Chương 13: ĐỊNH KIẾN – CẦN SA VÀ LUẬT JIM CROW

Chương 13: ĐỊNH KIẾN – CẦN SA VÀ LUẬT JIM CROW

Kể từ khi chế độ nô lệ bị bãi bỏ, sự phân biệt chủng tộc và cuồng tín tại Hoa Kỳ nhìn chung đã buộc phải bớt phần trắng trợn trong cách thể hiện.

Các điều luật cấm cần sa một lần nữa minh họa sự bất khoan dung mang tính thể chế đối với các nhóm chủng tộc thiểu số, và cho thấy định kiến ​​được che giấu như thế nào đằng sau những điều luật và thuật hùng biện – những thứ dường như mang một mục đích hoàn toàn khác.

Hoạt động hút cần sa ở châu Mỹ

Có lẽ thời điểm sớm nhất mà hoạt động hút khói từ búp hoa cần sa cái được biết tới* ở Tây Bán cầu đã diễn ra vào những năm 1870 ở quần đảo Tây Ấn (Jamaica, Bahamas, Barbados, v.v.); và nó đã xuất hiện cùng với sự nhập cư của hàng nghìn người Hindu (đến từ Ấn Độ khi đó đang chịu sự kiểm soát của Anh) – những người được nhập cảnh vì có giá lao động rẻ mạt. Đến năm 1886, các thủy thủ da đen và Mexico giao thương trên những hòn đảo này đã tiếp thu và lan tỏa hoạt động sử dụng cần sa trên khắp Tây Ấn và Mexico.

Đọc thêm các bài viết về cần sa y tế

*Cũng có những giả thuyết khác về mốc thời gian sớm nhất của hoạt động hút cần sa, chẳng hạn trong các cộng đồng nô lệ Mỹ và Brazil, những thổ dân Shawnee, v.v.  – một số giả thuyết rất hấp dẫn, nhưng không thể kiểm chứng.

Ở Tây Ấn, cần sa thường được hút để làm dịu bớt sự vất vả trên những ruộng mía, để xua tan sự nóng nực, và để thư giãn vào những buổi tối mà không phải lo ngại cảm giác váng vất khó chịu vào sáng hôm sau như khi uống rượu say.

Nhạc jazz và swing của “những người da đen, Mexico và nghệ sĩ giải trí” đã được công nhận là một thành quả sinh ra từ hoạt động sử dụng cần sa.

Với khu vực mà cần sử dụng vào cuối thế kỷ 19 là Mexico và quần đảo Tây Ấn vùng Caribe, không có gì đáng ngạc nhiên khi trường hợp sử dụng cần sa đầu tiên được ghi nhận ở Hoa Kỳ là trong cộng đồng người Mexico tại Brownsville, Texas vào năm 1903. Và luật cấm cần sa đầu tiên tại Hoa Kỳ – vốn chỉ có liên hệ với người Mexico – đã được thông qua tại Brownsville trong cùng năm đó.

Hoạt động sử dụng “ganja” kế tiếp được ghi nhận vào năm 1909 tại cảng New Orleans – trong khu Storyville của người da đen mà các thủy thủ thường xuyên lui tới.

Khu Storyville của New Orleans tràn ngập những quán cabaret, nhà thổ, âm nhạc, và đủ những thứ thường thấy khác trong các khu “đèn đỏ” trên khắp thế giới. Thủy thủ từ các hòn đảo tận hưởng kỳ nghỉ phép trên bờ và tìm mua cần sa tại đây.

Hóa trang mặt đen (blackface)…

Ủy viên an toàn công cộng của New Orleans đã viết rằng “Cần sa là loại ma túy đáng sợ và hiểm ác nhất từng xảy ra với New Orleans”, và năm 1910 đã cảnh báo rằng số lượng người sử dụng cần sa thường xuyên tính riêng ở Storyville có thể lên tới 200.

Đối với các Ủy viên an toàn công cộng, Ủy viên công tố tiểu bang và báo chí New Orleans từ năm 1910 đến những năm 1930, ảnh hưởng xấu xa ngấm ngầm của cần sa đã bộc lộ rõ ràng khi nó khiến cho “bọn đen” tưởng rằng chúng cũng tốt đẹp ngang với “người da trắng”.

Trên thực tế, cần sa trong khoảng thời gian này bị quy kết là nguyên nhân cho những trường hợp từ chối hóa trang mặt đen* đầu tiên của người da đen, và những tiếng cười không thể kiềm chế của người da đen dưới tác động của cần sa khi họ bị yêu cầu nhường đường cho người da trắng hoặc ra ngồi đằng sau xe điện, v.v.

*Đúng vậy đấy; mắt bạn đã không đánh lừa bạn đâu. Do một quan niệm quái đản trong các điều luật Jim Crow (phân chia chủng tộc), người Mỹ da đen bị cấm xuất hiện trên bất kỳ sân khấu nào ở vùng Hạ Nam (và hầu hết các nơi khác ở miền Bắc và Tây).

Suốt những năm 1920, người da đen buộc phải hóa trang mặt đen (giống như cách hóa trang của Al Jolson khi hát bài “Swanee”) – một loại thuốc nhuộm được các nghệ sĩ da trắng thoa lên mặt để trông giống hoặc nhại lại vẻ ngoài của người da đen. Thật ra, theo luật Jim Crow, người da đen hoàn toàn không được phép bước lên sân khấu. Tuy nhiên, vì có tài năng nên họ vẫn được phép lẻn vào qua cửa hậu, hóa trang mặt đen và rồi giả bộ một người da trắng đang đóng vai một người da đen…

…và đến nhạc jazz

Ở New Orleans, người da trắng cũng lo ngại về những nhạc công da đen hút cần sa đang lan tỏa (bán) một loại nhạc “voodoo” mới đầy uy lực (được ưa chuộng), khiến cho ngay cả những phụ nữ da trắng đoan chính cũng phải dậm chân theo nhịp; và sau cùng là nhắm đến việc quẳng bỏ cái ách mà người da trắng đã khoác lên họ. Ngày nay chúng ta gọi loại nhạc mới ấy là…nhạc jazz!

Người da đen hiển nhiên đã dùng chính những nỗi sợ đối với “voodoo” của những kẻ da trắng phân biệt chủng tộc tại New Orleans để cố gắng ngăn cách người da trắng khỏi đời sống của họ. Nói chung, mọi người đều công nhận nơi sinh ra nhạc jazz là Storyville, New Orleans – quê hương của những nhà cách tân trong thời kỳ đầu: Buddy Bohler, Buck Johnson và các nghệ sĩ khác (1909-1917). Storyville cũng là nơi sinh của nghệ sĩ Louis Armstrong* (năm 1900).

*Năm 1930 – một năm sau khi Louis Armstrong thu âm bản nhạc “Muggles” (được hiểu là: “cần sa”) – ông đã bị bắt chỉ vì một điếu cần sa ở Los Angeles và bị giam trong 10 ngày, cho đến khi ông chấp nhận rời khỏi California và không trở lại nơi đó trong vòng hai năm.

Cảnh sát, chính trị gia và báo chí Hoa Kỳ hầu như không hề biết: Trong suốt những năm tháng này (đến suốt những năm 1920, còn sau đó thì họa hoằn họ mới biết), loại cần sa mà “bọn đen” và “bọn Mễ” hút ở dạng điếu cuốn hoặc bằng tẩu chỉ là một phiên bản nhẹ hơn của nhiều loại thuốc cần sa cô đặc quen thuộc chính họ đã dùng từ thời thơ ấu, hay cũng chính là loại thuốc được hút hợp pháp trong các tiệm hashish xa hoa của người da trắng.

Những kẻ da trắng phân biệt chủng tộc đã viết ra những bài báo và thông qua những điều luật cấm cấn sa ở cấp độ thành phố và tiểu bang mà không hề biết đến kiến thức này suốt gần hai thập kỷ, chủ yếu bởi vì “sự xấc xược hung tợn”* của người da đen/Mexico dưới tác động của cần sa.

*Sự xấc xược hung tợn: Từ năm 1884 đến 1900, 3.500 vụ hành quyết người Mỹ da đen không qua xét xử (lynching) đã được ghi nhận; Từ năm 1900 đến 1917, hơn 1.100 vụ đã được ghi lại trong hồ sơ. Con số thực tế chắc chắn phải cao hơn.

Theo ước tính, một phần ba trong số những vụ lynching này là để trừng phạt “sự xấc xược”. Đó có thể là vì bất kỳ một hành động gì – từ nhìn (hay bị cáo buộc đã nhìn) thẳng một phụ nữ da trắng đến hai lần, cho đến dẫm chân lên bóng của một người da trắng, hay nhìn thẳng vào mắt một người da trắng quá ba giây, hay vì không chịu đi thẳng ra sau xe điện, và đủ loại “tội” khác.

Đối với người da trắng, rõ ràng là cần sa đã gây nên “sự hung tợn” ở người da đen và Mexico – nếu không họ chắc chắn sẽ không “xấc xược” như vậy…

Hàng trăm nghìn người da đen và Mexico đã bị kết án từ 10 ngày đến 10 năm – chủ yếu ở hình thức “tù dây” của địa phương và tiểu bang – chỉ vì phạm phải những tội ngớ ngẩn như chúng tôi vừa liệt kê.

Đây là bản chất của những điều luật Jim Crow mãi cho đến những năm 1950 và 60; sau cùng chúng cũng đã bắt đầu được sửa đổi trên đất Hoa Kỳ nhờ có Martin Luther King, NAACP (Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu) và sự phản đối kịch liệt của công chúng.

Chúng ta chỉ có thể tưởng tượng về tác động tức thời mà những nghệ sĩ da đen đã tạo ra trong một xã hội do người da trắng nắm quyền khi họ từ chối hóa trang mặt đen. Tuy nhiên, bảy năm sau – năm 1917 – Storyville đã bị đóng cửa hoàn toàn. Chủ nghĩa Apartheid đã có được thời điểm thắng thế của nó.

Các công dân da trắng ngay thẳng và nghiêm nghị giờ đây không còn phải lo lắng về chuyện các phụ nữ da trắng tìm đến Storyville để nghe thứ nhạc jazz “voodoo” hay có thể bị hãm hiếp bởi mấy “gã da đen mê nhạc” thường phát cuồng vì cần sa – những kẻ đã thể hiện sự bất kính (xấc xược) hung tợn đối với người da trắng và Luật Jim Crow bằng cách dẫm lên bóng của họ (người da trắng) và những hành động tương tự khi bọn chúng phê cần sa.

Sau đó, các nhạc sĩ da đen đã mang theo cần sa và âm nhạc của họ trên hành trình ngược dòng sông Mississippi để tới Memphis, Kansas City, St. Louis, Chicago, v.v. Ở đó, các ông bố Thành thị (da trắng) – vẫn với những lý do mang đầy tính phân biệt chủng tộc – chẳng bao lâu đã thông qua những điều luật cấm cần sa của địa phương nhằm chấm dứt thứ âm nhạc “xấu xa” ấy cũng như ngăn chặn việc phụ nữ da trắng trở thành con mồi cho đám da đen thông qua nhạc jazz và cần sa.

Sự căm ghét của Anslinger với người da đen và nhạc jazz.

Chương 13: ĐỊNH KIẾN - CẦN SA VÀ LUẬT JIM CROW

Sau khi nghỉ hưu, Anslinger đã chuyển tất cả tài liệu của ông trong vòng 30 năm hoạt động với tư cách người chống ma túy đứng đầu thế giới đến trường Đại học Pennsylvania tại State Collage, PA.

Trong đống tài liệu của Anslinger cũng như tài liệu trong thư viện DEA ở Washington, DC, bao gồm các bài báo cũ của FBN (Cục Phòng chống Ma túy Liên Bang), chúng tôi đã biết rằng: Từ năm 1943 đến 1948, Anslinger đã ra lệnh cho các đặc vụ của mình trên khắp đất nước theo dõi tất cả các nhạc sĩ jazz và swing để thu thập hồ sơ tội phạm về cần sa của họ; nhưng lại không bắt họ cho đến khi ông ta có thể tiến hành một cuộc bắt giữ hàng loạt trong vòng một đêm!

Mục đích và mơ ước của ông ta là phải bắt được tất cả mọi người chỉ trong một cuộc càn quét toàn quốc! Điều này sẽ giúp được ông ta có mặt trên trang bìa của tất cả các tờ báo trên toàn nước Mỹ và khiến Anslinger trở nên nổi tiếng vượt xa cả đối thủ cạnh tranh hàng đầu của ông, Giám đốc FBI nổi tiếng J.Edgar Hoover. Giới trẻ nước Mỹ rồi sẽ được chứng kiến bộ mặt thật của tất các các nhạc công jazz và swing – những con quỷ dữ hút cỏ!

Anslinger cũng đã ra lệnh cho đặc vụ của mình theo dõi và ghi lại hồ sơ của các ban nhạc, ca sĩ và nghệ sĩ hài ở Mỹ như: Thelonious Monk, Louis Armstrong, Les Brown, Count Basie, Cab Calloway, Jimmy Dorsey, Duke Ellington, Dizzy Gillespie, Lionel Hampton và Andre Kostelanetz.

Đồng thời, dàn giao hưởng NBC, Milton Berle Show, chương trình Coca-Cola, chương trình Jackie Gleason và kể cả chương tình của Kate Smith cũng bị theo dõi. Đây đều là những người nổi tiếng và được nhìn nhận hiện nay như những con người tuyệt vời mang lại sự cải cách trong thế giới âm nhạc.

Họ đã theo dõi trong vòng năm năm, và các tài liệu ngày một nhiều lên. Từ năm 1943 đến năm 1948, các đặc vụ liên bang đã chờ đợi cơ hội hành động.

Một hồ sơ điển hình của một nghệ sĩ nhạc jazz nhỏ lẻ được miêu tả là: “Bị cáo là một người da màu ở Camden, Texas, sinh ngày -, cao 5 foot 8, nặng 165 pound, da đen, tóc đen, mắt đen. Anh ta có một vết sẹo ở trán phía bên trái, hình xăm dao găm và dòng chữ -, ở cánh tay bên phải. Anh ta là một nhạc công thổi kèn trumpet trong một ban nhạc thịnh hành. Anh ta có cái miệng rất rộng và môi dày, khiến cho anh ta được đặt biệt danh là -. Anh ta là người hút cần sa.”

Các hồ sơ khác cũng đều vớ vẩn, phân biệt chủng tộc và anti nhạc jazz một cách tương tự.

Lý do duy nhất ngăn chặn vụ truy quét khổng lồ này lên các nghệ sĩ nhạc jazz trong lịch sử? Sếp của Anslinger ở Bộ Ngận khố Hoa Kỳ, Thư ký Phụ Tá Foley, được thông tin về vụ truy quét này của Anslinger và phản hồi lại ngay: “Ngài Foley không đồng ý!”

Đồng nghiệp và bạn thân nhất của Anslinger trong suốt quãng thời gian dài làm việc là Tiến sĩ James Munch, một nhà hóa học làm việc cho FBN và được chính phủ và báo chí Mỹ tin tưởng như một chuyên gia về hiệu ứng của cần sa trong những năm 1930 đến 1940.

Ông đã được phòng vấn vào năm 1978 về sự thù hận của Anslinger đổi với nhạc jazz trong những năm 1940, 1940 và 1950. Cuộc đối thoại được ghi lại trong cuốn sách của Larry Sloman, xuất bản bởi Bobbs Merrill, “Cần sa điên dại” năm 1979”

Sloman: “Tại sao ông ấy (Anslinger) lại muốn bắt giữ các nghệ sĩ nhạc jazz và swing nhiều đến thế?”

Tiến sĩ Munch: “Bởi vì hiệu ứng mà họ (Anslinger và FBN) lo ngại nhất về cần sa chính là sự kéo dài cảm nhận về thời gian, khi mà nhờ đó các nhạc công có thể cho thêm các giai điệu kiều diễm vào trong nhạc của mình nhiều hơn so với khi họ chỉ đơn giản là chơi theo tờ nhạc đã ghi sẵn…”

Sloman: “Như thế thì có gì là sai?”

Tiến sĩ Munch: “Nói cách khác, nếu bạn là nhạc công, bạn phải chơi nhạc theo cách mà nó được ghi trên giấy. Nhưng nếu bạn hút cần sa, bạn sẽ chơi được gấp đôi lượng âm nhạc ở giữa nốt nhạc đầu và nốt thứ hai. Đó là điều tạo nên các nhạc công jazz. Đó là lý do họ có thể “jazz nó lên”, hoặc “làm sống động nó lên”, bạn biết đấy.”

Sloman: Ồ, tôi hiểu rồi,”

Screenshot 1 2

Người Mỹ gốc Mexico

Năm 1915, California và Utah thông qua các đạo luật tiểu bang đặt cần sa ngoài vòng pháp luật – vẫn với những lý do kiểu Jim Crow, nhưng được chỉ đạo thông qua báo chí của Tập đoàn Hearst để nhắm đến những người Mỹ gốc Mexico.

Colorado nối bước vào năm 1917. Các quan chức lập pháp của tiểu bang này đã viện dẫn những hành động đi quá giới hạn của quân đội nổi dậy do Pancho Villa chỉ huy – mà cần sa được cho là loại ma túy ưa thích của họ. (Nếu đúng như vậy, điều đó cũng đồng nghĩa với việc cần sa đã giúp lật đổ một trong những chế độ đàn áp tàn độc nhất mà đất nước Mexico từng phải gánh chịu).

Cơ quan lập pháp Colorado cảm thấy rằng để ngăn chặn một cuộc tắm máu sắc tộc và sự lật đổ những thể chế, quan điểm và luật lệ dốt nát và cuồng tín của họ (người da trắng) thì chỉ có một cách duy nhất: Phải chấm dứt cần sa.

Người Mexico dưới tác động của cần sa cũng đòi hỏi được đối xử nhân đạo, họ nhìn thẳng vào phụ nữ da trắng, và họ yêu cầu con cái họ được đến trường trong lúc cha mẹ chúng đang thu hoạch củ cải đường và đưa ra những đòi hỏi “xấc xược” khác. Với cái cớ là cần sa (Loại cỏ sát nhân), người da trắng lúc này đã có thể sử dụng đến quân đội và hợp lý hóa những hành động bạo lực nhằm đàn áp của họ.

Vấn nạn phân biệt chủng tộc gắn liền với cần sa này vẫn còn tiếp diễn đến ngày nay. Năm 1937, Harry Anslinger đã báo với Quốc hội rằng có từ 50.000 đến 100.000* người hút cần sa tại Hoa Kỳ – chủ yếu là “những người da đen, Mexico và nghệ sĩ giải trí”, và các loại nhạc jazz và swing của họ chính là kết quả sinh ra từ hoạt động sử dụng cần sa ấy.

Ông ta đã nhấn mạnh rằng chính thứ âm nhạc “ma quỷ” này và sự sử dụng cần sa đã khiến những phụ nữ da trắng “tìm kiếm những mối quan hệ tình dục với người da đen!”

*Anslinger hẳn sẽ phát rồ nếu ông ta biết được rằng một ngày kia ở Hoa Kỳ sẽ có tới 26 triệu người sử dụng cần sa hàng ngày và 30-40 triệu người sử dụng không thường xuyên; và nhạc jazz và rock ‘n’ roll hiện nay được hàng chục triệu người ưa chuộng dù có thể họ chưa bao giờ hút thử cần sa.

Nam Phi ngày nay

Năm 1911, Nam Phi* bắt đầu đặt cần sa ngoài vòng pháp luật – với cùng những lý do như ở New Orleans: Để ngăn chặn những người da đen xấc xược! Cùng với Ai Cập, đất nước Nam Phi do người da trắng cai trị đã tiến hành một cuộc đấu tranh quốc tế (Hội Quốc Liên) nhằm mục đích cấm cần sa trên toàn thế giới.

*Tuy vậy, Nam Phi trong giai đoạn này vẫn cho phép thợ mỏ da đen hút dagga (cần sa) trong các mỏ. Vì sao ư? Bởi vì họ làm việc năng suất hơn!

Trên thực tế, chính trong năm này, Nam Phi đã có ảnh hưởng đến các quan chức lập pháp của miền nam Hoa Kỳ trong quyết định cấm cần sa (thứ được nhiều người Nam Phi da đen tôn kính gọi là “dagga” – loại thảo dược thiêng liêng của họ). Có nhiều trụ sở kinh doanh tại Hoa Kỳ của người Nam Phi được đặt ở New Orleans trong thời gian đó.

Đây là toàn bộ cơ sở về chủng tộc và tôn giáo (Giáo hội Công giáo thời Trung cổ) mà từ đó những điều luật chống cần sa của chúng ta đã phát sinh. Các bạn có thấy tự hào không?

Tính đến nay, 16 triệu năm thời gian của người Mỹ đã trôi qua trong các trại tạm giam, nhà tù, lệnh tạm tha có điều kiện và án treo chỉ vì cách lập luận phi lý mang đầy tính phân biệt chủng tộc này – và có lẽ còn những lý do về kinh tế nữa. (Xem Chương 4, “Những ngày cuối cùng của lệnh cấm.”)

Chẳng thú vị hay sao khi vào năm 1985, Hoa Kỳ đã giam cầm một số lượng người nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới ngoại trừ Nam Phi? Năm 1989, Hoa Kỳ đã vượt qua Nam Phi, và đến năm 1997 thì tỷ lệ giam cầm của Hoa Kỳ đã gấp gần bốn lần Nam Phi. Giờ đây, năm 2007, có hơn 2,2 triệu người đang bị giam cầm tại Hoa Kỳ.

Tổng thống Bush (Cha) – trong bài diễn thuyết tuyệt vời về chính sách phòng chống ma túy của ông ta vào ngày 5 tháng 9 năm 1989 – hứa tăng gấp đôi số người bị giam trong các nhà tù liên bang một lần nữa, sau khi con số đó đã được tăng gấp đôi dưới thời Reagan. Ông ta đã thành công. Năm 1993, Tổng thống Bill Clinton đã lên kế hoạch đến năm 1996, số tù nhân sẽ tăng gấp đôi thêm lần nữa. Ông ta đã hoàn thành kế hoạch.

Các bạn có nhớ cuộc phản đối vào năm 1979 – khi cựu Đại sứ LHQ Andrew Young đã cho thế giới biết rằng Hoa Kỳ có số tù nhân chính trị nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác?

(Amnesty International, ACLU.) Also, see Appendix: “Fighting the Police State.”

Những tàn dư còn tồn tại lâu dài

Mặc dù hoạt động hóa trang mặt đen đã biến mất giống như các điều luật từ cuối những năm 1920; nhưng cho đến tận những năm 1960, các nghệ sĩ giải trí da đen (như Harry Belafonte and Sammy Davis, Jr.) vẫn phải đi vào các rạp hát và quán bar, v.v. từ cửa hậu – đúng theo luật định!

Họ không thể thuê được một phòng khách sạn ở Las Vegas hay Miami Beach – cho dù họ đang lĩnh vai biểu diễn chính.

Màn biểu diễn của Ben Vereen trong Lễ nhậm chức Tổng thống năm 1981 dành cho Ronald Reagan đã trình bày về Luật Jim Crow và hoạt động hóa trang mặt đen diễn ra trên đất nước này trong giai đoạn chuyển đổi từ thế kỷ 19 sang thế kỷ 20 – toàn bộ được đặt trong một câu chuyện tuyệt vời kể về nghệ sĩ hài kịch da đen thiên tài Bert Williams (hoạt động trong khoảng năm 1890 đến năm 1920).

Vereen đã được mời tới để biểu diễn trong Lễ nhậm chức của Reagan và đã chỉ chấp nhận với điều kiện ông được kể lại toàn bộ câu chuyện về “Hóa trang mặt đen”. Tuy nhiên, toàn bộ nửa đầu buổi biểu diễn của Vereen kể về Bert Williams và vấn đề hóa trang mặt đen đã bị các nhân viên của Reagan kiểm duyệt trên kênh truyền hình ABC – trái với thỏa thuận đặc biệt mà Vereen đã có với họ.

Screenshot 3 1

Screenshot 4

Thư của Louis Amstrong tới Mezz

Screenshot 5

Nhiều nhạc sĩ nhạc Jazz, cả da trắng lẫn da đen, đều là những người hút cần sa và có sự sáng tạo chịu ảnh hưởng từ nó. Vào những năm 1930, nghệ sĩ da trắng Milton “Mezz” Mezzrow chính là “man with the jive”, người đã cung cấp cần sa cho rất nhiều nghệ sĩ khác.

Điều này đã được miêu tả trong một trang của cuốn tự truyện của ông, Really the Blues (Random House, 1946). Trong một trang khác, Mezz bàn luận về sự khác biệt thiết yếu giữa những người nghiện rượu và những người dùng cần sa; những sự khác biệt mà chúng ta giờ đây tin rằng chính là chìa khóa dẫn đến cái đạo đức giả của việc giữ cho rượu bia hợp pháp, trong khi cần sa bất hợp pháp.

Trong Really the Blues, Mezzrow đã viết một cách cởi mở về cuộc sống của ông, âm nhạc của ông, việc sử dụng chất như thuốc phiện và cần sa, và tình bạn của ông với nhiều tên tuổi lớn khác trong giới nhạc jazz. Một trong số đó là Louis Amstrong.

Trong một bức thư cá nhân gửi tới Mezzrow, Amstrong đã khéo léo xin thêm một ít “Lo Zee Rose” và “Orchestration”, cả hai từ này đều là những từ được ẩn dụ tinh tế để chỉ cần sa.

Người Mỹ đã tự hào khi nói rằng nhạc jazz là một trong những loại hình nghệ thuật mới có khởi nguồn từ vùng bờ biển của họ. (Trên thực tế, nó có nguồn gốc từ Châu Phi). Có lẽ, đây cũng là lúc để thừa nhận rằng một phần nào đó của nhạc jazz cũng đã bắt nguồn từ Mexico.

Screenshot 6

Screenshot 7

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC


    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    chuong-16-bo-quan-ao-moi-cua-hoang-de
    # Lịch sử gai dầu

    Chương 16 – Bộ quần áo mới của Hoàng đế

    Những giải pháp thay thế sự cấm đoán Tóm lại, chúng ta thấy rằng mọi lập luận chống cần sa của chính quyền đều được thêu dệt từ những lời dối trá trắng trợn. Trong chương này, chúng tôi sẽ đưa ra ánh sáng một số nghiên cứu mà chính quyền không muốn người dân […]

    Đọc thêm
    chuong-10-than-thoai-ma-thuat-y-hoc
    # Cây gai dầu

    Chương 10 – THẦN THOẠI, MA THUẬT & Y HỌC

    Cái nhìn về mặt xã hội học của việc sử dụng cần sa trong xuyên suốt lịch sử thế giới Ngược lại với nhận thức chung, “marijuana” không phải là một hiện tượng bắt nguồn từ những năm 1960.  Cây gai dầu là một phần của di sản thế giới và là nền tảng của […]

    Đọc thêm
    Chương 12: Sử dụng dược phẩm cần sa tại Mỹ vào thế kỷ 19
    # Cây gai dầu

    Chương 12: Sử dụng dược phẩm cần sa tại Mỹ vào thế kỷ 19

    Chương 12: Sử dụng dược phẩm cần sa tại Mỹ vào thế kỷ 19 Mặc dù vào năm 1839, các sản phẩm từ cây gai dầu như sợi, giấy, vật dụng hàng hải, dầu thắp sáng, thực phẩm, v.v. được cho là những sản phẩm của ngành nông nghiệp và công nghiệp lớn nhất nước […]

    Đọc thêm
    Chat Messenger