Năm 1937
Gai dầu đã bị cấm. Theo ước tính, chỉ có khoảng 60.000 người dân Hoa Kỳ hút “cần sa”, nhưng nhờ vào chiến dịch truyền bá thông tin sai lệch của Hearst và Anslinger, hầu như tất cả mọi người dân trên cả nước đều biết đến nó.
Năm 1945
Newsweek báo cáo rằng có hơn 100.000 người hiện đang hút cần sa.
Năm 1967
Hàng triệu người dân Hoa Kỳ thường xuyên và công khai hút lá và hoa của cây gai dầu.
Năm 1977
Hàng chục triệu người hút cần sa một cách thường xuyên, trong đó có nhiều người tự trồng.
Năm 2007
Một phần ba người Mỹ, khoảng hơn 100 triệu dân, có thử qua ít nhất một lần và khoảng 10-20% (25-50 triệu người Mỹ) vẫn chọn mua và hút cần sa một cách thường xuyên, bất chấp việc xét nghiệm nước tiểu và những bộ luật hà khắc hơn.
Trong xuyên suốt lịch sử, người Mỹ đã giữ truyền thống pháp luật rằng không ai có quyền từ bỏ các quyền hợp hiến của một người – và nếu ai đó bị tước đi những biện pháp bảo vệ này, thì người đó đang trở thành một nạn nhân.
Tuy nhiên, vào năm 1989, nếu bạn đăng ký tham gia vào một hoạt động ngoại khóa tại trường hay xin việc làm với mức lương tối thiểu, bạn có thể bị yêu cầu từ bỏ đi quyền riêng tư, bảo vệ khỏi sự tự buộc tội, những yêu cầu theo hiến pháp về cơ sở hợp lý để khám xét và tịch thu, được coi là vô tội cho cho đến khi bị kết tội bởi những người đồng nghiệp của mình, và quyền cơ bản nhất của tất cả mọi người: trách nhiệm của từng cá nhân đối với cuộc sống và ý thức của chính mình.
Đến năm 1995, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ tuyên bố rằng những hành vi xâm phạm quyền riêng tư cá nhân này là đúng theo hiến pháp!.
Vào tháng 11 năm 1996, như đã đề cập trước đó, California đã thông qua đề xuất của người dân trên toàn tiểu bang, giành thắng lợi với 56% số phiếu bầu và đã hợp pháp hóa cần sa y tế tại tiểu bang. Cũng vào thời điểm này, Arizona đã thông qua đề xuất trên toàn tiểu bang (với 65% số phiếu bầu) về cần sa y tế. Tuy nhiên, không giống như luật pháp tại bang California, cơ quan lập pháp và thống đốc của bang Arizona (hiện đã bị luận tội) có thể và đã bác bỏ luật này. Đây là lần đầu tiên cơ quan lập pháp và thống đốc của bang Arizona bác bỏ đề xuất của toàn bang trong suốt 90 năm!
Lực lượng Vũ trang & Nền công nghiệp
Lực lượng Vũ trang cũng như nhiều nhà máy dân sự sẽ cho bạn thôi việc nếu bạn hút cần sa; thậm chí là khi bạn có hút nó 30 ngày trước khi xét nghiệm và ngoài giờ làm việc. Các xét nghiệm này được thực hiện một cách ngẫu nhiên và thường không bao gồm rượu bia, thuốc an thần hay những loại thuốc giảm đau khác. Tuy nhiên, theo OSHA và kết quả bảo hiểm thực tế, cùng với AFL-ClO, rượu chính là thứ có liên quan đến 90-95% các vụ tai nạn xảy ra tại nhà máy, xưởng sản xuất.
Trên thực tế, nhiều cuộc thử nghiệm của Quân đội Hoa Kỳ về tác động của cần sa đối với những binh lính (trong những năm 1950 – 1960) tại Edgewood Arsenal, Maryland và các nơi khác đã cho thấy không hề có sự mất đi động lực hay hiệu suất làm việc sau hai năm hút cần sa (do quân đội tài trợ) với tần suất và liều lượng nặng.
Nghiên cứu này đã được quân đội lặp lại thêm 6 lần nữa và hàng chục lần khác bởi các trường đại học, và đều cho kết quả tương tự (British Indian Hemp Report, Panama/Siler study; Jamaican study, et al.)
Các mỏ đào vàng và kim cương ở Nam Phi đã cho phép và thậm chí là khuyến khích người da đen sử dụng cần sa/ dagga để khiến họ làm việc một cách chăm chỉ hơn.
(U.S. Government Reports, 1956-58-61-63-68-69-70-76.)
Riêng tư cũng là một quyền cơ bản
Nhiều nhóm như NORML, HEMP, ACLU, BACH và Đảng Tự do (chẳng hạn) thấy rằng miễn là quân nhân hay công nhân không hút cần sa trong khi thực hiện nhiệm vụ, hoặc trong khoảng thời gian từ 4-6 tiếng trước khi làm nhiệm vụ, đó là việc riêng của họ. Điều này thống nhất với những kết luận của Ủy ban Siler (1933) và Ủy ban Shafer (1972) của Chính phủ Hoa Kỳ, cũng như báo cáo của LaGuardia (1944), Nghiên cứu Chính phủ Canada (1972), Ủy ban Bang Alaska (1989), Ban cố vấn Nghiên cứu California (1989), tất cả đều cho rằng không nên áp dụng bất kỳ hình phạt nào đối với việc sử dụng cần sa.
Sự không chính xác của xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu của quân nhân và công nhân nhà máy về việc sử dụng cần sa chỉ chính xác một phần và không cho biết mức độ phê của họ. Chúng chỉ cho bạn biết bạn có hút hay tiếp xúc với khói cần sa hay đã từng sử dụng dầu hạt gai dầu hay bất kỳ thực phẩm nào từ gai dầu trong 30 ngày qua. Cho dù bạn đã hút hay ăn nó trong một giờ trước hay 30 ngày trước – kết quả xét nghiệm đều như nhau: dương tính.
Bác sĩ John P. Morgan đã nói trên Tạp chí High Times vào tháng 2 năm 1989 (và đến 2006 ông vẫn giữ quan điểm như thế), “Những xét nghiệm này còn lâu mới đáng tin cậy”. Tỷ lệ dương tính giả, âm tính giả cao, v.v. là xảy ra một cách phổ biến. và hơn hết là những công ty xét nghiệm này không dựa theo tiêu chuẩn nào ngoài tiêu chuẩn của riêng họ”.
Với 20-50 nanogam (phần tỷ gam) trên mỗi mililit THC Carboxy Acid (chất chuyển hóa của THC), các xét nghiệm này có thể đưa ra kết quả dương tính hoặc âm tính – nhưng kết quả đo được từ phần này của thang đo được coi là vô nghĩa. Đối với những con mắt của người chưa qua đào tạo, bất kỳ dấu hiệu dương tính nào cũng sẽ đưa ra kết quả cảnh báo. Hầu hết những người thực hiện xét nghiệm đều chưa được đào tạo và chứng nhận. Tuy nhiên, quyết định thuê người, sa thải, giam giữ, xét nghiệm lại hay bắt đầu điều trị chứng lạm dụng cần sa được đưa ra ngay lúc đó.
“Tôi tin rằng xu hướng đọc kết quả xét nghiệm EMIT [xét nghiệm nước tiểu cho các chất chuyển hóa THC] dưới giới hạn phát hiện là một trong những lý do quan trọng khiến xét nghiệm này thường không được chấp nhận trong các bài báo cáo đã được xuất bản”, Tiến sĩ Morgan cho biết.
Năm 1985, lần đầu tiên tại Milton, Wisconsin, học sinh trung học được yêu cầu phải thực hiện xét nghiệm nước tiểu hàng tuần để kiểm tra xem chúng có hút cần hay không. Những tổ chức địa phương “Gia đình chống cần sa” đã yêu cầu xét nghiệm này, nhưng không xét nghiệm cho rượu bia, thuốc giảm đau hay các loại thuốc độc hại khác.
Hàng trăm cộng đồng và trường trung học trong cả nước đang chờ đợi kết quả của những thách thức hiến pháp tại Milton vào năm 1988 trước khi thực hiện các chương trình xét nghiệm tương tự tại những trường học trong các quận của chính họ. Do quyết định này có lợi cho Milton, việc thực hiện xét nghiệm đối với những học sinh trung học tham gia hoạt động ngoại khóa đã được áp dụng rộng rãi và tiếp tục trên khắp Hoa Kỳ vào năm 2007.
Chẳng hạn, ở Oregon, việc xét nghiệm đối với các vận động viên trung học đã lan rộng theo yêu cầu của tòa án cho bất kỳ các hoạt động ngoại khóa nào. Các thành viên trong ban nhạc và những thiếu nữ “majorette” – thậm chí là các thành viên trong nhóm tranh luận cần sa – hiện tại cũng có thể bị kiểm tra theo ý muốn tại tất cả các bang ngoại trừ California, nơi mà học sinh trung học, kể từ năm 1996, được bác sĩ khuyến nghị và thừa nhận việc sử dụng cần sa y tế.
(NORML reports, High Times, ABC, NBC, CBS News, and L.A. Times, 1981-1998, Oregonian, October 23, 1989.)
Bóng chày & Babe
Cựu ủy viên Bóng chày Peter V. Ueberroth lần đầu ra lệnh cho tất cả nhân viên vào năm 1985, ngoại trừ các tuyển thủ liên hiệp, đều phải nộp kết quả xét nghiệm nước tiểu này. Từ người chủ cho đến những người bán đậu phộng quanh các sự kiện thể thao cho tới những đứa trẻ trông coi vợt và các dụng cụ bóng chày khác, là điều bắt buộc để được tuyển dụng. Đến năm 1990, nó đã được đưa vào trong tất cả các hợp đồng, bao gồm cả những tuyển thủ bóng chày.
Giờ đây, kể từ tháng 11 năm 1996, một tuyển thủ bóng chày chuyên nghiệp (hay bất kỳ tuyển thủ thể thao nào khác) tại California có thể tận dụng cần sa như một loại thuốc/ dược phẩm và vẫn có thể tiếp tục thi đấu chuyên nghiệp.
Cho dù bạn có hút cần sa cách đây 1 giờ hay 30 ngày trước, thì kết quả xét nghiệm nước tiểu đều như nhau: dương tính.
Ngoài những câu hỏi về quyền tự do dân sự được nêu lên, có vẻ như người ta đã quên rằng Babe Ruth thường xuyên mời các phóng viên đi cùng với anh trong khi anh ấy uống 12 chai bia trước thềm trận đấu, trong khoảng thời gian cấm rượu bia.
Nhiều tổ chức “tán thành luật cấm rượu bia” và thậm chí cả ủy viên liên đoàn khẩn cầu anh ấy hãy nghĩ tới những đứa trẻ thần tượng anh và dừng việc đó lại, nhưng Babe đã từ chối.
Nếu Peter Ueberroth hay những người cộng sự ông tham gia quản lý bóng chày trong thời kỳ cấm, thì “Sultan của Swat” sẽ bị sa thải trong sự hổ thẹn và hàng triệu trẻ em sẽ không được chơi một cách đáng tự hào trong “Babe Ruth Little Leagues”.
Hàng chục triệu người dân Hoa Kỳ ở độ tuổi trung niên chọn sử dụng cần sa như một loại thuốc tự điều trị hay để thư giãn trong thời gian nghỉ giải lao, và do đó, họ có nguy cơ bị phạt hình sự. Hiệu quả công việc nên là tiêu chí để đánh giá đối với tất cả nhân viên, chứ không phải là những lựa chọn lối sống của từng cá nhân.
Babe Ruths trong lĩnh vực thể thao, Henry Fords trong lĩnh vực công nghiệp, Pink Floyds, Picassos và Louis Armstrongs trong lĩnh vực nghệ thuật, và 1/10 người dân Hoa Kỳ đã trở thành tội phạm – và hàng nghìn người thất nghiệp – vì hút cần sa, thậm chí chỉ đơn thuần là sự giải trí trong không gian riêng tư của chính họ.
Sự nghiệp điện ảnh của Robert Mitchum gần như bị hủy hoại bởi vụ bắt giữ những người sử dụng cần sa (xem trang 102). Thẩm phán Liên bang Douglas Ginsburg đang trên đà được bổ nhiệm vào Tòa án Tối cao Hoa Kỳ vào năm 1987 được bị tiết lộ là đã từng hút cỏ trong khi còn là một giáo sư tại trường đại học và tên của ông đã bị rút khỏi đề cử. Tuy nhiên, Thẩm phán Tòa án Tối cao dưới thời George Bush, năm 1991, Clarence Thomas thừa nhận rằng ông đã từng hút cần sa tại trường đại học và đây không phải là vấn đề trong sự xác nhận gây tranh cãi của ông.
Chia cắt cộng đồng… & chia rẽ gia đình
Một bảng quảng cáo ở Ventura, California hiển thị: “Help a friend, send him to jail” – tạm dịch: “Giúp một người bạn bằng cách đưa họ vào ngục tù”. Đây là một ví dụ về những chiến thuật truyền bá thông tin đến người khác trong chiến dịch “không khoan nhượng”, được sử dụng nhằm thực thi đạo luật chống lại những tội phạm hút cần sa mà “không có nạn nhân bị hại”.
Dưới đây là một ví dụ khác trên TV: “Nếu bạn biết ai đó phạm tội, bạn có thể kiếm được tới 1000 đô la”. Người tố cáo sẽ được ẩn danh và không bị yêu cầu ra tòa đối chứng”.* Một người đàn ông trong tù nhận được tấm bưu thiếp nói rằng “Người cung cấp thông tin cho chúng tôi đã nhận được $600 vì đã đưa bạn vào đây”. Crimestoppers”.
*(Crimestoppers, Ventura, California)
Kiểm soát & Tịch thu
Ở vùng nông thôn California – nơi mà việc canh tác cần sa được ủng hộ trong toàn cộng đồng, lực lượng vũ trang CAMP được trang bị kỹ càng, đã tiến vào một khu rừng rậm và phát hiện ra những cây cần sa tầm 8 tháng tuổi tươi tốt, cao 15 foot (4,6 m). Chúng bị đốn hạ, chất thành đống và bị tẩm xăng cùng với lốp cao su. Không được lưu hóa, chúng cháy một cách chậm rãi.
Ở một nơi khác, một phi công lái trực thăng bay vòng qua một khu phố, hướng chiếc camera cảm biến nhiệt vào một ngôi nhà. Anh ấy nói một cách đơn giản rằng “Chúng tôi đang tìm kiếm ánh dương trong nhà”.
“Chúng tôi chỉ nhắm đến những mục tiêu cụ thể”, những ngôi nhà mua đèn trồng trọt hay một số dựa vào một số căn cứ hữu hình khác để nghi ngờ phạm tội “sản xuất chất cấm”.
“Nhìn này, có ánh đèn từ những ngôi nhà kia”. Màn hình cảm ứng nhiệt của anh ta cho thấy nhiệt đang bị rò rỉ từ dưới mái hiên của ngôi nhà.
Tiếp đến, họ nhận được lệnh khám xét, chiếm giữ ngôi nhà theo thủ tục tố tụng dân sự và truy tố người dân theo luật hình sự.
(48 Hrs., CBS television, “Marijuana Growing in California,” October 12, 1989.)
Chính sách chống Mỹ & Tống tiền chính trị
Richard Nixon đã ra lệnh cho FBI giám sát một cách trái phép John Lennon 24 tiếng một ngày trong 6 tháng ròng rã vào năm 1971 chỉ vì Lennon đã tổ chức một buổi hòa nhạc tại Michigan để giải thoát cho một sinh viên (John Sinclair) khỏi 5 năm tù giam vì tội sở hữu hai điếu cần sa.
(L.A. Times, August, 1983.)
Các công ty sản xuất thuốc, dầu, giấy, rượu bia muốn cần sa mãi mãi không được hợp pháp hóa, bất kể có xâm phạm quyền của con người hay chúng ta phải ngồi tù bao nhiêu năm để đảm bảo lợi nhuận cho chính họ.
Những chính trị gia theo chủ nghĩa tự do đã bị điều tra, và chúng tôi tin rằng, đã bị uy hiếp để giữ kín miệng về vấn đề nhạy cảm, hay có nguy cơ bị phanh phui một số hành vi thiếu thận trọng trong quá khứ của chính họ hay các thành viên khác trong gia đình – có thể liên quan đến bê bối tình dục hay ma túy.
Cảnh sát, Bí mật & Uy hiếp
Một vài năm trước, Cảnh sát trưởng của Los Angeles khi đó là Daryl Gates (1978–1992) đã ra lệnh giám sát Nghị viên thành phố Zev Yarslovsky, Luật sư thành phố John Van DeKamp và Thị trưởng Tom Bradley, cùng những người khác. Ông ấy đã theo dõi đời sống tình dục riêng tư của họ trong hơn một năm.
“Somebody spoke and I went into a dream” – tác giả của bài hát này – McCartney, người lên tiếng ủng hộ việc hợp pháp hóa cần sa, đã nhiều lần bị bắt giữ và giam cầm 10 ngày trong chuyến lưu diễn vòng quanh Nhật Bản. Chính phủ đã hủy bỏ chuyến lưu diễn của ông và cấm ông trình diễn ở quốc gia này, khiến ông mất đi hàng triệu đô la. Dựa vào danh tiếng của mình, ông đã tiếp tục lên tiếng bảo vệ những người hút cần sa.
(L.A. Times, August, 1983.)
- Edgar Hoover với tư cách là Giám đốc của FBI, đã làm điều này trong 5 năm với Martin Luther King, Jr. và trong tình trạng “ốm yếu” nhất, đã cố tình đẩy nữ diễn viên Jean Seburg tìm đến sự tự sát bằng những bức thư liên bang khủng khiếp và thông tin cung cấp cho các tờ báo lá cải: những lần mang thai và những cuộc hẹn hò riêng tư với người da đen. Trên thực tế, bằng cách sử dụng FBI, Hoover đã quấy rối các mục tiêu đã được lựa chọn trong 20 năm chỉ vì quyền công dân của họ. Cựu Giám đốc FBI và cũng là người giám sát trực tiếp của DEA, William Webster đã trả lời các câu hỏi vào năm 1985 về việc phung phí 50% (500 triệu đô la) số tiền của Cục phòng chống Ma túy Liên bang để đối phó với cần sa theo cách này: “Oh, cần sa là một chất cực kỳ nguy hiểm và bằng chứng sẽ được gửi đến [đề cập đến các nghiên cứu về não và chất chuyển hóa hoàn toàn không có uy tín của Health, Nahas].
Sau đó Webster đã yêu cầu ngân sách nhiều hơn và nhiều quyền hạn hơn để ngăn chặn cần sa. (“Nightwatch,” CBS, January 1, 1985.) Và tất cả những người kế nhiệm của DEA và người đứng đầu của Văn phòng Quốc gia về Chống ma túy (Drug Czar) đều yêu cầu gia tăng ngân sách cho đến tận năm 2007.
Năm 2006, ngân sách của DEA là gần 2,5 tỷ đô la và vẫn đang tăng lên.
Sự sỉ nhục công cộng
Những nghệ sĩ giải trí bị bắt gặp sử dụng cần sa phải chối bay chối biến kiểu “Galileo” để tránh bị đi tù hay giữ lại các hợp đồng truyền hình, chuyển nhượng, hay các hợp đồng hộp đêm, v.v. Một số đã phải lên truyền hình và phản bác cần sa để được ra tù (chẳng hạn như Paul và Mary, David Crosby, và nữ diễn viên Linda Carter). Tòa án và những nhà lập pháp của chúng ta đã bán rẻ Tuyên ngôn “đảm bảo” Nhân quyền của chúng ta để duy trì một thế giới không có cần sa.
“Đừng nghi ngờ hàng xóm của bạn, hãy đưa họ vào tròng”. Bất kỳ tin đồn nào đều sẽ được ghi nhận. Điều đó khiến chúng tôi nổi loạn như những đứa trẻ – Bóng ma ám ảnh của Đức Quốc xã và Quân đội yêu cầu tất cả mọi người theo dõi và tố giác lẫn nhau; Cảnh sát ngầm của Stalin bắt người dân đi trong đêm để tiêm thuốc gây mê và điều tra thông tin; một chính phủ truyền bá những lời dối trá và tạo ra một nhà nước cảnh sát – giờ đây đã trở thành hiện thực ngày thường của người dân Hoa Kỳ.
Và những ai dám chống đối lại làn sóng đàn áp sẽ phải đối mặt với viễn cảnh tài chính điêu tàn.
Tịch thu: Luật & Trật tự phong kiến
Khi chính phủ liên bang tịch thu hàng loạt xe ô tô, tàu thuyền, tiền bạc, bất động sản và các tài sản cá nhân khác, các thủ tục tố tụng sẽ được thực hiện dựa trên các luật có nguồn gốc từ sự mê tín thời Trung Cổ.
Thông luật Anh quốc thời Trung Cổ quy định về việc tịch thu bất kỳ thứ gì có thể gây ra cái chết cho một người. Được biết đến như “vật bị tước đoạt”, chẳng hạn như một loại vũ khí hay kéo xe bò, bị nhân cách hóa và bị tuyên bố là vật ô uế hay xấu xa, và bị tước đoạt cho nhà Vua.
Những thủ tục tịch thu tài sản hiện nay (đối với đồ vật hơn là con người) là những vụ kiện tụng dân sự đối với chính tài sản của họ. Dựa trên sự tương tự như “vật bị tước đoạt”, một sự “hư cấu nhân cách hóa” hợp pháp, tuyên bố tài sản là bị cáo. Nó bị coi là có tội và bị lên án, như thể nó mang một nhân cách – và việc phạm tội hay vô tội của chủ sở hữu là không có liên quan.
Bằng cách gắn mác dân sự cho những thủ tục tố tụng tịch thu, chính phủ đã bỏ qua gần như tất cả các quyền bảo vệ mà Hiến pháp đề ra dành cho người dân. Không có sự đảm bảo về quyền nào có luật sư biện hộ trong Tu chính án thứ 6. Sự vô tội chỉ được chứng minh cho đến khi phán quyết có tội bị đảo ngược. Mỗi một vi phạm quyền hiến pháp được sử dụng sau đó để làm cơ sở cho việc xóa bỏ đi một quyền khác.
Việc vi phạm tiêu chuẩn của quy trình tố tụng “vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội” trong Tu chính án thứ 5 được sử dụng để hủy bỏ lệnh cấm bất trùng khả tố. Ngay cả việc miễn tố cho các cáo buộc hình sự mà việc tịch thu dựa vào cũng không ngăn cản được việc xét xử lại các tình tiết tương tự, bởi vì, mặc dù chính phủ không thể chứng minh là ai đó phạm tội, nhưng tại phiên tòa thứ hai, bị cáo buộc phải cung cấp bằng chứng vô tội của mình.
Tòa án Tối cao cho rằng việc tịch thu tài sản từ một người hoàn toàn vô tội và không sử dụng cẩu thả tài sản của mình là đúng với hiến pháp. Những tòa án cấp dưới chấp nhận lập luận của các công tố viên rằng nếu có thể chấp nhận việc tịch thu tài sản, thì các biện pháp bảo vệ hợp hiến có thể không được áp dụng cho bất kỳ ai phạm tội dù chỉ là một tội nhẹ về ma túy.
Không giống với các vụ kiện tụng dân sự giữa các cá nhân, chính phủ có quyền miễn nhiễm với các vụ tố tụng ngược. Chính phủ có thể sử dụng quyền lực vô hạn của mình để liên tục hối thúc bồi thẩm viên rằng bị cáo không đưa ra được chứng cứ có lợi cho mình.
Luật lệ tịch thu do Vương Quyền Anh áp đặt đã khiến cho những nhà sáng lập quốc gia của chúng tôi ngăn cấm lệnh tước quyền công dân và và tịch thu tài sản trong điều đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ. Nội dung chính của Hiến pháp cũng cấm việc tịch thu tài sản đối với tội phản quốc. Quốc hội đầu tiên đã thông qua quy chế, và vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay (luật) nêu rõ rằng “Không có sự tuyên án hay phán quyết nào có thể tham nhũng trên xương máu hay tài sản bị tịch thu”. Tuy nhiên, những người Hoa Kỳ sơ khai đã thực hiện các thủ tục chiếm giữ theo luật Hải quân và Hàng hải để bắt giữ tàu thuyền của kẻ thù trên biển và thực thi nghĩa vụ nộp thuế hải quan.
Mãi cho đến khi cuộc Nội chiến bùng nổ, các thủ tục hải quan này mới được thay đổi một cách hoàn toàn. Đạo luật Tịch thu ngày 17 tháng 7 năm 1862 tuyên bố tất cả tài sản thuộc về các sĩ quan (thuộc phe ly khai với Hoa Kỳ gây ra cuộc nội chiến) hay những người viện trợ cho phe nổi loạn có thể bị thu hồi lại. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ cho rằng nếu đây là hành động thực thi Đạo luật War Powers của Chính phủ và chỉ được áp dụng đối với kẻ thù, thì nó được cho phép theo hiến pháp để đảm bảo việc chấm dứt chiến tranh một cách nhanh chóng.
Hiện nay, niềm khao khát của “Cuộc chiến chống ma túy” đã khiến Quốc hội một lần nữa sử dụng các thủ tục tố tụng tịch thu tài sản để đưa ra hình phạt mà không phạm tới các biện pháp bảo vệ theo Hiến pháp và Tuyên ngôn Nhân quyền. Vickie Linker – người có chồng bị phạt 2 năm tù giam vì tội sử dụng cần sa, nói rằng: “Chúng ta phải cứu lấy Hiến pháp của chính mình. Chúng tôi nắm giữ sự thật”.
Sự đánh bẫy, Sự không khoan nhượng & Thiếu hiểu biết
Khi dường như không đủ lượng người phạm tội, DEA và các trụ sở cảnh sát thường sử dụng các biện pháp dụ dỗ để khiến những người không bị tình nghi hay phạm tội cũng trở thành tội phạm. Các đặc vụ của Chính phủ bị bắt gặp hết lần này đến lần khác có hành động khiêu khích và tham gia buôn lậu và buôn bán ma túy.*
*High Witness News department, High Times magazine; “Inside the DEA,” Dale Geiringer, Reason magazine, December 1986; Christic Institute “La Penca” lawsuit; DeLorean cocaine trial testimony and verdict of innocence; Playboy magazine, etc.
Nỗi sợ hãi ngày càng gia tăng của công chúng đã khiến cho ngân sách của “Cuộc chiến chống ma túy” tăng lên (một cách nói để chỉ cuộc chiến chống lại những người lựa chọn sử dụng một số chất cấm) và sức ép chính trị cho phép sử dụng những phương thức trái với hiến pháp để thực thi luật pháp một cách hà khắc hơn.
Trong một phát biểu vào tháng 10 năm 1989, tại thành phố Louisville, KY, kẻ cuồng loạn chống Ma túy, một kẻ nghiện rượu và thuốc lá là William Bennett* đã nói với cảnh sát trưởng của tiểu bang rằng hút cần sa khiến người ta trở nên ngu muội.
*Đây cũng chính là người đã giúp xây dựng khoản tài trợ trị giá 2,9 triệu đô la cho Vệ binh Quốc gia Texas để các đặc vụ ngụy trang thành xương rồng để thực hiện tuần tra biên giới Mexico. Chính những đặc vụ trong đơn vị Vệ binh Quốc gia này sau đó đã bắn chết một người chăn cừu Mexico gốc Mỹ trẻ tuổi khi cho rằng anh ấy là một người nhập cư bất hợp pháp.
Ông ấy đã không đưa ra bất kỳ chứng cứ nào, và mặc dù ma túy đá không phải là một vấn đề to tát tại Kentucky, nhưng tuyên bố rằng cần có nhiều ngân sách hơn cho cuộc chiến chống ma túy vì mối nguy hiểm mới từ cần sa – là một sự ngu dốt!
Bennett lấy tinh thần bằng một ly rượu gin tonic vào một buổi sáng muộn vào tháng 12 năm 1989, khi ông cố truyền bá thông điệp tương tự về chống cần sa cho các đại diện của ngành công nghiệp truyền thông và điện ảnh tại Beverly Hills, CA.
(High Times, February, 1990. See “Booze Brunch” in Appendix.)
PDFA: Những lời nói dối bị che đậy sau bộ mặt hào nhoáng
Gần đây là sự xuất hiện của tổ chức PDFA (Partnership for a Drug Free America, hay tổ chức Đồng hành cho một nước Mỹ không Ma túy) trên các phương tiện truyền thông. PDFA, với sự tài trợ chủ yếu từ các công ty quảng cáo và truyền thông, cung cấp (miễn phí trên tất cả các phương tiện truyền thông và báo chí) những dịch vụ quảng cáo công cộng bắt mắt chủ yếu để chống lại cần sa.
Ngoài việc tung ra những câu chuyện vô nghĩa, họ còn làm những quảng cáo chẳng hạn như có hình hiển thị một chiếc chảo (“Đây là ma túy”) mà trên đó có một quả trứng đang rán (“Đây là não của bạn. Hiểu chứ?”). PDFA đã nói dối một cách trắng trợn trên các quảng cáo của họ.
Trong một quảng cáo khác, những mảnh tàu tỏa vỡ vụn được hiển thị. Giờ đây, tất cả mọi người đều đồng ý rằng không một ai nên cố gắng điều khiển tàu hỏa khi đang sử dụng cần sa. Rồi một giọng nói vang lên rằng bất kỳ ai nói với bạn rằng “cần sa là vô hại” đều đang nói dối, bởi vì vợ của anh ấy đã chết trong một vụ tai nạn tàu hỏa do cần sa gây ra. Điều này mâu thuẫn với lời khai trực tiếp của một kỹ sư chịu trách nhiệm về thảm họa này rằng: “tai nạn này không phải do cần sa gây nên”. Và họ cố tình phớt lờ việc anh ấy thừa nhận có uống rượu, ăn uống, xem tivi, nói chung là không chú tâm vào công việc của mình để rồi làm kẹt thiết bị an toàn của tàu trước khi tai nạn xảy ra. Tuy nhiên, trong nhiều năm, PDFA đã mô tả vụ tai nạn tàu hỏa này là do cần sa, mặc dù người kỹ sư này đã say rượu một cách hợp pháp và đã bị tước mất giấy phép lái xe ô tô sáu lần, bao gồm cả 1 lần vĩnh viễn vì tội lái xe trong tình trạng say xỉn vào ba năm trước đó.
Trong một quảng cáo khác, hình ảnh buồn bã của một cặp vợ chồng nghĩ rằng họ không thể con vì người chồng thường xuyên hút cần sa. Đây là một sự mâu thuẫn trực tiếp đến cả những bằng chứng lâm sàng được nghiên cứu về cần sa trong gần một thế kỷ cùng với kinh nghiệm cá nhân của hàng triệu người dân Hoa Kỳ đã từng hút cần sa và sinh ra những đứa trẻ hoàn toàn khỏe mạnh.
Và trong một quảng cáo khác nữa, nhóm này đã quá ngạo mạn trong việc đưa ra những lời nói dối nên cuối cùng đã gặp rắc rối. Quảng cáo hiển thị hai điện não đồ và được cho là điện não đồ của một đứa bé 14 tuổi có “sử dụng cần sa”.
Như bị xúc phạm, Nhà nghiên cứu – Tiến sĩ Donald Blum từ Trung tâm Nghiên cứu Thần kinh học tại UCLA đã giận dữ nói với kênh truyền hình KABC-TV (Los Angeles) vào ngày 2 tháng 11 năm 1989 rằng thực tế đó là điện não đồ của một người đang ngủ sâu – hoặc đang bị hôn mê.
Ông ấy nói rằng ông ấy và những nhà nghiên cứu khác trước đây đã từng phàn nàn với PDFA và nói thêm rằng điện não đồ của người sử dụng cần sa rất khác biệt và có tính đặc trưng riêng, nhờ vào nhiều năm nghiên cứu tác động của cần sa lên não bộ.
Thậm chí sau những lời bác bỏ công khai này, kênh KABC-TV và PDFA mất nhiều tuần để giải quyết vấn đề và chưa hề có lời xin lỗi hay động thái rút lại những hành vi dối trá này. Mặc dù đã bị tòa án yêu cầu chấm dứt, nhưng PDFA vẫn hiển thị quảng cáo này trên hàng trăm kênh truyền hình trên khắp Hoa Kỳ trong một thập kỷ qua.*
*Các nhóm bao gồm American Hemp Council, the Family Council on Drug Awareness and Help End Marijuana Prohibition (HEMP) đã quyết định gia tăng sức ép của họ để vạch trần những lời nói dối của PDFA và loại bỏ những lời xuyên tạc của họ trên sóng truyền hình hoặc tốt hơn hết là thay thế chúng bằng những thông tin chính xác về việc sử dụng gai dầu trong y tế, xã hội và thương mại.
Có lẽ một quảng cáo thích hợp hơn để PDFA truyền bá và các kênh truyền thông sẽ chạy hiển thị là một cái chảo (“Đây là PDFA”) và một quả trứng rán (“Còn đây là sự thật”).
DARE: Cảnh sát tuyên truyền
Chương trình DARE (Drug Abuse Resistance Education, hay Giáo dục về lạm dụng Ma túy), một chương trình tầm cỡ quốc gia được khởi xướng vào năm 1983 bởi Cảnh sát trưởng của Los Angeles – Daryl Gates, đã trở thành một công cụ để tẩy não công chúng về cây gai dầu.
Thông thường, phát ngôn viên của sở cảnh sát sẽ thực hiện một khóa học kéo dài 17 tuần tại một trường tiểu học ở địa phương để thúc đẩy hành vi cá nhân mang tính trách nhiệm của những người trẻ tuổi trong khi cung cấp cho họ những thông tin xuyên tạc và những lời nói dối trắng trợn về cần sa.
Hầu hết các khóa học không liên quan đến vấn đề ma túy, mà là đưa ra sự lựa chọn về cách hành động khi có cơ hội và gây áp lực đối với các hành vi uống rượu bia, ăn cắp, nói dối, vi phạm pháp luật, v.v. Tuy nhiên, bản chất tốt đẹp của chương trình để hướng tới những hành động tốt đẹp đã bị phá hoại bởi sự dối trá và lời nói bóng gió về tác động của cần sa và người sử dụng chúng.*
*Trong một cuộc phỏng vấn, người hướng dẫn chính của chương trình DARE tại bang L.A., Sgt. Domagalski, đã cung cấp thông tin về chương trình và đưa ra những tuyên bố vô căn cứ – và không đúng sự thật – khi nói rằng cần sa dẫn đến heroin, “Chàng trai ở bên kia đường hay nhà bên đã và đang hút cần sa trong nhiều năm và dường như không có tác động xấu nào đối với anh ấy cả. Nhưng thật sự thì có thứ gì đó không đúng, mặc dù nó có thể không được rõ ràng”. Và nữa: “Những người ở thập niên 60 từng hút cần sa và nghĩ rằng không có gì sai trái cả. Bây giờ thì cần sa bị phun thuốc – và họ cũng không quan tâm đến việc chúng bị phun thuốc gì nữa. Nhưng những bậc phụ huynh lại không biết điều này. Họ có tất cả thông tin của chúng vào những năm 60 và họ không quan tâm đến thông tin mới mẻ này.”
(Downtown News, July 10, 1989. Xem chương 15, “Debunking” for the facts on his “new information.”)
Vào năm 2007, DARE vẫn còn có ý định tuyên truyền những lời nói dối này cho con em chúng ta và đe dọa bất kỳ cộng động nào dám yêu cầu DARE ngừng hay chấm dứt hoạt động ở những trường học thuộc quận của họ. Tuy nhiên, vào năm 1977, thành phố Oakland, California đã rút khỏi chương trình DARE và cho đến nay không phải chịu hậu quả gì.
Là thế này, theo các giáo viên tham gia buổi học,* viên cảnh sát sẽ nhấn mạnh “Tôi không thể nói với bạn rằng hút cần sa sẽ gây tổn thương đến não bộ, bởi vì bạn biết đấy, những người hút cần trông có vẻ khá bình thường. Nhưng tổn thương não bộ chính là những gì mà nó gây ra. Chỉ là bạn chưa thể thấy điều đó mà thôi”.
*Một số giáo viên mà chúng tôi trò chuyện cảm thấy không thoải mái khi chính họ biết kết quả thực tế là thế nào, hoặc đã từng sử dụng cần sa và biết ảnh hưởng của nó, nhưng không thể công khai nói lên trường hợp của họ vì sợ sẽ bị xét nghiệm nước tiểu hoặc bị sa thải.
Không có bằng chứng hỗ trợ nào được đưa ra sau đó, và các tài liệu được gửi về nhà cho những đứa trẻ (và có khả năng được các bậc phụ huynh có hiểu biết về cần sa xem qua) có xu hướng cân bằng hơn, mặc dù nó cũng đề cập tới “những nghiên cứu” bí ẩn cho thấy sự nguy hiểm của cần sa.
Nhưng xuyên suốt khóa học, viên cảnh sát đều đề cập đến những tổn thương phổi, tổn thương não bộ, vô sinh và những tuyên bố vô căn cứ khác về ảnh hưởng và tác hại chết người của cần sa.
Hay họ báo cáo các nghiên cứu về nguy cơ tim-phổi của việc sử dụng chất cocaine, sau đó đề cập đến việc hút cần sa – không có gì liên quan ngoại trừ ngữ cảnh. Hay viên cảnh sát “có thiện chí” kể về những giai thoại của những người mà anh ta biết “đã bắt đầu” sử dụng cần sa và cuối cùng đã hủy hoại cuộc đời họ bằng ma túy dạng nặng, phạm tội và suy đồi; sau đó trộn lẫn cần sa với những loại ma túy nguy hiểm và mô tả cách thức các thanh niên thiếu niên hoặc cảnh sát viên bị giết chết bởi những tên tội phạm tuyệt vọng, nghiện ma túy này.
Sau đó viên cảnh sát khuyến khích các học sinh “giúp đỡ” bạn bè và những thành viên trong gia đình đang sử dụng cần sa bằng cách trở thành người cung cấp thông tin cho cảnh sát. Những lời nói dối gián tiếp bóng gió và mang đầy ngụ ý này được đưa được ra một cách có tính toán nhằm để lại ấn tượng mạnh mẽ và hằn sâu trong tiềm thức mà không dựa vào bất kỳ nghiên cứu nào hay các nguồn thông tin khách quan khác – chỉ là một hình ảnh không rõ ràng và kéo dài hằn trong tâm trí.
Điều khiến cho chương trình DARE trở nên đặc biệt nguy hiểm là nó cung cấp một số thông tin chính xác và có giá trị thực tiễn cho giới trẻ, nhưng lại làm giảm đi sự hiệu quả của chính chương trình này và văn khố quốc gia bằng cách sử dụng những chiến thuật thiếu trách nhiệm và bẩn thỉu này.
Nếu những người đứng đầu của DARE muốn những học sinh này có hành vi có trách nhiệm, thì họ cũng phải hành động một cách có trách nhiệm. Nếu họ có những thông tin về cần sa bị che giấu đối với công chúng, hãy để họ xem chúng. Nhưng, tính đến hiện nay, chưa có tổ chức DARE nào dám đứng ra tranh luận với bất kỳ nhóm vận động hợp pháp hóa cần sa* cũng như đưa tài liệu của họ vào trong chương trình này.
*Kể từ năm 1989, Tổ chức Help End Marijuana Prohibition (HEMP) và Business Alliance for Commerce in Hemp (BACH) đã đưa ra những thách thức dài hạn để tranh luận một cách công khai với bất kỳ đại diện nào của tổ chức DARE tại khu vực Los Angeles. Những nhóm này cũng đã đề nghị cung cấp tư liệu miễn phí và chính xác về cần sa cho DARE sử dụng vào tháng 7 năm 1998 nhưng không nhận được phản hồi.
Truyền thông vô cảm
Mặc dù các phương tiện truyền thông đã đưa ra lý do và thực tế vào cuộc tranh luận về cần sa một cách mạnh mẽ vào những năm 1960 và 1970, nhưng phương tiện truyền thông quốc gia hầu như không phân biệt được lệnh cấm cần sa với “cuộc chiến chống ma túy” điên loạn.
Các nhà hoạt động vì cây gai dầu đã bị phớt lờ. Các sự kiện của họ bị kiểm duyệt và loại khỏi danh sách – thậm chí ngay cả các quảng cáo về sự kiện (có trả tiền) hay các sản phẩm hợp pháp không phải dạng hút từ gai dầu cũng đã bị các kênh tin tức từ chối. Điều gì đã xảy ra với việc kiểm chứng thực tế?
Thay vì đóng vai trò là cơ quan giám sát của chính phủ và người giữ lòng tin của công chúng, các nhóm doanh nghiệp này tự xem mình là công cụ tạo có lợi để tạo ra “sự đồng thuận” về chính sách quốc gia.
Theo các nhóm như Fairness and Accuracy In Reporting (FAIR) và các nhà nghiên cứu Ben Bakdikian và Michael Parenti, các nhóm doanh nghiệp này xác định bảo vệ “lợi ích quốc gia” – thường được hiểu là những lợi ích về tài chính và chương trình nghị sự về chính trị của riêng họ. Nên nhớ rằng nhiều nhà xuất bản lớn nhất quốc gia có cổ phần trực tiếp trong các công ty sản xuất giấy, dược phẩm và hóa dầu, v.v. là một trong những công ty quảng cáo chủ chốt trong giới truyền thông.
Trong một bài báo được đăng trên Tạp chí L.A. Times vào ngày 7 tháng 5 năm 1989 với tiêu đề “Nothing Works” (và được lặp lại trên hàng trăm tạp chí, bao gồm cả Time và Newsweek), Stanley Meiseler than vãn về vấn đề mà các trường học phải đối mặt trong các chương trình giáo dục về ma túy và vô tình lộ ra những giả định và thành kiến của các phương tiện truyền thông này:
“Các nhà phê bình tin rằng một số chương trình giáo dục đã bị tê liệt do phóng đại thái quá sự nguy hiểm của ma túy. Các hiệu trưởng và giáo viên, bị các cơ quan thành phố theo dõi một cách chặt chẽ, cảm thấy bị áp lực khi không dạy học sinh rằng cần sa mặc dù có hại,* nhưng ít gây nghiện hơn thuốc lá…
Việc không thừa nhận những thông tin đó có thể khiến cho các chương trình của trường học mất đi uy tín. Nhưng nhiều chương trình mang tính trung thực hơn có thể còn có hại hơn (được nhấn mạnh thêm).
Tác hại mà Meiseler dự đoán là sự gia tăng về việc tiêu thụ cần sa khi mọi người biết được những lợi ích về sức khỏe và việc thiếu đi bằng chứng chứng minh những rủi ro về thể chất và tâm lý mà nó mang lại. Nhiều người nói rằng họ thích cần sa (dường như không cần quảng cáo) hơn rượu bia và thuốc lá, những thứ mà đã được chi rất nhiều tiền cho việc quảng cáo.
*Không có nghiên cứu cụ thể nào cho thấy tác hại của cần sa được trích dẫn trong bài báo. Trên thực tế, cần sa gần như không được đề cập tới ngoại trừ tài liệu tham khảo này và có nhiều doanh nghiệp báo cáo một số thành công trong việc “phá vỡ sự thuộc vào cần sa và rượu bia dạng nhẹ”.
Sự bất công vẫn tiếp diễn
“Hình phạt đối với việc sở hữu ma túy không được gây tổn hại nhiều hơn so với việc sử dụng ma túy”.
—Tổng Thống Jimmy Carter, Ngày 2 tháng 8 năm 1977.
Tổng thống Jimmy Carter đã phát biểu trước Quốc hội về một loại tác hại khác do lệnh cấm cần sa và ma túy gây ra, vào ngày 2 tháng 8 năm 1977 rằng “Hình phạt đối với việc sở hữu ma túy không được gây tổn hại nhiều hơn so với việc sử dụng ma túy”.
“Do đó, tôi ủng hộ việc sửa đổi luật pháp liên bang để loại bỏ tất cả hình phạt hình sự đối với việc sở hữu một ounce (~28,3 g) cần sa”.
Tuy nhiên, những nỗ lực của ông để áp dụng một chút lý luận này vào Đạo luật về cần sa của Hoa Kỳ cách đây 30 năm đã bị chệch hướng bởi một Quốc hội rất cứng rắn đối với tội phạm, bất kể hành động đó có là hành vi phạm tội hay gây ra bất kỳ mối đe dọa thực sự nào đối với xã hội hay không, và bất kể có bao nhiêu người bị tổn hại trong quá trình này.
Và thái độ không khoan nhượng và đàn áp này đã leo thang vào những năm sau nhiệm kỳ của Carter.
Đến năm 1990, khoảng 30 tiểu bang đã thành lập nên các trại “Tống giam đặc biệt” (Special Alternative Incarceration – SAI) hay còn gọi là các “trại huấn luyện”, nơi những tội phạm sử dụng ma túy lần đầu tiên bị giam giữ trong một nơi giống như trại huấn luyện, bị hành hạ bằng lời nói và bào mòn tâm lý để phá vỡ thái độ bất đồng chính kiến của họ đối với việc sử dụng ma túy. Giờ đây, vào năm 1998, có 42 tiểu bang có các trại giam giữ đặc biệt để thực hiện những chương trình tương tự.
Các tù nhân được xử lý với sự chính xác của robot và những người không tuân theo quy định sẽ bị giam giữ tại nhà tù của tiểu bang. Hầu hết những người phạm tội trẻ tuổi này đều vì cần sa. Thậm chí nhiều tiểu bang đang cân nhắc triển khai các chương trình tương tự.*
* Tạp Chí In These Times, “Gulag for drug users,” ngày 20 tháng 12, năm 1989, trang 4.
Cái cớ nào để đã được sử dụng để hợp thức hóa cho chính sách chống Mỹ này? Một số ít báo cáo và nghiên cứu chính thức của Chính phủ được DEA, các chính trị gia và truyền thông tích cực quảng bá để chỉ ra rằng cần sa thực sự “gây hại đến một cá nhân”.
Tiếp đến, chúng ta sẽ xem qua một số nghiên cứu tai tiếng này…
Đơn Vị Tài Trợ: