Ở Mỹ, trung bình cứ 3 người trưởng thành thì có một người bị cao huyết áp, nếu không được kiểm soát và điều trị có thể dẫn tới các bệnh về tim mạch: tăng nguy cơ bị đột quỵ, đau tim, suy tim. Một số yếu tố có thể dẫn đến tăng huyết áp như chế độ ăn uống kém dinh dưỡng, căng thẳng kéo dài, lười vận động, sử dụng rượu, thuốc lá và các chất kích thích,..
Ảnh hưởng ngắn hạn so với dài hạn của việc sử dụng cần sa? CẦN SA CÓ GÂY HẠ HUYẾT ÁP KHÔNG?
Cần sa có làm tăng huyết áp không? Các nghiên cứu cho thấy, ngay sau khi cần sa được đưa vào cơ thể, người dùng không thường xuyên sẽ bị tăng huyết áp và nhịp tim phụ, thuộc vào liều lượng sử dụng từ ít đến trung bình, sau đó sẽ huyết áp sẽ được hạ một cách từ từ. Huyết áp được tăng lên ở mức cao nhất xảy ra trong vòng 10-15 phút sau khi sử dụng.
Người dùng cần sa có thể tăng khả năng chịu đựng các tác động ban đầu trong khoảng thời gian vài ngày đến vài tuần, và việc sử dụng cần sa lặp đi lặp lại có thể làm giảm nhịp tim và huyết áp ngay sau khi sử dụng. Nhiều người kể lại rằng cần sa giúp họ duy trì huyết áp ở mức ổn định.
Một điều đáng lưu ý khác, nếu bạn đột ngột đứng lên, huyết áp sẽ bị tụt xuống đáng kể, đủ để khiến bạn cảm thấy choáng váng. Mặt khác, bạn đột ngột đứng lên sau khi nằm một thời gian dài hoặc đang ngâm mình, huyết áp có thể bị tụt và không thể tăng lại như lúc đầu. Tuy nhiên, chưa có nhiều cơ sở khoa học chứng minh tính xác thực của hiện tượng này.
Có mối liên hệ nào giữa cần sa và việc điều trị bệnh tăng huyết áp không?
Từ lâu, người ta đã chứng minh rằng hệ thống endocannabinoid của cơ thể đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các chức năng sinh lí chính của cơ thể, bao gồm cả tim mạch. Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng anandamide – THC tự nhiên của cơ thể – làm giãn mạch máu. Có thể hiểu là, bằng cách giúp máu lưu thông tốt hơn, anandamide đã giúp làm hạ huyết áp.
Điều đáng chú ý là, Viện Quốc gia về Lạm dụng và Nghiện Rượu đã công bố một báo cáo với kết luận rằng: “các endocannabinoid có tác dụng ức chế sự co bóp của tim trong bệnh tăng huyết áp” và “việc nhắm vào hệ thống endocannabinoid cung cấp các chiến lược điều trị mới trong việc cải thiện tình trạng tăng huyết áp”.
Hệ thống endocannabinoid đóng vai trò điều hoà huyết áp. Điều đó thôi thúc các nhà nghiên cứu xem xét liệu chúng ta có thể điều trị chứng tăng huyết áp bằng cách điểu chỉnh hệ thống endocannabinoid hay không.
Mặc dù thực tế là cannabinoid đã được chứng minh về tiềm năng của chúng trong việc giúp hạ huyết áp, nhưng không có loại thuốc nào dựa trên cơ sở đó để điều trị chứng tăng huyết áp. Hơn nữa, mặc dù ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng cần sa thường xuyên có thể tạo ra mức huyết áp ổn định trong thời gian dài, nhưng lại thiếu đi các nghiên cứu đủ tin cậy để bác bác sĩ có thể khẳng định: sử dụng cần sa có thể điều trị chứng tăng huyết áp của bạn!
Đọc thêm các bài viết về cần sa y tế
Chúng tôi vẫn đang tiếp tục mở rộng sự hiểu biết của bạn thân về vai trò của hệ thống thụ thể cannabinoid trong việc điều hoà tim mạch. Chúng tôi tin rằng sẽ sớm đưa ra các cơ sở khoa học pháp y về hiệu quả điều trị của cannabinoid trong với việc kiểm soát huyết áp.
Nguồn: https://www.leafly.com/news/health/cannabis-high-blood-pressure-hypertension
Dịch giả: Quỳnh Anh
Đơn Vị Tài Trợ: