Terpene và sự điều biến hiệu ứng của cây cần sa

Những terpene được tìm thấy trong những hạt nhựa trên cây cần sa (tập trung nhiều nhất ở hoa cần sa). Sự phát hiện ra những terpene này mở ra cánh cửa cho nhiều nhà khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế. Ví dụ như những terpene limonenes – theo lý thuyết thì với hàm lượng nhỏ chúng có khả năng kích thích hiệu ứng mạnh hơn. Ngược lại nếu hàm lượng cao trong cây cần sa chúng sẽ tạo ra hiệu ứng mệt mỏi và buồn ngủ.

I. Những Giống Cần Sa Khác Nhau

 

Vòng tròn tổng hợp những aroma của cây cần sa (Nguồn: Greenhouse):

- terpene
Vòng tròn tổng hợp những aroma của cây cần sa

 

 

Hiện nay các breeder đã lai tạo được khoảng 2000 giống cần sa khác nhau trên thế giới (một nghiên cứu mới đây đã tìm thấy 5000 giống cần sa khác nhau). Nếu bạn là người sử dụng cần sa vì sở thích thì chắc chắn có một thời điểm nào đó bạn sẽ đặt câu hỏi về mùi và vị cũng như hiệu ứng của cây cần sa biến đổi như thế nào từ giống này tới giống khác? Hoặc đơn giản hơn bạn sẽ đặt câu hỏi: cây cần sa có mùi vị gì?

Mỗi một cây cần sa được gieo trồng từ những hạt giống khác nhau sở hữu tỉ lệ cannabinoids khác nhau (như tỉ lệ THC và CBD), chúng có mùi và vị đặc trưng riêng biệt không thể tìm thấy trong bất kỳ giống cây cần sa nào khác. Sự thay đổi phong phú, đa dạng của mùi vị và hiệu ứng của cây cần sa rất được grower yêu thích. Grower có thể thử khám phá gieo trồng cần sa tại nhiều vùng/miền khác nhau và gieo trồng những giống khác nhau, hoặc họ cũng có thể trở thành người nghiên cứu, tìm kiếm và lựa chọn những cây lý tưởng cho những mục đích khác nhau.

Nếu như grower chỉ trồng hoặc sử dụng một giống cần sa duy nhất thì cơ thể của họ sẽ nhanh chóng làm quen với giống cây này. Sự đa dạng về mùi/vị và hiệu ứng của các giống khác nhau tạo điều kiện cho grower có sự lựa chọn tốt nhất phù hợp với sở thích của mình hoặc đơn giản là để thi thoảng thay đổi một chút (gieo trồng nhiều giống khác nhau – đây cũng là thú vui tao nhã của rất nhiều grower).

Người ta đã biết từ lâu rằng THC và THC-V là nguyên nhân của những hiệu ứng tâm lý trên não bộ con người khi được sử dụng (hiệu ứng high). Và người ta cũng biết rằng những thành phần dầu cần sa khác (cannabinoids) như CBD, CBN, CBC, CBG… không phải là nguyên nhân của hiệu ứng high (chúng hầu như không tạo ra hiệu ứng tâm lý khi sử dụng). Có lẽ bạn sẽ hỏi: như thế làm sao giải thích được những hiệu ứng khác nhau khi sử dụng những giống cần sa khác nhau? Câu hỏi này rất thú vị, hãy cùng tìm hiểu về terpene!

Ghi chú: Theo “Cannabis en Médecin” thì hiện tại, có khoảng 500 hợp chất tự nhiên đã được tìm thấy trong cây gai dầu (tên Latin là Cannabis Sativa L). Hầu hết những hợp chất hóa học này có thể được tìm thấy trong nhiều cây thực vật khác và ở động vật.Trong số 500 hợp chất này có thể kể đến: amino acids, proteins (albumin), sugars, terpenes, cannabinoids, flavonoids, vitamins, hydrocarbons, alkaloids, aldehydes, ketones, fatty acids, pigments và những họ hợp chất khác. Khoảng 120 hợp chất trong số này được xếp vào họ terpene, còn được biết dưới tên thành phần dầu cơ bản. Trên mỗi một cây cần sa chỉ có thể tìm thấy một phần trong số 500 hợp chất tự nhiên này, sự thay đổi này phụ thuộc trực tiếp vào giống cây (gen di truyền của cây bố và cây mẹ).

II. Terpene – Những phân tử aroma của cây cần sa

Những terpene được tìm thấy trong những hạt nhựa trên cây cần sa (tập trung nhiều nhất ở hoa cần sa). Ảnh phóng to những hạt nhựa trên hoa cần sa – Giống Black Somango của breeder Philosopher Seeds:

Giống Black Somango của breeder Philosopher Seeds - terpene

 

Hầu hết những aroma và mùi đi kèm với cây cần sa đều có nguồn gốc từ terpene – một phần nhỏ còn lại có nguồn gốc từ những flavonoids. Khi người sử dụng hút cần sa (đốt cháy), khoảng từ 10 tới 30% khói sinh ra chứa terpene, terpene là những phân tử mùi thơm (aroma) có trong những hạt nhựa của cây cần sa.  Những cannabinoids có trong cây cần sa không có mùi và không có vị.

Trong tự nhiên hoang dã, cây cần sa không có khả năng di chuyển, chúng cũng không thể chạy trốn kẻ thù hoặc chuyển tới nơi khác khi xung quanh có nhiều loài cây cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng mặt trời với chúng. Do đó, những cây cần sa đã tiến hóa theo cách tự bảo vệ mình rất hữu hiệu: chiến thuật này dựa trên những hợp chất hóa học (vũ khí hóa học của cây cần sa).

Những terpene đảm bảo nhiều chức năng quan trọng đối với sự tồn tại sống còn trong tự nhiên của cây cần sa: một số terpene xua đuổi kẻ thù, một số khác giết kẻ thù, làm chậm sự trưởng thành, hoặc tác động đến hệ thống trao đổi chất của kẻ thù.

Cây cần sa sử dụng nhiều phân tử aroma để lôi kéo những người bạn của chúng tới gần (kẻ thù của những con côn trùng phá hoại cây cần sa).

Cây cần sa cũng sử dụng nhiều phân tử aroma để lôi kéo những con côn trùng giúp chúng duy trì nòi giống: phấn hoa đực dính vào chân/người của côn trùng được chuyển tới những bông hoa cái ngoài chủ ý của những con côn trùng. Điều này giúp cây cần sa đảm bảo được sự duy trì nòi giống trong tự nhiên.

Một số terpene trong cây cần sa có thể được tạo ra khi cây bị stress vì khí hậu quá nóng. Grower nào đã trồng cần sa trong mùa nóng nếu để ý sẽ thấy cây sinh ra rất nhiều mùi khi bị stress vì nhiệt độ cao.

Aromatherapy là môn khoa học áp dụng những tinh dầu cơ bản chiết xuất từ các loài cây thực vật để chữa bệnh. Những tinh dầu cơ bản trong các loài cây thực vật có thành phần chính là terpene được sử dụng trong aromatherapy để cải thiện tâm trạng, điều chỉnh những vấn đề về giấc ngủ… Ví dụ như tinh dầu cơ bản của hoa oải hương (lavender) giúp người sử dụng thư giãn và bình tĩnh trở lại, tinh dầu cơ bản của cây hương thảo giúp tăng cường sự tập trung và tạo ra cảm giác hài lòng khi được sử dụng…

Có thể chiết xuất thành phần dầu cơ bản từ hoa của cây cần sa với hơi nước nóng. Sản phẩm chiết xuất thu được có thể được dùng để sản xuất nước hoa, chế mỹ phẩm, xà bông, nến, hoặc sử dụng để nấu ăn, ví dụ như sản phẩm bánh kẹo hay bia có mùi cần sa…

Hoa cần sa tươi có chứa khoảng 1% dầu cơ bản, phần lớn (từ 80 tới 90%) bao gồm những hợp chất monoterpene (mono có nghĩa là một), những monoterpene này rất dễ bay hơi và bốc hơi nhanh. Khi hoa được sấy khô, thì tỉ lệ thành phần dầu cơ bản chỉ còn lại khoảng 0,1%, và 50% trong số này bao gồm những hợp chất sesquiterpenes, rất ít bay hơi.

III. Tên của những terpene trong cây cần sa?

Có khoảng 100 terpene đã được tìm thấy trong cây cần sa, trong thực tế nếu chúng ta tính cả sự chuyển hóa của mỗi terpene thì con số sẽ lớn hơn nhiều.

Ví dụ: mùi có tính chất giống như mùi agrume (của cam/chanh/quýt/bưởi) có nguyên nhân từ terpene được gọi tên là limonenes – nhưng những terpene limonenes này không phải lúc nào cũng giữ nguyên mùi, chúng có thể biến đổi/giao động. Những terpene limonenes của chanh tươi được coi là bản sao của những limonenes cam tươi. Mỗi một mùi agrume đều có mùi khác nhau, nguyên nhân là do tỉ lệ thay đổi rất nhỏ hoặc hình dạng khác nhau của những limonenes.

Terpene là những phân tử mùi thơm (aroma) của cây cần sa và những cây thực vật khác. Rất nhiều terpene trong cây cần sa cũng có thể tìm thấy ở trong những cây thực vật khác. Tham khảo: Một số terpene của cây cần sa – tác dụng của chúng đối với sức khỏe.

Dưới đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua những terpene chủ yếu đã được tìm thấy trong cây cần sa, cũng như khả năng chữa trị bệnh tật của chúng. Tỉ lệ của terpene (tính theo %) thay đổi rất nhiều từ giống cần sa này sang giống cần sa khác.

1) Myrcene

Cây hoa bia (houblon) có rất nhiều tecpen myrcene:

Cây hoa bia - terpene

 

Myrcene là terpene được tìm thấy nhiều nhất trong các giống cần sa (tới tận 60% thành phần dầu cơ bản của cây). Myrcene  không xuất hiện trong cây gai dầu (hemp – chuyên dùng để canh tác nhằm mục đích lấy sợi làm quần áo, giấy…).  Những terpene myrcene cũng được tìm thấy rất nhiều trong cây hoa bia (houblon), chúng cũng được tìm thấy trong cây gỗ Ấn Độ (wood of India – Bay Saint Thomas).

Mùi của terpene myrcene rất giống với mùi của cây tử đinh hương. Những terpene myrcene có khả năng giảm đau rất hữu hiệu (anti-pain), chúng cũng có khả năng anti-inflammatory và anti-biotic. Chúng có khả năng khống chế hoạt động của cytochrome, của aflatoxine B, và của những “pro-mutagenic carcinogenic” (khả năng khống chế những tế bào ung thư). Những terpene myrcene cũng cho hiệu ứng thư giãn, thả lỏng, xoa dịu và phòng chống co thắt, co giật. Khi kết hợp hoạt động cùng với tinh dầu THC, những terpene myrcene sẽ làm tăng hiệu ứng của THC trên cơ thể người sử dụng.

2) Limonene

Mùi agrumes (cam, chanh, bưởi) đặc trưng có nguồn gốc từ những terpene limonene:

Mùi agrumes - terpene

 

Những terpene limonene thường thường là terpene thứ 2, thứ 3 hoặc thứ 4 được tìm thấy trong nhựa của cây cần sa (tập trung nhiều nhất ở trên hoa). Họ terpene limonene có mùi agrume (cam, quýt, chanh, bưởi) đặc trưng mà tất cả mọi người đều biết khi gọt vỏ những quả này.

Những terpene limonene sở hữu khả năng antifungals (phòng nấm), anti bacterial (phòng vi khuẩn) & anti cancer (phòng ung thư). Chúng khống chế hiệu ứng của những gen RAS (những gen RAS kích thích sự phát triển của những khối u (tumor)).

Chúng cũng sở hữu khả năng chống lại nấm aspergillus, và chống lại những carcinogenic (hợp chất gây ung thư) tìm thấy trong khói cần sa khi sử dụng qua đường hút (đốt cháy).

Lưu ý: khi đốt cháy hoa cần sa, người ta tìm thấy hơn 100 hợp chất hóa học được giải phóng, trong số này có nhiều hợp chất có khả năng gây ung thư.

Những terpene limonene thẩm thấu nhanh chóng qua hàng rào blood–brain barrier, kết quả là làm tăng huyết áp tâm thu (sinh vật học; sinh lý học).

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm cho người dùng sử dụng những terpene limonenes, người sử dụng nói rằng họ cảm thấy rằng họ cẩn thận hơn, hoạt động hơn, tập trung hơn, vui vẻ hơn, và có hứng thú với sex hơn.

Những terpene limonene cũng thường được sử dụng dưới dạng lọ xịt để chữa trị bệnh tâm lý học trầm uất/trầm cảm hay khó chịu, lo lắng. Chúng cũng thường được sử dụng để giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, hay kích thích hệ thống miễn dịch. Cây thực vật sử dụng terpene limonene nhằm mục đích xua đuổi kẻ thủ: ví dụ như ruồi sẽ cảm cảm thấy những terpene limonene là độc hại đối với chúng.

3) Carophyllene

Một phần lớn gia vị của hạt tiêu đen (black pepper) có nguồn gốc từ những terpene carophyllene:

Carophyllene- terpene

 

Terpene carophyllene được tìm thấy trong nhiều loài cỏ và gia vị, đặc biệt là trong hạt tiêu đen, chúng có vị cay.

Carophyllene sở hữu khả năng anti-inflammatory và giảm đau, chúng cũng là thành phần hoạt động chính trong thành phần dầu cơ bản của đinh hương, một công thức hiệu quả để chữa đau răng. Chúng cũng sở hữu khả năng phòng nấm (anti-fungal).

Terpene carophyllene còn sở hữu một khả năng đặc biệt là kích thích chọn lọc những cơ quan thụ cảm dầu cần sa cannabinoids 2 (CB2) mặc dù chúng không được xếp vào nhóm cannabinoids. Sự phát hiện này sẽ mở cánh cửa cho nhiều nghiên cứu khoa học với mục đích trị liệu.

4) Pinene

Mùi của pins và sympas có nguyên nhân từ những terpene pinene, pin sylvestre:

pins và sympas - terpene

 

Terpene pinene là nguyên nhân của mùi được nhiều người biết đến của họ cây lá kim (cây thông – pins và sapins) – đặc biệt là trong nhựa thông. Đây là thành phần cơ bản có trong nhựa thông, chúng cũng được tìm thấy trong nhiều cây thực vật khác, ví dụ như cây hoa xôn xanh hay cây hương thảo.

Terpene pinene được sử dụng trong trị liệu y học những bệnh như: long đờm, bronchodilator (giãn phế quản), anti-inflammatoire (chữa viêm/nhiễm…), thuốc khử trùng (antiseptic).

Chúng cũng dễ dàng thẩm thấu qua hàng rào blood–brain barrier và ức chế acetylcholinesterase. Chúng cũng có khả năng hạn chế hoạt động của một phân tử có khả năng phá hủy một phân tử khác chuyên chuyển hóa trao đổi thông tin – điều này cho phép cải thiện trí nhớ của bệnh nhân.

Cũng cần phải nói thêm rằng phần lớn những terpene pinene được tìm thấy trong cây hương thảo và cây hoa xôn xanh được con người biết đến như khả năng cải thiện trí nhớ từ hàng ngàn năm trong y học cổ xưa.

Những terpene pinene giúp cân bằng hiệu ứng của THC, kết quả là sự giảm thiểu tỉ lệ của acetylcholine. Trong thực tế thì người sử dụng sẽ thu được hiệu ứng cao hơn khi sử dụng THC nguyên chất hơn là sử dụng THC cùng với terpene pinene.

Những giống cần sa được gọi tên là Skunk được biết đến với hàm lượng pinene cao, chúng được sử dụng rất tốt để chữa bệnh ho. Những cây cần sa có tỉ lệ terpene pinene cao khi được hút (đốt cháy) người dùng có cảm giác rằng khói giãn nở trong phổi, điều này có thể làm phát sinh sự thông khí (hyperventilation), và sự ho.

Terpene pinene cũng cải thiện sự tập trung, sự hài lòng và năng lượng cho người sử dụng, nhưng điều này có thể sẽ cần được cân bằng với sự có mặt của terpene tecpineola (terpineol).

5) Terpineol

Terpene terpineol là nguyên nhân của mùi hoa tử đinh hương (lilas):

hoa tử đinh hương (lilas) - terpene

 

Terpene terpineol có mùi hoa tử đinh hương (lilas), hoặc những bông hoa của cây táo tây hay cây bồ đề (tilleul).

Khi người ta tiến hành thử nghiệm những terpene terpineol  trên những con chuột thì người ta nhận thấy rằng chuột đã giảm 45% hoạt động. Điều này có thể lý giải hiệu ứng khó chịu, mệt mỏi của một số giống cần sa khi được sử dụng.

Những terpene terpineol thường được tìm thấy trong những giống cần sa có hàm lượng terpene pinene cao. Do đó mùi aroma mạnh và  mùi gỗ có thể sẽ che lấp mùi của những terpene terpineol.

6) Borneol

Terpene borneol có vị bạc hà và long não, cây bạc hà (menthe):

Borneol - terpene

 

Những terpene borneol sở hữu mùi bạc hà và mùi long não. Terpene borneol đã được sử dụng trong y học Trung Quốc từ rất lâu để chữa trị mệt mỏi, stress hoặc phục hồi sau một căn bệnh.

Giống cần sa Silver Haze của Sensi Seeds được biết đến với mùi long não, và cho hiệu ứng thư giãn cân bằng với hiệu ứng tâm lý. Chúng ta có thể nói giống Silver Haze có nhiều hàm lượng terpene borneol.

7) Linalool

Những terpene linalool có mùi của cây oải hương (lavander):

terpene linalool có mùi của cây oải hương lavander - terpene

 

Những terpene linalool sở hữu mùi của hoa oải hương và những cây hoa mọc vào mùa xuân. Con người có thể ngửi được mùi này trong không khí nếu chúng có hàm lượng nhỏ khoảng 1ppm.

Terpene linalool hiện tại đang được thử nghiệm để chữa nhiều loại bệnh ung thư. Chúng tạo ra hiệu ứng xoa dịu rất mạnh ở người dùng, giúp chữa bệnh tâm lý như lo âu, lo lắng và chúng cũng tạo ra cơn buồn ngủ rất mạnh.

Người ta đã tiến hành thử nghiệm trên những con chuột và nhận thấy rằng chuột 75% hoạt động. Do đó người ta kết luận rằng terpene linalool là nguyên nhân chính của hiệu ứng khó chịu và gây mệt mỏi, buồn ngủ của nhiều giống cần sa.

Terpen linalool cũng sở hữu khả năng giảm đau và khả năng phòng chống động kinh (anti epileptics).

8) 1,8-cineole

Cây bạch đàn (eucalyptus):

Cây bạch đàn (eucalyptus) - terpene

 

Terpene 1,8-cineole là thành phần dầu cơ bản chính trong cây bạch đàn. Chúng có mùi mentola đặc trưng của giống cây này và được tìm thấy trong cây cần sa với hàm lượng nhỏ.

Chúng sở hữu khả năng xoa dịu cơn đau, tăng cường sự tập trung và cân bằng cơ thể. Những giống cần sa có hàm lượng terpene 1,8-cineole cao khi sử dụng sẽ cho hiệu ứng thư giãn & tăng cường sự tập trung.

9) Nerolidol

Terpene nerolidol có mùi gỗ và mùi vỏ cây tươi, người ta tìm thấy terpene nerolidol trong nhiều cây thực vật, ví dụ như cây gừng, cây tràm gió (niaouli) hay cây sả (lemongrass).

Những terpene nerolidol sở hữu khả năng phòng nấm (antifungals), phòng bệnh (anti malarial) và antileishmanial. Chúng cũng đồng thời có khả năng xoa dịu.

10) Những terpene khác

Những terpene khác mà người ta đã tìm thấy trong nhựa của hoa cần sa có thể kể đến: phellandrene, phytol, humulene, pulegone, bergamotene, farnesene, D3-carene, ocimene, fenchol, elemene, aromadendrene, bisabolene, và rất nhiều terpene khác…

Những terpene này thay đổi từ giống cần sa này sang giống cần sa khác và là nguyên nhân chính của mùi, vị và hiệu ứng của mỗi giống cần sa.

*Lưu ý: đến đây bạn đã trả lời được 2 câu hỏi quan trọng:

1) cây cần sa có mùi,vị gì?

2) câu hỏi ở đoạn trên được đặt ra trước khi tìm hiểu về terpene.

Một số terpene kết hợp với nhau có thể hoạt động bổ trợ lẫn nhau (hiệu ứng cộng hưởng), một số khác lại hoạt động chống đối lẫn nhau (hiệu ứng bù trừ). Một số terpene tăng cường khả năng hấp thụ THC, và một số khác lại ảnh hưởng trực tiếp tới sự điều tiết dopamine và serotonin.

*Lưu ý: dopamine và serotonine là 2 chất dẫn truyền thần kinh chính tác động trực tiếp lên hoạt động tâm lý và trạng thái tâm lý của con người.

Hoạt động cộng hưởng hiệu ứng của những terpene và cannabinoids (nguồn Halent Laboratories):

Hoạt động cộng hưởng hiệu ứng của những terpene và cannabinoids

Nhiều bệnh nhân sử dụng cần sa để điều trị nói rằng họ thấy một số giống cần sa thích hợp với họ có khả năng xoa dịu triệu chứng bệnh tật nhiều hơn tất cả những giống khác. Khi bệnh nhân sử dụng những giống cần sa có thành phần cannabinoids giống hệt hoặc rất giống với hàm lượng của những cây phù hợp nhất với họ thì kết quả cũng không làm họ hài lòng. Do đó người ta nghĩ rằng những terpene chỉ có thể tìm thấy trong một số giống cần sa khi được kết hợp sử dụng với hàm lượng cannabinoids phù hợp sẽ cho ra hiệu quả tối đa trên bệnh nhân. Cũng cần phải nói thêm rằng kỹ thuật chromatographie (phương pháp sắc ký) đang được sử dụng tại thời điểm hiện tại không thể xác định chính xác tất cả thành phần terpene trong cây cần sa.

Những thành phần terpene tự nhiên trong cây cần sa không thể được tái tạo lại trong những phòng thí nghiệm của nghành công nghiệp dược phẩm – họ thường tìm kiếm để tách biệt những thành phần hoạt động đặc biệt trước khi có thể xin cấp bằng sáng chế và tái tạo lại công thức hóa học trong phòng thí nghiệm. THC được tái tạo lại trong phòng thí nghiệm (là sản phẩm hóa học) cho ra những hiệu ứng rất khác biệt so với cần sa tự nhiên trên người sử dụng, nguyên nhân là chúng thiếu tất cả những terpene và cannabinoids phụ để tạo ra hiệu ứng như chúng ta thấy khi sử dụng cần sa tự nhiên.

*Nhân đây mình cũng có lời khuyên tất cả các bạn trẻ; nên dừng việc sử dụng Spice hay K2 là sản phẩm cần sa hóa học được tái tạo lại trong phòng thí nghiệm. Nếu như bạn đang đọc bài này thì bạn đã hiểu vì sao chúng lại không có tác dụng tích cực như khi sử dụng cần sa tự nhiên. Hơn nữa, nhiều người sử dụng cần sa hóa học đã bị tổn thương não bộ trầm trọng.

Những yếu tố như: tuổi của cây, sự trưởng thành, thời điểm thu hoạch… có thể làm thay đổi tỉ lệ của terpene trong những hạt nhựa. Thông thường mùi sẽ càng ngày càng mạnh trong giai đoạn nở hoa của cây cần sa, nhưng tỉ lệ này cũng có thể thay đổi tùy theo điều kiện khí hậu và dinh dưỡng… hoặc độ stress của cây.  Grower nào để ý sẽ thấy mùi của cây thường mạnh nhất khi mới lên đèn.

Những terpene là nguyên nhân chính của mùi và vị của cây cần sa —> Nếu một cây có ít mùi thì cũng có ít vị.

Bảng thống kê những aroma (mùi thơm) của cây cần sa (nguồn: Big Book of Buds):

bảng thống kê mùi aroma - terpene

Những terpene và sự tương tác của chúng trên não bộ con người là một chủ đề lôi cuốn, điều này mở ra một con đường rất rộng lớn cho nhiều nghiên cứu về thuốc chữa bệnh, và cũng mở ra con đường cho những nhà nhân giống (breeder) có thể tạo ra những giống mới có những mùi/vị được tìm kiếm vì mục đích cụ thể.

Nếu bạn chịu khó tìm hiểu, thực hành và nhận biết những terpene khác nhau trong họ nhà terpene thì bạn có thể dự đoán hiệu ứng của một giống cần sa mà chỉ cần dựa vào mùi của chúng.

IV. Xoài, terpene myrcene và cây cần sa

Quả xoài:

terpene myrcene và cây cần sa

 

Theo nhiều nguồn thông tin thì nếu bạn ăn một quả xoài chín 45 phút trước khi sử dụng cần sa thì hiệu ứng thu được sẽ mạnh hơn nhiều. Nguyên nhân là trong xoài chín có terpene myrcene – là một loại terpene có khả năng hoạt động cộng hưởng với THC.

Sau một vài nghiên cứu thì người ta thấy rằng cần phải chọn lựa những giống xoài có thành phần terpene myrcene (không phải giống xoài nào cũng có những terpene này), ví dụ như những giống xoài có hàm lượng terpene myrcene cao là: Cavalo 57.1%, Rosa 52.4%, Espada 37.2% và Paulista 30.3%. Cũng cần phải lựa những trái/quả chín để có được hàm lượng terpene myrcene mong đợi.

Chúng ta cũng có thể sử dụng dầu cơ bản của cây hoa bia – houblon (hydro distillation of mature female cones) —> bao gồm hơn 20% terpene myrcene dưới dạng hấp thụ dễ dàng.

Sự phát hiện ra những terpene này mở ra cánh cửa cho nhiều nhà khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế. Ví dụ như những terpene limonenes – theo lý thuyết thì với hàm lượng nhỏ chúng có khả năng kích thích hiệu ứng mạnh hơn. Ngược lại nếu hàm lượng cao trong cây cần sa chúng sẽ tạo ra hiệu ứng mệt mỏi và buồn ngủ.

Chiết xuất terpene dưới dạng nguyên chất (nguồn: Mark Heinrich):

12

 

V. Tham khảo một số bài quan trọng nếu bạn muốn nghiên cứu sâu hơn (download PDF):

1) Entourage Effect – Cannabinoids & Terpenes

http://www.micannalytics.com/learn/Terpenes-Entourage/OS-2011-Terpenes-Minor-CBs.pdf

2) Taming THC: potential cannabis synergy and phytocannabinoid-terpenoid entourage effects

http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1476-5381.2011.01238.x/pdf

3) Marijuana and the Cannabinoids Forensic Science and Medicine

http://www.alchimiaweb.com/blogfr/wp-content/uploads/2012/09/Mahmoud-A.-ElSohly-Marijuana-and-the-Cannabinoids-Forensic-Science-and-Medicine.zip

4) Aroma Volatile Constituents of Brazilian Varieties of Mango Fruit

http://www.alchimiaweb.com/blogfr/wp-content/uploads/2012/09/Mangue.pdf

5) Halent Laboratories

http://steephilllab.com/index.html

http://www.prweb.com/releases/2013/6/prweb10823398.htm

VI. Tham khảo video “The entourage effect

Đầu những năm 1960, một sinh viên trẻ postdoctoral (hàm vị sau Tiến sĩ) đã gặp phải một vài điều làm anh ta bối rối. Sau khi đọc những tài liệu về cây cần sa, anh ta đã rất ngạc nhiên khi nhận thấy rằng tất cả các thành phần hoạt động trong chất morphine đã được chiết xuất từ cây anh túc (cây thuốc phiện) 100 năm trước và cocaine cũng đã được chiết xuất từ lá của cây coca trong cùng khoảng thời gian đó, vậy mà hợp chất gây hiệu ứng tâm lý trong cây cần sa lại chưa được con người biết đến.

Sự quan sát đơn giản lúc đó đã tạo nên tác phẩm của cuộc đời Raphael Mechoulam – một nhà nghiên cứu trẻ người Israel, hiện đang là nhà khoa học được nhiều người biết tới.

POT TV – CNN’s Chief Medical Correspondent Sanjay Gupta vừa có một cuộc thảo luận dài với Mechoulam, hiện tại đã 83 tuổi, ông đã lấy ra một tờ giấy mà ông đã viết vào năm 1999, tựa đề là “The entourage effect“.

Hãy hình dung thế này: Có hơn 500 hợp chất tự nhiên đã được tìm thấy trong cây cần sa, trong số này có 75 loại tinh dầu được xếp vào nhóm “cannabinoids”. Nhiều hợp chất trong số này chỉ có thể được tìm thấy trong cây cần sa, bao gồm delta-9-tetrahydrocannabinol (THC) và cannabidiols (CBD).

Điểm quan trọng là Mechoulam, cùng với rất nhiều đồng nghiệp khác, tin rằng tất cả những hợp chất trong cây cần sa hoạt động bổ trợ lẫn nhau rất hiệu quả trong trị liệu, nhiều hơn bất cứ hợp chất nào được tách riêng ra.

Khoa học hiện đại vẫn chưa chỉ ra được hết vai trò chính xác hoặc phương thức hoạt động của tất cả những hợp chất này, nhưng có thể chắc chắn rằng tất cả các hợp chất này hoạt động cùng nhau hiệu quả hơn là khi được tách riêng lẻ: Đây chính là “The entourage effect” – có thể tạm dịch là “Hiệu ứng cộng hưởng”.

VII. Tham khảo thêm:

tham khảo thêm biểu đồ hình tròn terpene

 

Nguồn của bài viết: Google & Alchimiaweb & Cannabis en Médecine –  Les EDITIONS INDICA 

Dịch giả: Grower Việt

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC



    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    10 dieu du khach can biet ve can sa o Thai Lan
    # Cần Sa Y Tế

    10 điều du khách cần biết về cần sa ở Thái Lan

    10 điều du khách cần biết về cần sa ở Thái Lan. Việc trồng cần sa là hợp pháp nhưng phải đăng ký vào ứng dụng “PLOOK GANJA” của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm hoặc thông qua trang web của chính phủ.

    Đọc thêm
    Luat ve luu tru cung cap san xuat va mua ban gai dau va Can sa voi muc dich y te va giai tri theo tung tieu bang o Uc
    # Bài dịch

    Luật về lưu trữ, cung cấp, sản xuất và mua bán gai dầu và cần sa với mục đích y tế và giải trí theo từng tiểu bang ở Úc (cập nhật năm 2023)

    Luật về trồng trọt và sử dụng gai dầu, cần sa trong y tế và giải trí được quy định khác nhau tuỳ khu vực tiểu bang của nước Úc. Sau đây là những thông tin chi tiết về luật đối với cần sa và gai dầu dùng trong y tế và giải trí ở […]

    Đọc thêm
    Phong van bac si Ondrej Slama chuyen khoa ung buou va cham soc giam nhe ve tiem nang su dung can sa y te trong dieu tri ung thu
    # Bài dịch

    Phỏng vấn bác sĩ Ondřej Sláma chuyên khoa ung bướu và chăm sóc giảm nhẹ về tiềm năng sử dụng cần sa y tế trong điều trị ung thư

    Bác sĩ Ondřej Sláma là trưởng khoa cấp cứu chăm sóc giảm nhẹ tại viện ung bướu Masarykov – cơ sở lớn nhất điều trị ung thư tại Cộng hòa Séc. Ông thường sử dụng cần sa trị liệu trong quá trình chăm sóc những bệnh nhân mắc bệnh nan y. Ông là một trong những người tiên phong việc ứng dụng cần sa trong điều trị giảm đau và điều trị ung thư tại Cộng hoà Séc.

    Đọc thêm
    Chat Messenger