Cần sa tương tác với các loại chất khác như thế nào?

Hầu như mọi hợp chất hóa học, từ các loại thuốc thường dùng, thuốc bán theo đơn cho đến các loại chất cấm, đều tương tác với những hợp chất khác. Ví dụ, có 82 tương tác thuốc đã được xác định với chất caffeine (trong đó có 25 tương tác được xếp loại từ mức nghiêm trọng vừa phải cho đến nghiêm trọng). Ngay cả những thứ tưởng như vô hại như quả bưởi cũng có tương tác với nhiều loại thuốc kê đơn. Về cần sa, hầu hết những tương tác thuốc có thể xảy ra đều ở mức độ tương đối nhẹ. Và trên thực tế, một số chất khi được dùng chung với cần sa lại mang đến những tương tác thuốc có lợi.

Tuy nhiên, trước khi chúng ta tìm hiểu kĩ hơn về một số loại chất thường được mọi người dùng chung với cần sa nhất, điều quan trọng là phải hiểu được sự khác nhau giữ hiệu ứng cộng hợp và hiệu ứng đồng vận. Cộng hợp có nghĩa là tương tác thuốc giữa 2 chất bằng tổng số các hiệu ứng của chúng, còn đồng vận nghĩa là khi 2 chất tương tác, hiệu ứng của chúng còn nhiều hơn cả tổng số các hiệu ứng riêng rẽ. Tương tự như vậy, xin hãy ghi nhớ rằng các tỷ lệ THC/CBD khác nhau hay các giống cần sa khác nhau (cannabinoid và terpene ) cũng có thể ảnh hưởng đến các hiệu ứng.

Ghi chú: Trong một số trường hợp, cần sa quả thực có thể gia tăng mức hiệu nghiệm hay dược lực của các chất khác. Nhưng ngay cả nếu những tương tác ấy có những lợi ích tiềm năng, việc định điều chỉnh một cách cẩn trọng bởi chuyên gia y tế là một điều rất quan trọng, bởi bệnh nhân có thể cần được tăng/giảm liều lượng cho phù hợp.

Các loại thuốc ảnh hưởng đến đường huyết

cannabis and other drugs 1

Thật thú vị, có những bằng chứng dẫn đến nhận định rằng cần sa có thể làm giảm tình trạng kháng insulin,cải thiện quá trình trao đổi chất, và tăng cường khả năng kiểm soát đường huyết. Nhưng hầu hết các bằng chứng đều đến từ các nghiên cứu dịch tễ học – là những nghiên cứu phân tích các mô hình tổng quát, bao gồm những nguyên nhân và tác động của nhiều loại bệnh trong các nhóm dân số cụ thể. (Một vài nghiên cứu cho thấy tỷ lệ những người sử dụng cần sa bị béo phì và tiểu đường thấp hơn những người không sử dụng.) Tuy nhiên, còn có ít hơn những nghiên cứu đi vào tìm hiểu về cách thức THC, CBD hay các cannabinoid khác tương tác với các loại thuốc có tác động lên đường huyết (như insulin).

Mặc dù chúng ta còn chưa có được bằng chứng quyết định, rất có thể cần sa khi tương tác với các loại thuốc khác sẽ đem lại lợi ích về đường huyết. Nhưng đồng thời cũng có thể tồn tại những rủi ro khi cần sa được kết hợp với các loại thuốc làm giảm glucose quá nhiều. Rõ ràng là bệnh nhân cần liên tục giám sát các hiệu ứng (dưới sự cố vấn của chuyên gia  y tế) nhằm giảm bớt các rủi ro tiềm năng và điều chỉnh các loại thuốc cho phù hợp.

Các loại thuốc hạ huyết áp

cannabis and other drugs 2Một trong những đặc điểm chủ đạo của THC là hợp chất này đồng thời kích hoạt các thụ thể CB1 và CB2. Việc kích hoạt cả 2 thụ thể này dẫn đến một phản ứng căng thẳng cho tim mạch, tức là tăng lượng tiêu thụ oxy của tim đồng thời làm giảm lưu lươngj máu trong các động mạch vành. Dù rằng tương đối hiếm những báo cáo về những tác động bất lợi, các bệnh nhân đang dùng thuốc điều chỉnh huyết áp cần nhận biết được rằng cần sa có thể khiến các hiệu ứng trở nên phức tạp hơn.

Các loại thuốc gia tăng nguy cơ xuất huyết

cannabis and other drugs 3

Cả THC và CBD đều có thể gia tăng hiệu ứng của các loại thuốc có tác dụng làm loãng máu (như warfarin hoặc heparin), hoặc các loại thuốc vốn có nguy cơ gây loãng máu (như ibuprofen, naproxen, v.v…). Bằng cách nào? – Có thể là bằng cách làm chậm lại quá trình chuyển hóa chất của các loại thuốc này. Xét theo một mức độ nào đó, THC  có thể thay thế warfarin từ các vị trí gắn kết protein.

Các thuốc giảm đau nhóm opioid

cannabis and other drugs 7

Đa số nghiên cứu nhận định rằng có một mối quan hệ điều biến hai chiều giữa hệ thống opiod tự nhiên và hệ thống cannabinoid tự nhiên (hệ thống endocannabinoid) của cơ thể. Tuy nhiên, rất khó để chứng minh chúng tương tác với nhau theo một cơ chế như thế nào. Dù sao đi nữa, các đặc tính giảm đau của cần sa đã được xác nhận rõ ràng. Đã có nhiều chuyên gia y tế công khai nhận định rằng cần sa (trong vai trò một loại thuốc giảm đau thay thế) có đủ khả năng thế chỗ cho các loại thuốc giảm đau nhóm opiod (cả kê đơn lẫn các loại bị cấm).

Hẳn vậy. Khi xét về khả năng gây độc và lạm dụng tiềm tàng, cần sa – khi được dùng thay cho các loại thuốc giảm đau gốc thuốc phiện – sẽ là một lựa chọn hàng đầu tốt hơn nhiều so với opiod trong việc kiểm soát những cơn đau mãn tính.

Tuy nhiên, dùng cần sa như một liệu pháp bổ trợ cho opiod thì sẽ ra sao? Cần sa so với opiod thì như thế nào? Liệu cần sa có thể giảm sự lệ thuộc của bệnh nhân với opiod, hay việc kết hợp chúng với nhau sẽ làm tăng thêm nguy cơ lạm dụng hay lệ thuộc cả hai chất cùng một lúc?

Sau khi khảo sát những hiệu ứng chủ quan của cần sa (hóa hơi) sử dụng cùng các chất nhóm opiod, bác sĩ chuyên khoa ung thư Donald Abrams thuộc Đại học Carlifornia – San Francisco và cộng sự đã công bố một  nghiên cứu nhỏ trong năm 2011. Họ đã thấy rằng không có một thay đổi đáng kể nào về hàm lượng opiod trong máu sau khi bệnh nhân sử dụng cần sa. Hơn thế nữa, 27% bệnh nhân cho biết sau khi sử dụng cần sa, cơn đau của họ đã được giảm bớt.

Abrams đã kết luận rằng trên thực tế, cần sa có thể làm tăng hiệu ứng giảm đau của các chất opiod một cách an toàn. Ông và cộng sự cũng đã phát hiện rằng việc kết hợp cần sa và opiod có thể giúp bệnh nhân giảm liều opiod đồng thời giảm bớt tác dụng phụ và khả năng lệ thuộc chất. Một số nghiên cứu khác cũng ủng hộ những phát hiện từ nghiên cứu của Abrams.

Ghi chú: Opiod bao gồm những chất như codeine, oxycotin, morphine, heroin, fentanyl v.v…Xét rộng ra còn có opiate, mà một chất mà ta đều từng nghe đến: thuốc phiện. Đây là nhóm chất có tác dụng giảm đau mạnh, nên chúng không xa lạ với các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Nhưng, xin nhắc lại là chúng chỉ có tác dụng giảm đau, chứ không có tác dụng điều trị, đồng thời đem lại những tác dụng phụ rất khó chịu như rối loạn tiêu hóa, các vấn đề về hô hấp, tim mạch, và tất nhiên là gây nghiện nhanh chóng. Do đó, khi cần sa có thể thay thế cho nhóm chất này, đó quả thật là một điều đáng mừng, bởi cần sa không chỉ giúp bệnh nhân giảm đau, mà còn có thể giúp họ hồi phục từ nhiều loại bệnh hiểm nghèo.

Rượu

cannabis and other drugs 4

Nói chung, hầu như sử dụng bất kì chất nào cùng với rượu đều không phải một ý kiến hay. Trên thực tế, việc dũng đồng thời rượu với một số chất khác (cụ thể là nhóm opiod và các chất ức chế hệ thống thần kinh như benzodiazepine, barbiturate và các loại thuốc ngủ) có thể gây tử vong. Nhưng sử dụng rượu cùng với cần sa thì sao? – rõ ràng rượu và cần sa là một sự kết hợp khá phổ biến. Các nghiên cứu đánh giá ra sao? Việc kết hợp hai chất này có ổn thỏa hay không?

Nhìn chung, việc rút ra kết luận dựa trên các nghiên cứu đã có còn tùy thuộc vào sự diễn giải và thiên kiến cá nhân. Cùng một nghiên cứu cũng có thể được xem là tích cực hay tiêu cực, tùy ở góc nhìn của mỗi người. Một mặt, các nghiên cứu đã đem lại nhiều bằng chứng có tính thuyết phục rằng rượu làm tăng nồng độ THC trong máu (mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy điều ngược lại – rằng THC làm tăng nồng độ rượu trong máu). Mặt khác, một số nghiên cứu nhận định rằng người ta uống ít rượu hơn khi sử dụng cần sa.

Hai phát hiện này không hề mâu thuẫn. Trên thực tế, điều này rất hợp lý. Nếu THC phản ứng với rượu và gia tăng các hiệu ứng tốt cho tâm trạng, người sử dụng hẳn sẽ bớt cần đến rượu.

Trong những tài liệu từ năm 1985, tác giả bài viết đã tìm ra một nghiên cứu được Viện phòng chống lạm dụng chất quốc gia (Mỹ) công bố. Nghiên cứu có tên Sử dụng rượu và cần sa ở đàn ông và phụ nữ,  đã phân tích những mô hình sử dụng chất trên 3 môi trường khác nhau (chỉ có rượu, chỉ có cần sa, có cả cần sa và rượu).

Đây là những phát hiện của họ:

  • 14 trên 16 chủ thể uống rượu ít hơn đáng kể khi họ có sẵn cả rượu và cần sa (so với khi chỉ có riêng rượu)
  • 12 trên 16 chủ thể sử dụng cần sa nhiều hơn đôi chút khi họ có sẵn cả rượu và cần sa (so với khi chỉ có riêng cần sa)

Về cơ bản, khi người ta sẵn có cả 2 chất này, cách sử dụng của họ có thay đổi: Họ sẽ sử dụng cần sa nhiều hơn một chút, nhưng uống rượu ít hơn đáng kể! Đây chỉ là một nghiên cứu nhỏ, nên chúng tôi không thể kết quả mang tính tổng quát; tuy nhiên, chúng dường như rất phù hợp với trải nghiệm của hầu hết mọi người.

Tuy vậy, chúng ta đều nên thận trọng. Thứ nhất, việc sử dụng cần sa và rượu cùng nhau tiềm ẩn những nguy cơ to lớn hơn so với việc sử dụng hai chất riêng rẽ. Thứ hai, nếu như một người phải uống quá nhiều – đến mức họ cần phải nôn để đào thải các chất độc – hãy nhớ rằng cần sa có tác dụng giảm/ ức chế sự buồn nôn và ói mửa. Khi cơ thể bị ngăn cản việc nôn mửa, bạn sẽ gặp nhiều nguy cơ ngộ độc rượu nhiều hơn.

Các chất an thần

cannabis and other drugs 5

Nhiều chất có tính an thần – như rượu, thuốc thuộc nhóm benzodiazepin (Ativan, Valium, v.v…), một số thuốc chống trầm cảm, các thuốc thuộc nhóm barbiturat, và các chất thuộc nhóm thuốc phiện – đều ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh GABA thuộc hệ thống thần kinh trung ương, là nơi tạo ra hiệu ứng yên bình. Tương tự, các cannabinoid như CBD và THC, cũng như các terpen như myrcene và linalool, có thể tạo ra hiệu ứng an thần. (Dù rằng mỗi loại hợp chất này lại tạo các hiệu ứng khác nhau, đôi khi đối nghịch. Ví dụ như THC ở liều cao có thể gây kích thích và tăng sự lo lawsngs, trong khi CBD lại có thể vừa giúp trấn tĩnh vừa giúp tỉnh táo.)

Khi dùng chung với các chất an thần, cần sa tạo ra hiệu ứng cộng hợp. Cần sa dường như không hề gây tăng huyết áp hay thúc đẩy hiệu ứng an thần của các chất an thần (nếu vậy đó sẽ là hiệu ứng đồng vận). Do đó, mặc dù không nguy hiểm như việc kết hợp rượu cùng chất an thần (có thể gây tử vong), cần sa dùng chung với chất an thần cũng vẫn có những rủi ro tiềm ẩn. Người sử dụng cần đặc biệt cẩn trọng, và tốt nhất là không nên sử dụng hai thứ này cùng với nahu.

CBD và Cytochrome P450

cannabis and other drugs 6

Cytochrome P450 không phải một loại thuốc. Đó là một nhóm enzym thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong các tương tác thuốc – không chỉ với riêng cần sa mà còn nhiều chất khác. Mặc dù các bằng chứng cho thấy CBD khá an toàn, dễ dung nạp và không gây nghiện (thậm chí còn chống gây nghiện); cannabinoid này có thể tương tác đồng vận với một số thuốc (có lợi hoặc có hại) ở một số bệnh nhân nhất định. Làm sao lại như vậy?

Đáng chú ý nhất, tác động qua lại giữa CBD và cytochrome P450 dường như biểu hiện rõ nhất trong khi sử dụng thuốc (cần sa) để điều trị động kinh và chống co giật. Một nghiên cứu nhỏ công bố năm 2015 đã thấy rằng CBD làm tăng nồng độ clobazam (một chất chống co giật) trong máu ở trẻ em đồng thời làm tăng lượng norclobazam (một chất chuyển hóa tích cực của  clobazam).

Tin vui là cách điều trị này đem lại kết quả khá rõ ràng: giảm bớt liều lượng clobazam, từ đó cũng giảm các phản ứng phụ. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng 9 trên 13 chủ thể đã giảm được co giật ở mức độ trên 50%. Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng CBD ( kết hợp với clobazam) là một “cách điều trị an toàn và hiệu quả cho chứng động kinh đề kháng.”

Có một số tương tác thuốc tiềm tàng mà chúng tôi sẽ đề cập vào một dịp khác. Nhưng tóm lại, CBD ức chế sự phân rã của warfarin (một chất gây loãng máu), từ đó gia tăng thời hiệu của hoạt tính và hiệu ứng của cannabinoid này. Bệnh nhân sử dụng các sản phầm giàu CBD cần chú ý đến những thay đổi về huyết áp và điều chỉnh liều lượng phù hợp dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Còn nữa, những bệnh nhân đang trải qua hóa trị liệu và sử dụng CBD cần nhận biết rằng cùng một liều hóa trị cũng có thể làm tăng nồng độ các chất trong máu.

Kết luận

Đối với hầu hết bệnh nhân, cần sa tương đối an toàn, dễ dung nạp, và mang ít rủi ro về tương tác thuốc có hại hơn so với nhiều loại thuốc kê đơn thường gặp khác. Tuy nhiên, cần sa không phải là một chất/thuốc đơn lẻ, mà là một loài thực vật chứa nhiều hợp chất, từ các loại cannabinoid cho đến các loại terpen. Những ảnh hưởng từ các cannabinoid và terpene này, và các loại tương tác thuốc (dù tốt hay xấu) có thể khác nhau tùy vào mỗi giống cần sa. Rút ra một kết luận khái quát về cách thức tương tác của cần sa với các loại chất khác hiển nhiên khó có thể chính xác được.

Tuy vậy, xét đến tác dụng chữa bệnh đa dạng của cần sa, một trong những lý lẽ thuyết phục nhất về loài dược thảo này chính là nó có thể giảm bớt sự cần thiết phải kết hợp nhiều loại thuốc với nhau và tăng thêm những tương tác thuốc bất lợi tiềm ẩn. Bác sĩ Donald Abrams cũng hưởng ứng luận điểm quan trọng nhưng thường bị bỏ quên sau đây: “Vì sao phải kê tới 6 loại thuốc khác nhau, mà chúng có thể gây ra những tương tác thuốc, trong khi ta chỉ cần đề xuất riêng một loại thuốc là đủ?”

 

Nguồn: leafly

Dịch giả: DMT

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC


    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    10 dieu du khach can biet ve can sa o Thai Lan
    # Cần Sa Y Tế

    10 điều du khách cần biết về cần sa ở Thái Lan

    10 điều du khách cần biết về cần sa ở Thái Lan. Việc trồng cần sa là hợp pháp nhưng phải đăng ký vào ứng dụng “PLOOK GANJA” của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm hoặc thông qua trang web của chính phủ.

    Đọc thêm
    Luat ve luu tru cung cap san xuat va mua ban gai dau va Can sa voi muc dich y te va giai tri theo tung tieu bang o Uc
    # Bài dịch

    Luật về lưu trữ, cung cấp, sản xuất và mua bán gai dầu và cần sa với mục đích y tế và giải trí theo từng tiểu bang ở Úc (cập nhật năm 2023)

    Luật về trồng trọt và sử dụng gai dầu, cần sa trong y tế và giải trí được quy định khác nhau tuỳ khu vực tiểu bang của nước Úc. Sau đây là những thông tin chi tiết về luật đối với cần sa và gai dầu dùng trong y tế và giải trí ở […]

    Đọc thêm
    Phong van bac si Ondrej Slama chuyen khoa ung buou va cham soc giam nhe ve tiem nang su dung can sa y te trong dieu tri ung thu
    # Bài dịch

    Phỏng vấn bác sĩ Ondřej Sláma chuyên khoa ung bướu và chăm sóc giảm nhẹ về tiềm năng sử dụng cần sa y tế trong điều trị ung thư

    Bác sĩ Ondřej Sláma là trưởng khoa cấp cứu chăm sóc giảm nhẹ tại viện ung bướu Masarykov – cơ sở lớn nhất điều trị ung thư tại Cộng hòa Séc. Ông thường sử dụng cần sa trị liệu trong quá trình chăm sóc những bệnh nhân mắc bệnh nan y. Ông là một trong những người tiên phong việc ứng dụng cần sa trong điều trị giảm đau và điều trị ung thư tại Cộng hoà Séc.

    Đọc thêm
    Chat Messenger