Trong khi hầu hết mọi người chỉ tập trung vào búp hoa cần sa với những cách sử dụng như hút (bằng điếu, bong, hay máy hóa hơi), nấu ăn, hoặc chiết xuất; song vẫn có một điều quan trọng cần ghi nhớ chính là tất thảy mọi bộ phận của loài cây này cũng có những giá trị đáng lưu ý. Hạt, thân, lá, nhựa, và ngay cả rễ của cần sa đều có những lợi ích y tế.
Từ xa xưa, rễ chính là một trong những bộ phận có giá trị nhất của cây cần sa. Những thầy thuốc sử dụng thảo dược trong nền về y học Trung Hoa đã đưa cần sa vào các bài thuốc của họ từ gần 5.000 năm trước, ví dụ như dùng rễ cây gai dầu như một vị thuốc lợi tiểu. Họ cũng sử dụng rễ cây gai dầu cho những bà mẹ mới sinh để ngăn ngừa xuất huyết hậu sản.
Tại Rome vào khoảng đầu thiên niên kỷ thứ nhất, sử gia Gaius Plinius Secundus (được biết đến nhiều hơn với tên gọi Pliny Già) đã ghi lại những công dụng của rễ cây gai dầu trong tác phẩm Naturalis Historia (Lịch sử tự nhiên.) Cụ thể, ông đã viết rằng nó có ích trong điều trị triệu chứng cứng khớp và những vết thương do bỏng. Tại Azerbaijan thời Trung Cổ, rễ cây cần sa được sử dụng để điều trị vết thương, sốt, đau răng, áp-xe và viêm loét.
Năm 1653, cuốn sách Complete Herbal (Thảo dược toàn diện) của nhà thực vật học người Anh Nicholas Culpeper đã xếp loại rễ cần sa như một phương pháp trị bệnh vàng da, đau bụng, xuất huyết nặng, ho khan và bỏng. Năm 1696, thầy thuốc người Đức Georg Eberhard Rumpf đã ghi nhận rễ cây cần sa có lợi trong điều trị bệnh lậu. Tác phẩm The New English Dispensatory (Tân dược thư Anh quốc) trong ấn bản năm 1764 cũng khuyên sử dụng rễ cần sa đun sôi để điều trị các khối u, bệnh gout, và viêm da.
Giá trị y tế của rễ cây cần sa nằm trong thuộc tính hóa học của nó. Đầu tiên, nó chứa một lượng choline, một dưỡng chất giúp duy trì sức khoẻ của màng tế bào và đặc biệt hữu ích đối với phụ nữ sau mãn kinh – những người thường có nguy cơ thiếu hụt choline. Nó cũng chứa các terpene (còn gọi là các phân tử thơm) như friedelin và epifriedelanol – là những chất mang đặc tính chống oxy hóa, bảo vệ gan, và chống khối u. Các terpene khác như các ketone triterpene pentacyclic (xe-ton tri-tec-pen 5 vòng) làm giảm viêm và vi khuẩn, có tác dụng như một chất lợi tiểu, và tiêu diệt các tế bào ung thư; trong khi piperdine và pyrroldine được các công ty dược phẩm sử dụng trong bào chế dược phẩm. Rễ cần sa cũng chứa altopine – chất có thể hoạt động như một loại thuốc giãn phế quản hoặc thuốc giãn cơ mắt.
Nếu nơi bạn đang sinh sống cho phép người dân tự trồng cần sa phục vụ những mục đích y tế hoặc sử dụng cho người trưởng thành, hãy lưu ý giữ lại rễ cây khi thu hoạch các búp hoa. Bạn có thể đun rễ cần sa với lửa nhỏ trong thời gian nửa ngày để có được một món trà; có thể cho thêm các loại thảo mộc khác như bạc hà hoặc quế để cải thiện hương vị, cũng như thêm dầu hoặc bơ để dễ hòa tan các hoạt chất trong cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng rễ cần sa ở dạng kem bôi ngoài da hoặc cồn thuốc để điều trị vết xước/rách da và vết bỏng, các bệnh ngoài da, viêm khớp, viêm, và các chứng đau nhức.
>>>>> Đọc thêm các bài viết về cần sa y tế
Nguồn: janest.com
Đơn Vị Tài Trợ: