Gần đây có phân tích về cơ sở dữ liệu các chủng cần sa ở Cannabis Cup HIGH TIMES, thấy rằng những cây sativa trội dường như có lượng myrcene cao hơn, đôi khi gấp đôi indica bình thường. Ngược lại với những nguồn tin khác nói, có thể myrcene không chịu trách nhiệm cho hiệu ứng “ngủ li bì” (couch-lock, có nghĩa là bị khóa chặt vào giường) ở indica.
Nhìn bề ngoài, sự khác biệt giữa sativa và indica chỉ nằm ở cách 2 loại cây này phát triển; cây thấp, lá to bè, chồi hơi mập là indica, còn sativa mọc cao lêu nghêu, có búp dài. Nguồn gốc địa lý của chúng giải thích sự khác biệt giữa 2 cách mọc, nhưng cái gì giải thích sự khác biệt giữa 2 hiệu ứng khác nhau?
Khi y học nghiên cứu sâu vào thành phần của cần sa, họ thấy quan trọng là vai trò của terpene. Là chất dễ bay hơi ở nhiệt độ phòng, terpene vốn có trong tinh dầu của nhiều cây. Riêng dầu cần sa chứa gần 100 hợp chất terpenoid.
>>> Xem thêm các bài viết về cần sa y tế tại đây!
Khi sử dụng terpene để giải thích về khác biệt hiệu ứng giữa các chủng, chỉ có khoảng 6 terpene đủ khối lượng để kiểm chứng. Là một chất gây ngủ được công nhận, rất có thể myrcene là chất chịu trách nhiệm về hiệu ứng coach-lock ở indica… nhưng dữ liệu thực sự có phù hợp với giả thuyết hay không?
Một so sánh terpenoid ở các chủng Cannabis Cup vừa qua đã miêu tả khác.
Bảng trên cho thấy hàm lượng trung bình của những terpene khác nhau theo mg/g trong hoa indica và sativa. Sativa có myrcene và terpinolene cao hơn, trong khi indica có linalool, limonene và caryophyllene chiếm ưu thế.
Phòng thí nghiệm Steep Hill, ngẫu nhiên đã thực hiện một số thử nghiệm cho cuộc thi Cannabis Cup, cho thấy bất cứ chủng nào có hơn 0,5% myrcene là indica, còn cứ thấp hơn 0.5% thì là sativa. Trong kho dữ liệu của chúng tôi, một chủng sativa thường gấp rưỡi (1,5) lần khả năng có myrcene cao hơn 0,5%.
Gia phả mỗi chủng nằm ở cả 2 hạng mục indica và sativa của Cannabis Cup được phân tích để bảo đảm chính xác. Nếu chủng nào không chiếm ưu thế ở cả 2 nhánh, nó được đưa vào loại lai (Hybrid). Không cần phải nói, chủng lai luôn chiếm số lượng lớn nhất. Quá trình rà soát nhằm phân loại các chủng và đảm bảo chất lượng dữ liệu chúng tôi đã lấy từ cuộc thi.
Những chủng sativa nổi tiếng như Hawaiian Dutch và Durban Poison có lượng myrcene cao nhất ở mức 1,6% và 1,5%. Super Silver Haze cũng đưa ra kết quả là 1,4% myrcene.
Những chủng Indica trội như Granddaddy Purple và Cashmere có 0,33% và 0,28% myrcene. Một giống Bubba Kush trước những năm 98 cho kết quả là 0,083% myrcene.
Một phân tích tetrahydrocannabivarin (THCV) trước đây so sánh 2 chủng sativa và indica ở cuộc thi Cannabis Cup, cho thấy ở chủng sativa có lượng cannabinoid này cao hơn. THCV có độ tan trong nước cao hơn các cannabinoids khác. Hàm lượng cao cannabinoid tác dụng nhanh này giải thích cho hiệu ứng như “punch-you-in-the-face effect” hay “bị-đấm-vào-mặt” ở vài chủng sativa trội mạnh.
Dường như myrcene ở cần sa cũng có một hiện tượng gì đó bí ẩn. Khi dùng qua đường miệng với đủ liều lượng, myrcene có thể có tác dụng an thần, nhưng không có nghĩa là ăn một búp có nhiều myrcene bạn sẽ nhận được hiệu ứng này. Những mơ hồ xung quanh vấn đề này sẽ sáng tỏ khi việc phân tích hóa học những chủng cần sa có tiến bộ mới.
Bài liên quan: TECPEN VÀ SỰ ĐIỀU BIẾN HIỆU ỨNG CỦA CÂY CẦN SA
Dịch giả: QM
Đơn Vị Tài Trợ: