Những bằng chứng mới chỉ ra rằng một loại tecpen có trong cây cần sa có tên gọi beta-caryophyllene có thể sẽ hiệu quả khi được sử dụng để điều trị chứng lo âu và trầm cảm.
β-caryophyllene xuất hiện trong thành phần dầu cơ bản (essential oils) của nhiều loài thực vật, bao gồm rosemary (cây hương thảo), hops (cây hoa bia), black pepper (hạt tiêu đen) và cần sa. Cũng giống như hầu hết các tecpen khác, beta-caryophyllene góp phần tạo ra mùi hương thơm của các loài thực vật.
Nhưng vào năm 2008, một nhà tìm kiếm người Đức đã phát hiện ra rằng beta-caryophyllene cũng hoạt động tương tự như một cannabinoid. Những cannabinoid tự nhiên có trong cần sa như THC sẽ kích hoạt cả thụ thể CB1 và thụ thể CB2 — beta-caryophyllene đặc biệt chỉ tương tác với thụ thể CB2, và điều này không gây ra hiệu ứng HIGH trên người sử dụng.
Điều thú vị là, một nghiên cứu mới đây đã được tiến hành trên loài chuột chỉ ra rằng beta-caryophyllene có thể sẽ hiệu quả trong việc chữa trị chứng trầm cảm. Các kết quả tìm kiếm này đã được đăng tải lên Journal Physiology & Behavior.
“Nghiên cứu này đã chứng minh rõ ràng tác dụng giải lo âu và chống trầm cảm của β-caryophyllene và cơ chế hoạt động tương tác với thụ thể CB2 trên loài chuột” – Một nhóm các nhà khoa học đến từ trường đại học Arab Emirates United cho biết.
“Các kết quả này cũng hỗ trợ cho sự hiểu rõ hơn về cách mà các thụ thể CB2 điều chỉnh hành vi cảm xúc và đề xuất rằng thụ thể này có thể trở thành mục tiêu cho việc điều trị chứng lo âu và trầm cảm.”
Các nghiên cứu trước đây cũng đã chứng minh vai trò của các thụ thể CB2 trong việc làm giảm lo âu và trầm cảm, nhóm nghiên cứu cho biết thêm.
Mặt khác, các thụ thể CB1, được phân tán rộng rãi hơn trong não, khi nói đến sự lo âu và trầm cảm, chúng được biết tới như “biphasic”, tạm dịch là tính hai mặt. Nghiên cứu cho thấy cần sa khi được sử dụng với liều thấp hướng tới thụ thể CB1, sẽ cải thiện chứng lo âu và trầm cảm, nhưng với liều cao hơn thì lại làm gia tăng các triệu chứng này.
Nhìn nhận về beta-caryophyllene đúng đắn có thể giúp giải thích về đặc tính chống lo âu và trâm cảm của cần sa. Nhiều người đã lên tiếng nói rằng lý do chủ yếu cho việc sử dụng cần sa của họ là nó giúp họ giải tỏa lo lắng & trầm cảm.
Theo báo cáo khoa học trên Pharmacological Sciences năm 2013: “Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lý do tự báo cáo phổ biến nhất cho việc sử dụng cần sa có nguồn gốc từ khả năng làm giảm cảm giác căng thẳng và lo lắng.”
Nguồn: Leafscience
Dịch giả: Grower Việt
Đơn Vị Tài Trợ: