Các thử nghiệm được thực hiện gần đây bởi công ty công nghiệp 3M, có trụ sở tại Bỉ, đã nhận thấy hiệu quả của việc trồng cây gai dầu đối với việc loại bỏ hoá chất độc hại khỏi lớp đất mặt và làm sạch nguồn nước ngầm bị ô nhiễm. Những cánh đồng bị ô nhiễm đã được trồng gai dầu để quan sát xem liệu gai dầu có thể cung cấp một phương pháp làm sạch thay thế cho việc đào lên và đốt đất ô nhiễm hay không.
Các hoá chất độc hại tiếp cận con người
Tại Mỹ, 3M đã tham gia vụ kiện với tổng trị giá 123 triệu đô la ở Michigan, nơi PFAS – một loại hoá chất độc lại – được tìm thấy trong đất và giếng nước. Được gọi là “hóa chất vĩnh viễn” vì chúng không phân hủy trong tự nhiên, PFAS được giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan môi trường và sức khỏe. PEAS đã được tìm thấy trong nước, không khí, cá và đất ở nhiều nơi trên thế giới. Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) dự kiến sẽ phân loại PFAS là “chất độc hại” vào giữa năm 2023. EPA cho biết, cơ quan đang tìm kiếm các giải pháp thu hồi hoá chất độc hại và bảo vệ môi trường.
Các nhà khoa học Hoa Kỳ cũng đã nghiên cứu sử dụng cây gai dầu như một giải pháp loại bỏ PFAS. Trạm Thí nghiệm Nông nghiệp đang trồng cây gai dầu trên 600 mẫu đất bị ô nhiễm bởi PFAS trên một căn cứ quân sự cũ ở Maine, được khai hoang bởi bộ tộc Mỹ bản địa vào năm 2009.
Hiện tại
3M đã hỗ trợ tài chính và nhân lực cho công tác xử lý cây gai dầu ở Bỉ, “Các nghiên cứu sâu hơn sẽ được thực hiện để xem liệu cây gai dầu có thể trở thành một phần trong hệ thống xử lý ô nhiễm hoàn chỉnh hay không” Verstraete nói.
3M đã đầu tư hơn 200 triệu đô la cho việc khắc phục hậu quả PFAS thông qua việc thu thập và xử lí mẫu phân tích. Tại Bỉ, công ty cho biết, họ đang đàm phán với chính phủ về các khoản đầu tư bổ sung cho các sáng kiến làm sạch môi trường.
Ngoài việc xử lý đất và nước, Verstraete cho biết rơm rạ từ cây cỏ có thể được biến thành vật liệu xây dựng. Nghiên cứu ở Ý đã chỉ ra rằng cây gai dầu được trồng để làm sạch đất bị ô nhiễm bởi kim loại nặng có thể được sử dụng để xây dựng bê tông gai dầu và sản xuất năng lượng, hầu như không có rủi ro về sức khỏe. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu Mỹ cho biết cần phải có thêm nhiều nghiên cứu để xem liệu PFAS mà cây gai dầu hấp thụ có thể được chế biến thành nguyên liệu và sản phẩm an toàn hay không.
Nguồn: hemptoday.net
Đơn Vị Tài Trợ: