Coronavirus SARS-CoV-2 là một loại vi rút mới mà hệ miễn dịch của chúng ta chưa biết đến và do đó dẫn đến đáp ứng miễn dịch chậm trễ. Kích thước của chúng khá nhỏ, khoảng 80 nm. Nói một cách khái quát, nó được xem như một loại ký sinh trùng, chỉ có thể tự sao chép khi ở bên trong tế bào con người chứ không phải trong không khí hay trong nước.
Coronavirus thường được tìm thấy xung quanh chúng ta, chúng là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm mũi và cảm cúm thông thường, đó là lý do vì sao những báo cáo đầu tiên từ Trung Quốc đã không đưa ra lời cảnh báo cho toàn thế giới. Tuy nhiên các nhà vi sinh vật học biết rằng có hai chủng coronavirus đã xuất hiện trong quá khứ, gây ra dịch bệnh và để lại nhiều thương vong. Chúng chính là chủng vi rút SARS và MERS nổi tiếng, và chủng coronavirus mới này có cấu trúc và hành vi tương tự. Nó có vẻ vẫn chưa phát triển một cách hoàn toàn, và do đó tỷ lệ tử vong của nó không cao hơn tỷ lệ tử vong của hai chủng vi rút kia. Mặc dù chủng vi rút này vẫn có thể mang đến nhiều sự ngạc nhiên khác, vì người ta tin rằng nó sẽ biến đổi theo một cách không thể nào lường trước được.
Chủng vi rút này rất nguy hiểm đối với người già, những người đang có bệnh nền, và những người bị suy giảm miễn dịch, v.v. Những đối tượng dễ bị tổn thương này không có hệ miễn dịch đủ mạnh để bảo vệ họ khỏi một loại bệnh nguy hiểm nào đó khi bị nhiễm coronavirus. Hệ miễn dịch được tăng cường sẽ mang đến nhiều khả năng xác định thông tin về loại vi rút này hơn, vì thế cách tốt nhất chính là tăng cường khả năng miễn dịch của mỗi chúng ta.
Hệ Thống Endocannabinoid
Làm thế nào mà hai loại cannabinoid chính được tìm thấy trong cần sa (gai dầu) – THC và CBD – có thể được sử dụng để giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giải thích những chức năng của hệ thống endocannabinoid có trong mọi sinh vật sống bậc cao, bao gồm cả chúng ta. Trong liệu pháp cần sa y tế, cannabinoid anandamide nội sinh thường được thay thế bằng THC để “sửa chữa” chức năng của hệ thống endocannabinoid. Ở trạng thái khỏe mạnh bình thường, hệ thống này sẽ truyền tín hiệu để đảm bảo sự cân bằng trong các tế bào, đó được gọi là sự cân bằng nội môi.
Anandamide là endocannabinoid đầu tiên được phân lập từ mô não để cung cấp bằng chứng về chức năng thụ thể của endocannabinoid và kết quả là sự xuất hiện của hệ thống endocannabinoid hiện nay. Phát hiện mang tính đột phá này – sự phân lập anandamide, được thực hiện vào năm 1992 bởi hai nhà khoa học và bạn sẽ phấn khích khi biết rằng một trong số họ là giáo sư người Séc Lumír Hanuš, người kế thừa của các nhà khoa học Tiệp Khắc từ những năm 1950 ở vùng Olomouc (Đại học Palackého). Giáo sư Kabelík, Krejčí và Šantavý sau đó đã đi đầu thế giới trong các nghiên cứu về cần sa cho đến khi xuất hiện Công ước thống nhất về chất ma túy 1961. Họ đã sử dụng cần sa với nồng độ cannabinoid thấp để điều trị vi rút herpes simplex và vi rút zoster.
Ảnh Hưởng Của CBD Đối Với Tế Bào Miễn Dịch
Một số cannabinoid có thể liên kết với các thụ thể CB2 trên bề mặt tế bào miễn dịch và thông qua hệ thống endocannabinoid chúng có thể tác động đến hệ miễn dịch. Không giống với tetrahydrocannabinol (THC) có khả năng liên kết với cả hai thụ thể cannabinoid (CB1 và CB2), cannabidiol (CBD) không liên kết trực tiếp với bất kỳ thụ thể nào kể trên. Nói một cách khái quát hơn, CBD ảnh hưởng đến hệ thống endocannabinoid bằng cách ức chế enzyme FAAH, làm phá vỡ endocannabinoid anandamide. Sau đó, quá trình này dẫn đến sự gia tăng nồng độ anandamide trong máu, làm tăng cường khả năng miễn dịch và vì lý do đó hệ miễn dịch của chúng ta sẽ có thể hoạt động một cách bình thường. CBD gần đây được cho là có khả năng hoạt động như một chất chủ vận đảo nghịch cho với thụ thể GPR3, GPR6 và GPR12, tức là khả năng phản ứng ngược lại khi liên kết với thụ thể. Các thụ thể độc thân này xảy ra ở vùng não có liên quan chặt chẽ đến các vấn đề về thần kinh và được xem là một tia hy vọng lớn trong việc điều trị bệnh Parkinson và Alzheimer.
Đây là một cách để bảo vệ chúng ta khỏi coronavirus – những người có khả năng miễn dịch tốt ngay cả khi họ bị nhiễm vi rút thì quá trình phát bệnh thường nhẹ hơn. Một hy vọng khác là việc cố gắng tấn công và tiêu diệt vi rút trước khi nó xâm nhập vào các mô của bệnh nhân. Nhưng chúng ta vẫn phải chờ đợi các kết quả chính thức từ các nhà khoa học.
Sử Dụng Cần Sa Như Thế Nào?
Điều này có thể được thực hiện với các sản phẩm cần sa hợp pháp mà không có tác dụng gây nghiện. Bạn có thể bắt đầu sử dụng với hạt gai dầu, trong số các hợp chất có trong hạt gai dầu, axit omega-3 (axit béo không bão hòa) là các khối dựng nên endocannabinoid. Chúng có thể dễ dàng kích hoạt hệ thống endocannabinoid và trẻ em có thể tiêu thụ chúng dưới dạng sữa thực vật hay dầu hạt ép lạnh. Đối với người lớn ở độ tuổi ba mươi, đối với những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính và những người cao tuổi, khả năng miễn dịch đã kém đi khá nhiều và do đó cần phải sử dụng một loại dầu có hiệu quả cao hơn, đó là dầu CBD.
Loại Dầu CBD Nào Có Thể Cải Thiện Khả Năng Miễn Dịch?
Loại dầu CBD phù hợp cho mục đích này sẽ là loại dầu CBD chiết xuất toàn phần, có nghĩa là tất cả các loại cannabinoid có trong đó đều được giữ lại hoàn toàn. Dầu CBD lý tưởng để tăng cường khả năng miễn dịch cũng có chứa THC với nồng độ thấp và một tập hợp các hợp chất khác có trong cần sa như các loại cannabinoid khác, terpene và flavonoid. Để đạt được hiệu quả tối đa, chúng ta không nên sử dụng thiếu một số loại cannabinoid chủ yếu không gây hiệu ứng tâm lý như cannabichromene (CBC). Sự kích hoạt tương tự có thể được thực hiện bởi sesquiterpene caryophyllene (BCP), có khả năng liên kết với thụ thể này, chủ yếu được biểu hiện trong hệ miễn dịch.
Dịch giả: Thiên Minh
Nguồn: https://www.facebook.com/notes/bushka-bryndova/how-does-cbd-strengthen-your-immunity/10157882133107349/
Đơn Vị Tài Trợ: