Bất chấp số lượng người sử dụng cần sa theo ước tính trên toàn cầu lên tới 200 triệu, báo cáo mới đây của UNODC cho thấy không có một người nào tử vong do sử dụng quá liều cần sa.
Bất chấp việc cần sa là “ma túy” được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, Văn phòng Liên Hiệp Quốc về chống Ma túy và Tội phạm (UNODC) – cơ quan mới đây đã công bố bản báo cáo năm 2017 – không thể tìm nổi một trường hợp tử vong do quá liều tại bất cứ nơi nào trên thế giới.
1. Thống kê quá liều cần sa
Tổng kết những số liệu thống kê từ năm 2015, bản báo cáo đã thấy rằng cần sa là loại chất cấm được sử dụng nhiều nhất, vậy nhưng – xét trên tổng thể – nó lại mang tính an toàn và không bị xem là một chất gây nghiện hay gây tử vong kể cả khi sử dụng quá liều cần sa,
Bản báo cáo ước tính có 3,8% trong số người trưởng thành trên toàn cầu sử dụng cần sa, tương đương 183 triệu người; cũng có thể trong khoảng từ 128 đến 238 triệu người – tùy theo tiêu chuẩn thống kê.
Với những số liệu toàn cầu này, bản báo cáo đã có một cái nhìn cận cảnh hơn về hoạt động sử dụng cần sa y tế tại các tiểu bang Hoa Kỳ: họ đã ghi nhận có một sự gia tăng về sử dụng cần sa ở nhóm dân số thuộc đổ tuổi từ 12 trở lên – từ 6,2% vào năm 2002 tăng lên 8,3% vào năm 2015. Theo Khảo sát Quốc Gia về Sử dụng Chất và Sức khoẻ Hoa Kỳ (NSDUH), ước tính vào năm 2015 có 22 triệu người Mỹ ở độ tuổi 12 hoặc lớn hơn đã sử dụng cần sa trong vòng một tháng trước khảo sát.
Tương tự với EU, tính trung bình có 6,6% số người trong độ tuổi từ 15 đến 64 đã sử dụng cần sa trong năm 2015, khoảng chừng 3 triệu người trưởng thành sử dụng cần sa mỗi ngày, và 70% trong số đó thuộc độ tuổi từ 15 đến 34.
Cũng theo ghi nhận trong báo cáo, mặc dù là một loại thảo dược tự nhiên, song thật nghịch lý khi cần sa lại là “loại ma túy được sản xuất bất hợp pháp” rộng rãi nhất trên thế giới. Từ năm 2010 đến năm 2015, cần sa đã được canh tác tại 135 đất nước.
Đi vào cụ thể, thật choáng ngợp khi chứng kiến số lượng cây cần sa bị tiêu hủy sau khi nhà cầm quyền các nước phát hiện. Ví dụ, trong mỗi năm từ 2011 đến 2015, các đất nước này đã tiêu hủy số lượng cây cần sa như sau: Paraguay tiêu hủy 12.122.750 cây; Ukraine: 7.550.000; Peru: 6.200.578; Tajikistan: 2.180.121; Costa Rica: 1.727.175; Hà Lan: 1.600.000; Brazil: 1.364.316; và Jamaica: 1.053.000.
Về phía các cơ quan quản lý thuốc và ma túy tại Hoa Kỳ, họ xác nhận trong cùng khoảng thời gian đó đã phát hiện và tiêu hủy cây cần sa 396.620 địa điểm canh tác trong nhà và 3.904.213 địa điểm ngoài trời.
Mặc dù ít nhất 6.000 tấn cần sa bị tịch thu mỗi năm trên khắp thế giới, song không hề có báo cáo nào về những trường hợp tử vong do quá liều cần sa. Dữ kiện thực tế này đang khiến cho hoạt động cấm đoán trở nên kệch cỡm, nếu không muốn nói là giả nhân giả nghĩa.
2.Tổng Kết
UNODC ước tính đã xảy ra 190.900 trường hợp tử vong liên quan đến các chất ma túy trong năm 2015, trong đó chưa có trường hợp nào do cần sa hay các chiết xuất từ loài thực vật này. Tương phản với số liệu thống kê này, số ca tử vong do các loại opiod từ năm 1999 đến 2015 đã tăng gấp ba lần – khi mà các bác sĩ trên khắp thế giới đã kê đơn các loại opiod này nhiều hơn bao giờ hết, bất chấp những hậu quả mang tính tàn phá khủng khiếp của chúng.
Nguồn: cannatech
Đơn Vị Tài Trợ: