Bất chấp thói quen ăn vặt sau khi hút cần sa, người sử dụng cần sa có xu hướng thon thả hơn so với những người không sử dụng.
Một nghiên cứu mới đây với mục đích tìm hiểu những tác động tiềm năng của cần sa đối với mật độ xương đã đóng góp thêm bằng chứng cho thấy những người sử dụng cần sa thường xuyên có cơ thể thon thả hơn và năng động về mặt thể chất hơn so với những người không sử dụng loại thảo dược này. Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Khoa học và Y tế Oregon đã thực hiện cuộc nghiên cứu nhằm xác định liệu việc sử dụng cần sa thường xuyên có thể có tác động đến mật độ khoáng chất trong xương của người sử dụng hay không, bởi vì – một cách tự nhiên – các cannabinoid có mối liên hệ với sự truyền tín hiệu trong những tế bào xương.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát với 4743 người trong độ tuổi từ 20 đến 59, và chia họ thành các nhóm sử dụng cần sa lâu năm, sử dụng ở mực độ nhẹ, đã từng sử dụng (nay đã ngừng) và những người chưa bao giờ sử dụng. Nghiên cứu đã phát hiện rằng trên thực tế, việc sử dụng cần sa không có liên quan gì với mật độ xương. Tuy nhiên, điều mà các nhà nghiên cứu đã tìm ra chính là: những người sử dụng cần sa 5 lần (hoặc nhiều hơn) mỗi tháng có chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) thấp hơn so với những người không bao giờ hút cần sa.
Theo nghiên cứu, “Những người sử dụng cần sa lâu năm có chỉ số BMI trung bình thấp hơn so với những người không bao giờ sử dụng, cụ thể là 26,7 kg/m ở người sử dụng lâu năm so với 28,4 kg/m ở người không bao giờ sử dụng.” Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng những người sử dụng cần sa lâu năm nhiều khả năng sẽ năng động hơn về mặt thể chất so với những người thi thoảng mới sử dụng hoặc không hề sử dụng bao giờ.
Những kết quả này xác nhận những phát hiện từ một số nghiên cứu trước đó. Năm ngoái, Chuyên san Kinh tế và Chính sách Sức khỏe Tâm thần cũng đã nhận định rằng những người sử dụng cần sa thường xuyên có chỉ số BMI thấp hơn những người không sử dụng. “Có một niềm tin phổ biến rằng những người sử dụng cần sa thường cảm thấy đói và có thói quen ăn vặt sau khi sử dụng, do đó họ sẽ ăn nhiều hơn và dễ tăng cân. Chúng tôi đã thấy rằng điều đó không nhất định chính xác,” trưởng nhóm nghiên cứu Isabelle C. Beulaygue cho biết.
Một nghiên cứu năm 2013 công bố trên Chuyên san Y khoa Hoa Kỳ đã phát hiện rằng những người sử dụng cần sa có mức insulin lúc đói thấp hơn 16%, và mức kháng insulin thấp hơn 17% so với những người không sử dụng. Năm 2012, một nghiên cứu công bố trên Chuyên san Y tế Anh quốc đã phát hiện mức độ phổ biến của bệnh tiểu đường tuýp 2 ở những người sử dụng cần thấp hơn, ngoài ra họ cũng ít khả năng mắc các bệnh tật hơn.
Hiện tại chúng ta vẫn chưa biết chính xác vì sao những người sử dụng cần sa có cơ thể thon thả/mảnh mai hơn những người không sử dụng, song một số nhà nghiên cứu nhận định rằng cần sa có thể giúp hỗ trợ phân giải đường huyết, từ đó giúp ngăn chặn sự tăng cân. Cần có thêm những nghiên cứu để xác định rõ những lý do về sự khác biệt trọng lượng giữa người sử dụng và không sử dụng cần sa.
Đọc thêm các bài viết về cần sa y tế
Nguồn: merryjane
Đơn Vị Tài Trợ: