Thứ 5 ngày 22/6/2017, Hạ viện Ba Lan, nằm trong tầm kiểm soát của phái bảo thủ, đã bỏ phiếu để hợp pháp hóa cần sa y tế trong một số hoàn cảnh cụ thể.
Thành viên EU này đang theo bước những quốc gia đi trước như Cộng hòa Séc, Phần Lan, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, 23 tiểu bang Ha Kỳ, và Uruguay – vào năm 2013 đã trở thành quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa cần sa toàn diện.
Với kết quả 440 bỏ phiếu thuận, 2 phiếu chống, 1 phiếu trắng; luật đã được thông qua, cho phép sản xuất các loại thuốc kê đơn có thành phần cần sa tại các phòng bào chế thuốc từ nguồn nguyên liệu được nhập khẩu.
Dự luật không bao gồm mục đích sử dụng cần sa giải trí, và vẫn cần được phê duyệt bởi Thượng viện và tổng thống.
Các nhà lập pháp loại trừ khả năng canh tác cần sa vì mục đích y tế tại Ba Lan, điều này đã được xác định trong dự thảo luật.
Dự luật được đưa vào chương trình nghị sự từ năm trước bởi Piotr Marzec-Liroy, một chính trị gia có xuất phát điểm là một rapper. Thời gian đó, ông là thành viên của phong trào chống thiết lập mang tên Kukiz’15, và hiện tại là một chính khách độc lập.
Một cuộc thăm dò dư luận được thực hiện vào Tháng 1 đã ghi nhận có 78% người Ba Lan tin rằng nên hợp pháp hóa hoạt động tiếp cận cần sa.
Tranh luận trong công chúng về công dụng của cần sa y tế tại Ba Lan đã trở nên căng thẳng vào năm 2015, sau quyết định sa thải gây nhiều tranh cãi đối với một bác sĩ thuộc một bệnh viện nhi khoa tại Warsaw do người này đã cho các bệnh nhân động kinh nhỏ tuổi sử dụng thuốc cần sa trong một thử nghiệm mà không báo cáo với cấp trên.
Cuộc tranh luận đã được khơi lại vào năm ngoái bởi nhà lập pháp cánh tả Tomasz Kalita, ông là một bệnh nhân ung thư não và đã qua đời vào Tháng 1 năm 2017.
Năm ngoái, Bộ Y tế dưới sức ép công chúng đã phê duyệt các khoản hoàn trả đối với một số trường hợp điều trị có tính chất chuyên môn cụ thể, có liên quan tới các loại thuốc chứa thành phần cần sa được nhập khẩu theo yêu cầu riêng của một số bệnh nhân và tuân thủ giấy phép đặc biệt từ bộ này.
Nguồn: medicalxpress
Đơn Vị Tài Trợ: