Cồn thuốc cần sa là một cách thức sử dụng thuốc đơn giản cho người và có thể dễ dàng điều chế tại gia.
Cồn thuốc cần sa là một trong những phương pháp sử dụng cần sa lâu đời nhất. Trên thực tế, trước lệnh cấm cần sa vào năm 1937, cồn thuốc là dạng phổ biến nhất trong số những dược phẩm cần sa phổ ở Hoa Kì.
Ngày nay, tuy không còn được thông dụng như trước nữa, cồn thuốc cần sa vẫn được các bệnh nhân sử dụng rộng rãi, nhất là với những bệnh nhân cần sử dụng cần sa theo những liều lượng đều đặn trong cả ngày.
Giống như mọi loại cồn thuốc dược thảo khác, cồn thuốc cần sa đơn giản là một dạng dung dịch chiết suất cần sa cô đặc. Cồn thuốc cần sa đôi khi được gọi là “rồng xanh” (green dragon) bởi màu xanh đậm đặc trưng sau khi chất diệp lục tan ra trong cồn.
Bài hướng dẫn này sẽ giúp bạn nắm được cồn thuốc cần sa là gì, những tác dụng và cách sử dụng phổ biến của chúng, những khác biệt của cồn thuốc cần sa so với các dạng sử dụng khác, và những công thức tốt nhất để điều chế loại cồn thuốc này.
Cách thức hoạt động của cồn thuốc cần sa
Cồn thuốc cần sa được làm bằng cách ngâm hoa cần sa trong cồn và để cho chúng hòa tan vào nhau. Lá tỉa, hash và kief cũng có thể được sử dụng thay cho hoa cần sa.
Chất cồn có tác dụng chiết xuất các terpen (có tác dụng tạo mùi thơm và trị liệu) và các cannabinoid từ cần sa, tạo ra một dạng dung dịch chứa các hoạt chất với hàm lượng cao. Cồn còn giúp bảo quản các hợp chất này. Đây là một điểm rất quan trọng, bởi không như các dạng cần sa khác, cồn thuốc cần sa thường được sử dụng trong thời gian dài hơn.
Cồn thuốc cần sa thường được bảo quản trong những lọ nhỏ giọt (dropping bottles) tối màu, giúp kéo dài thời gian bảo quản do ngăn chạn được ánh sáng trực tiếp.
Một trong những lợi ích của việc sử dụng cồn thuốc cần sa là việc chất cồn giúp cơ thể hấp thu thuốc nhanh chóng hơn.
Hầu hết các loại cồn thuốc cần sa được sử dụng bằng cách nhỏ một vài giọt rượu xuống dưới lưỡi. Khi bạn sử dụng cồn thuốc cần sa theo cách này, các cannabinoid sẽ được hấp thụ bởi các mạch máu trong khoang miệng, từ đó các hiệu ứng xảy ra nhanh hơn.
Cồn thuốc cần sa cũng có thể ăn qua đường miệng (nuốt trực tiếp hoặc trộn cùng thức ăn). Nếu bạn sử dụng cồn thuốc cần sa theo cách này, các cannabinoid sẽ được hấp thụ bởi hệ tiêu hóa và mất nhiều thời gian hơn để lưu thông vào các mạch máu.
Cồn thuốc cần sa có thể chứa chất THC ở dạng kích hoạt hoặc chưa kích hoạt (THCa). Điều này phụ thuộc vào việc cần sa đã được khử carboxyl hay chưa.
Những công dụng y tế của cồn thuốc cần sa
Hầu hết mọi người đều chọn khử carboxyl trước khi dùng cần sa làm cồn thuốc. Điều này giúp họ tận dụng được hết các lợi ích y tế của THC.
Mặc dù các công dụng của THC vẫn đang được nghiên cứu, có những bằng chứng cho thấy rằng THC có khả năng giúp điều trị hàng loạt bệnh và rối loạn khác nhau, bao gồm: buồn nôn, ói mửa, kém ăn, đau nhức, đa xơ cứng, ung thư, bệnh Crohn (viêm ruột), rối loạn sau sang chấn (PTSD), bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, hội chứng ngưng thở lúc ngủ (sleep apnea), bệnh Glôcôm, béo phì, các bệnh tim mạch,….
Tuy nhiên, nếu cần sa chưa được khử carboxyl, người sử dụng chỉ có thể nhận được những lợi ích rất hữu hạn của THCa. Theo một vài nghiên cứu, THCa có thể giúp cho quá trình điều trị cảm giác buồn nôn, đau nhức, thoái hóa thần kinh và các vết sưng/viêm.
Các tác dụng của cồn thuốc cần sa cũng phụ thuộc vào chủng loại cần sa được sử dụng. Ví dụ, một giống cần sa trội sativa sẽ giúp bạn có nhiều năng lượng và cảm giác nhẹ nhàng đầu óc, ngoài ra còn được sử dụng để kích thích vị giác và chống chọi với đau nhức.
Mặt khác, một giống cần sa trội indica sẽ cho bạn cảm giác nhẹ nhõm cơ thể và giúp ngủ ngon, đồng thời làm thuyên giảm các cơn đau, chứng trầm cảm và ói mửa.
Cồn thuốc cần sa được điều chế từ giống lai (hybrid) sẽ pha trộn một vài tính chất của cả chủng indica và sativa.
Những lợi ích khác của cồn thuốc cần sa
1. Không ảnh hưởng đến hệ hô hấp
Lợi ích chính của cồn thuốc cần sa là việc bạn không phải hút “thuốc” của mình. Những người hút cần sa thường có những biểu hiện ho, tiết nhiều đờm hơn và gặp một vài vấn đề về hô hấp.
Cồn thuốc cần sa cho phép người sử dụng vẫn nhận được những lợi ích y tế trong khi tránh được các vấn đề về hô hấp liên quan đến việc hút (khói) cần sa.
2. Cung cấp ít năng lượng hơn so với các thực phẩm cần sa
Cồn thuốc cần sa cung cấp mức calo thấp hơn các loại thực phẩm pha trộn với cần sa. Ngoài ra, một điều mọi người thường lo ngại về thực phẩm cần sa là ai đó có thể vô tình ăn phải chúng và phê do không biết từ trước rằng chúng đã được pha trộn với cần sa. Mặt khác, cồn thuốc cần sa dễ dàng được bảo quản hơn, bởi vì chúng thường được cất trong những lọ nhỏ giọt, vừa nhìn là ai cũng nghĩ đó là một loại thuốc. Do đó, việc vô tình uống phải là gần như không xảy ra.
Cồn thuốc cần sa cũng có thể giữ được lâu hơn mà không bị hỏng. Không giống như thực phẩm cần sa, cồn thuốc cần sa có thể để được vài năm nếu được bảo quản trong tủ lạnh hoặc những chỗ mát và tránh ánh sáng khác.
3. Dễ sử dụng kín đáo hơn
Cồn thuốc cần sa sẽ là một sự lựa chọn tốt cho những bệnh nhân muốn giữ bí mật về việc điều trị của mình. Không giống như việc hút hay hóa hơi – tạo ra mùi và kéo theo sự chú ý không mong muốn ở những nơi công cộng – sử dụng cồn thuốc cần sa không hề có mùi. Điều này nghĩa là cồn thuốc cần sa có thể được sử dụng tại các hoàn cảnh/địa điểm giống những các loại thuốc không được kê đơn khác: công sở, nơi công cộng hay bất kì ở nơi nào cần sa chưa được chấp thuận về mặt xã hội.
4. An toàn với trẻ em
Cồn thuốc cần sa an toàn để sử dụng đối với các bênh nhân được kê đơn sử dụng cần sa y tế. Đồng thời, chúng đặc biệt hiệu quả đối với trẻ em – đối tượng bệnh nhân không thể hút hay hóa hơi cần sa.
Cồn thuốc cần sa được điều chế từ những giống cần sa chứa hàm lượng CBD cao có thể giúp những trẻ em đang phải chịu những cơn động kinh từ hội chứng Dravet. Và bởi ta có thể điều chế loại cồn thuốc cần sa chỉ chứa THCa, bọn trẻ có thể thụ hưởng các lợi ích của cần sa y tế mà không phải chịu những thay đổi tâm lý.
Những hiệu ứng của cồn thuốc cần sa
Không giống như những thực phẩm cần sa – vốn cần khoảng một giờ đồng hồ hoặc lâu hơn mới bắt đầu hoạt động, cồn thuốc cần sa có thể cảm nhận được rất nhanh (15 phút sau khi sử dụng).
Những hiệu ứng của cồn thuốc cũng diễn ra trong thời gian ngắn hơn so với các loại thực phẩm trên. Giai đoạn hưng phấn nhất của cồn thuốc cần sa thường đạt được sau khoảng 90 phút và có thể duy trì trong 4-8 tiếng tuỳ thuộc vào liều lượng sử dụng.
Vì những hiệu ứng có thể được cảm thấy rất nhanh, việc phân định liều lượng sử dụng cồn thuốc cần sa dễ dàng hơn các thực phẩm cần sa. Một bệnh nhân có thể sử dụng một liều lượng nhỏ, đợi các hiệu ứng xảy ra và sử dụng thêm nếu cần thiết.
Giống như tất cả các hình thức sử dụng cần sa khác, bạn nên bắt đầu sử dụng với một liều lượng nhỏ để đo mức dung nạp thuốc của mình; từ đó tránh được các hiệu ứng không mong muốn vì sử dụng quá liều. Nếu đây là lần đầu tiên bạn sử dụng cồn thuốc cần sa, hãy bắt đầu với khoảng 1ml và điều chỉnh nếu cần thiết.
Cách thức sử dụng cồn thuốc cần sa
Có 3 cách để sử dụng cồn thuốc cần sa: nhỏ giọt xuống dưới lưỡi, nuốt trực tiếp hoặc trộn cùng thức ăn.
Để sử dụng theo cách đầu tiên, nhỏ liều lượng sử dụng mong muốn xuống dưới lưỡi và ngậm khoảng 30 giây trước khi nuốt. Phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả nhanh hơn và mạnh hơn bởi thuốc được hấp thụ và lưu thông trong máu thông qua những mạch máu bên trong khoang miệng.
Cồn thuốc cần sa cũng có thể uống trực tiếp bằng cách nhỏ vài giọt vào đồ uống như soda, nước hoa quả hay mocktail, hoặc bạn cũng có thể uống riêng cồn thuốc cần sa như tất cả các loại nước thuốc khác.
Khi bạn uống cồn thuốc cần sa vì nhỏ giọt dưới lưỡi, nó sẽ được hấp thụ qua hệ tiêu hóa, từ đó mất nhiều thời gian hơn để người dùng cảm nhận được các hiệu ứng. Nếu được sử dụng theo cách này, cồn thuốc có những hiệu ứng tương tự những thực phẩm cần sa và có thể mất tới một giờ mới bắt đầu hoạt động.
Cồn thuốc cần sa cũng có thể được trộn với thức ăn. Sự khác biệt giữa thực phẩm trộn cồn thuốc cần sa và thực phẩm cần sa thông thường (chiết xuất hoạt chất nhờ chất béo) là những thực phẩm cần sa thông thường sẽ khó định lượng sử dụng hơn và đem lại cảm giác hưng phấn lâu hơn, mạnh hơn. Nếu bạn sử dụng giữa thực phẩm trộn cồn thuốc cần sa, hệ tiêu hóa sẽ mất thêm thời gian để hấp thụ, khác với việc bạn nhỏ giọt rượu xuống dưới lưỡi.
Cồn thuốc cần sa có thể được trộn với rất nhiều loại thực phẩm khác nhau: bánh pudding, kem, nước chấm và nước sốt.
Các công thức điều chế cồn thuốc cần sa
Có rất nhiều lợi điểm trong việc sử dụng cồn thuốc cần sa, một trong số đó là cồn thuốc cần sa rất dễ để điều chế tại gia. Bạn có thể tự làm cồn thuốc cần sa cho riêng mình dựa theo những công thức sau. Có nhiều công thức để điều chế loại rượu này, sau đây là các cách thức phổ biến nhất.
Cách khử carboxyl:
Để làm cồn thuốc cần sa, bạn phải thực hiện việc khử carboxyl (decarb) nguyên liệu của mình như một công đoạn riêng rẽ. Khử carboxyl là quá trình làm nóng cần sa để kích hoạt các hợp chất trong cây.
Cụ thể, quá trình này sẽ chuyển hóa THCa thành THC và giúp bạn trải nghiệm những hiệu ứng thường thấy của cần sa. Nếu bạn bỏ qua bước này, cồn thuốc cần sa của bạn sẽ chứa nhiều THCa không gây ảnh hưởng đến tâm lý hay tạo cảm giác hưng phấn.
*Nguyên liệu
Búp, hoa hoặc lá tỉa cần sa xay mịn.
*Dụng cụ
-Khay nướng bánh
-Giấy nến
-Máy xay
-Lò nướng
*Các bước thực hiện
1. Đặt trước nhiệt độ lò nướng 120 độ C
2. Đặt giấy nến lên mặt khay nướng bánh và trải một lớp mỏng cần sa đều lên trên.
3. Đặt khay nướng bánh vào lò nướng trong khoảng 20-30 phút
4. Lấy khay nướng ra ngay sau khi cần sa đổi thành màu nâu. Để nguội.
(Công thức lấy từ Instructables.com)
Điều chế cồn thuốc cần sa bằng phương pháp lạnh truyền thống.
Phương pháp lạnh để điều chế cồn thuốc cần sa không cần nhiều thời gian vì chỉ cần đặt hỗn hợp trong tủ lạnh 2 ngày. Tuy nhiên, một vài người chọn việc để trong 5 ngày để tăng công hiệu của rượu.
*Nguyên liệu:
28 gram búp cần sa xay/cắt sẵn đã được kích hoạt.
950 ml rượu mạnh (có nồng độ cồn cao), ví dụ Everclear hay rượu rum 151 Proof
*Dụng cụ
-Bình thủy tinh 950ml
-Vải lọc hoặc tấm lọc lưới
-Bát tô
*Các bước thực hiện
1. Cho cần sa đã khử carboxyl vào bình, đổ đầy rượu vào bình (chỉ để lại khoảng 3cm cách miệng)
2. Đậy bình thật chặt và lắc khoảng vài phút
3. Cho bình vào máy làm lạnh trong khoảng 2-5 ngày. Rượu để càng lâu, công hiệu sẽ càng mạnh.
4.Lấy bình rượu ra khỏi máy làm lạnh 1-2 lần một ngày và lắc đều trước khi để lại vào chỗ cũ.
5. Sau một khoảng thời gian mong muốn, lấy bình rượu ra và lọc hỗn dược vào một bát tô.
6. Bảo quản dung dịch cồn thuốc trong những bình nhỏ giọt và giữ trong tủ lạnh, hoặc những nơi tối và mát.
(Công thức lấy từ Eat Your Cannabis)
Điều chế cồn thuốc cần sa bằng phương pháp làm ấm truyền thống.
Cách thức điều chế cồn thuốc cần sa bằng cách làm ấm truyền thống cũng như phương pháp làm lạnh, chỉ khác ở chỗ rượu phải được để ở nhiệt độ phòng trong ít nhất 30 ngày.
*Nguyên liệu:
28 gram búp cần sa xay mịn và đã khử carboxyl.
950 ml rượu mạnh (có nồng độ cồn cao), ví dụ Everclear hay rượu rum 151 Proof
*Dụng cụ
-Bình thủy tinh 950ml
-Vải lọc hoặc tấm lọc lưới
-Bát tô
*Các bước thực hiện
1. Trộn cần sa được kích hoạt với rượu trong bình thủy tinh, đổ đầy rượu cách miệng khoảng 3cm. Đậy nắp và lắc đều.
2. Chọn một nơi không có ánh sáng trực tiếp để bảo quản rượu. Để khoảng 30-60 ngày và lắc đều mỗi ngày. Rượu để càng lâu, công hiệu sẽ càng mạnh.
3. Sau khoảng thời gian mong muốn, lọc hỗn dược vào bát tô.
4. Bảo quản rượu trong những bình nhỏ giọt và giữ trong tủ lạnh, hoặc những nơi tối và mát
(Công thức lấy từ Allbud.com)
Điều chế cồn thuốc cần sa bằng phương pháp đun nóng (Green Dragon)
Phương pháp đun nóng là cách nhanh nhất để điều chế cồn thuốc cần sa bởi cần sa không mất nhiều ngày để ủ. Đun nóng hỗn dược trong lò nướng đẩy nhanh quá trình chiết xuất cần sa, từ đó giúp việc điều chế mất chưa đến 1 tiếng.
*Nguyên liệu
3,5 gram gram búp cần sa xay mịn và đã khử carboxyl.
60ml rượu mạnh (có nồng độ cồn cao), ví dụ Everclear hay rượu rum 151 Proof
*Dụng cụ
-Bình thuỷ tinh nhỏ (khoảng 470ml)
-Xoong cao có nắp
-Nhiệt kế
-Vải lọc hoặc tấm lọc lưới
-Bát tô
*Cách thức thực hiện:
1. Trộn cần sa với rượu trong bình thủy tinh. Không đóng nắp bình.
2. Đổ khoảng 3cm nước vào xoong. Cho bình (không đậy nắp) vào. Đun nước ở nhiệt độ thấp.
3. Đun nước trong xoong hơi sôi trong khoảng 20 phút và giữ nhiệt độ trong bình thủy tinh khoảng 70-75 độ C. Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ rượu trong bình, đảm bảo rằng hỗn dược rượu không vượt quá 75 độ C.
4. Sau 20 phút, tắt bếp và để nguội.
5. Lấy bình thủy tinh ra khỏi xoong và lọc hỗn dược vào bát tô.
6. Bảo quản rượu trong những bình nhỏ giọt và giữ trong tủ lạnh, hoặc những nơi tối và mát.
(Công thức lấy từ Patients for Medical Cannabis)
Điều chế hỗn dược cần sa bằng phương pháp sử dụng Glycerin thực vật:
Một số người thường chọn việc điều chế rượu sử dụng Glycerin thay vì rượu cồn. Hỗn dược Glycerin là một sự lựa chọn tốt nếu bạn muốn tránh các tác hại xấu của rượu lên cơ thể.
Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến trái chiều về sự an toàn của Glycerin bởi vì Glycerin thường làm từ những loại ngô biến đổi gien. Nếu bạn chọn cách điều chế cồn thuốc cần sa với Glycerin, hãy cân nhắc việc sử dụng loại Glycerin nguồn gốc hữu cơ.
Lưu ý: Cồn thuốc cần sa điều chế theo phương pháp này có thời gian bảo quản ngắn hơn, chỉ khoảng một năm.
*Nguyên liệu
-14 gram búp cần sa xay mịn và đã khử carboxyl.
-470 ml Glycerin thực vật.
*Dụng cụ
-Bình thủy tinh 950ml
-Nồi nấu chậm
-Khăn tắm/khăn mặt
-Vải lọc hoặc tấm lọc lưới
-Bát tô
*Các bước thực hiện
1. Trộn cần sa và Glycerin trong bình thủy tinh. Đậy nắp và lắc mạnh cho đến khi các thành phần được trộn lẫn với nhau.
2. Lót khăn xuống đáy nồi và đổ nước đến ngang lưng nồi.
3. Cho bình thủy tinh vào nồi. Để nhiệt độ thấp và giữ nguyên trong 24h.
4. Sử dụng găng tay để lấy hỗn dược ra vài lần và lắc đều trong 24h đó.
5. Sau 24h, lấy bình thủy tinh ra và để nguội.
6. Lọc hỗn hợp vào bát tô.
7. Bảo quản cồn thuốc cần sa trong những bình nhỏ giọt và giữ trong tủ lạnh, hoặc những nơi tối và mát.
(Công thức lấy từ HelloMD.com)
Nguồn: leafscience
Dịch giả: Jake21
Xem thêm: Câu chuyện cần sa y tế điều trị bệnh ung thư
Xem thêm: Góc nhìn mới về cannabis tại Việt Nam – HempToday Podcast
Đơn Vị Tài Trợ: