng cho phép và chúng tôi phải đảm bảo rằng vận động viên Hoa Kỳ phải được đào tạo một cách phù hợp.”
Thú vị thay, cần sa chỉ được thêm vào danh sách chất cấm kể từ khoảng năm 1999. Trong thực tế, mặc dù ban đầu ban giám khảo Olympic đã tước huy chương vàng khỏi vận động viên trượt tuyết Ross Rebagliati vào năm 1998 do dương tính với cần sa, nhưng cuối cùng họ phải trao lại vì họ nhận ra rằng cần sa thực sự không nằm trong danh sách chất cấm. Và đương nhiên, cơ quan phòng chống doping thế giới đã nhanh chóng cập nhật thêm vào danh sách chất cấm để ngăn chặn điều đó.
Nhưng tại sao ban tổ chức Olympic lại quan tâm đến cần sa?
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2014 với trang Aljazeera America, bác sĩ Richard Budgett, giám đốc y khoa của ủy ban Olympic quốc tế (IOC) chỉ ra ba tiêu chí để đưa một loại chất kích thích vào danh sách cấm bao gồm: chất tăng hiệu suất, gây nguy hại cho sức khỏe con người, và đi ngược lại tinh thần thể thao. Đối với cần sa, Budgett nói nó “chiếm ít nhất 2 trong 3 điều trên: có hại cho sức khỏe và đi ngược tinh thần thể thao.”
Tuy nhiên, chính sách cập nhật về cần sa là kết quả của cuộc đàm phán quyết liệt giữa các thành viên trong ủy ban không xem cần sa như chất tăng hiệu suât với những người như chủ tịch ủy ban y khoa IOC, tin rằng, “phải, cần sa có thể là chất tăng hiệu suât.”
Về cơ bản, Olympic kiểm soát cần sa tương tự cách kiểm soát chất có cồn. Danh sách chất cấm cho thấy chất có cồn bị cấm “sử dụng trong thi đấu” trong nhiều môn thể thao.
Nguồn: HIGHTIMES
Dịch giả: Sombrio
Xem thêm: Vận động viên hút cần sa ở Olympic sẽ gặp chuyện gì
Đơn Vị Tài Trợ: