Israel đã trở thành trung tâm nghiên cứu về cần sa như thế nào? Nhiều người chắc hẳn đã nghe nói về giáo sư Raphael Mechoulam, nhà khoa học người Israel và “cha đỡ đầu của cần sa”, người đã cô lập THC vào những năm 1960. Tuy nhiên, mối liên hệ của Israel với cần sa có nhiều điều hơn là một người đàn ông hay bất kỳ phát hiện khoa học nào.
Thực tế thú vị: Cần sa đã bị coi là bất hợp pháp ở Israel trước khi đất nước này thậm chí trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1948. Nó được đưa vào “Sắc lệnh về các loại ma túy nguy hiểm” năm 1936, do Cao ủy của nước Palestine viết (không có ý định chơi chữ) khi đất nước vẫn còn dưới sự cai trị của người Anh. Vào năm 1961, Israel tham gia với tư cách là một bên ký kết Công ước thống nhất về các chất ma tuý năm 1961 của Liên hợp quốc, một văn kiện đặt nền móng cho việc cấm cần sa quốc tế như chúng ta đã biết. Vài năm sau, vào năm 1973, quốc hội Israel đã sửa đổi đạo luật năm 1936, nhưng đáng chú ý là vẫn làm cho nghiên cứu cần sa hợp pháp. Ngược lại, ở Mỹ, nghiên cứu về cần sa vẫn đang bị hạn chế cực kỳ bởi các lệnh cấm ma túy của liên bang.
Nghiên cứu cần sa đột phá
Vào đầu những năm 1960, ông Mechoulam, một nhà khoa học trẻ từ Viện khoa học Weizmann ở Israel đã bắt đầu nghiên cứu về cần sa. Theo ông Mechoulam, nghiên cứu về cần sa lúc bấy giờ hầu như bị bỏ quên vì hai lý do chính. Đầu tiên, cần sa là một chất bất hợp pháp, do đó các nhà khoa học và phòng thí nghiệm nghiên cứu không dễ tiếp cận. Ông nói với tạp chí Addiction: “Ngay cả khi có được sự hợp pháp cho việc nghiên cứu, nghiên cứu với cần sa vẫn là một cơn ác mộng trong phòng thí nghiệm.”
“Tôi đến gặp giám đốc hành chính của Viện khoa học Weizmann và chỉ hỏi anh ta rằng liệu anh ta có biết ai đó ở trụ sở cảnh sát hay không… anh ta đã gọi cho người đứng đầu ngành điều tra tại trụ sở cảnh sát – người mà anh ta đã chiến đấu cùng trong quân đội. Tôi nghe viên cảnh sát ấy hỏi: “Anh ấy [có nghĩa là tôi] có đáng tin cậy không?” Khi nhận được câu trả lời xác đáng, anh ta yêu cầu tôi đến thành phô Tel Aviv và nhờ đó tôi đã thu được 5 kg hashish Lebanon nhập lậu tuyệt hảo.” Giáo sư Mechoulam nói.
Lý do thứ hai là các dạng hợp chất hóa học hoạt động trong cây cần sa tinh khiết, dạng cô lập vẫn chưa có sẵn để nghiên cứu. Các loại thuốc bất hợp pháp chính có nguồn gốc thực vật khác, chẳng hạn như opium và coca, đã bị phân lập vào thế kỷ 19, tức là morphine và cocaine. Sự sẵn có của các hợp chất tinh khiết này giúp cho việc nghiên cứu sinh hóa, dược lý và lâm sàng trở nên khả thi. Đó là một công việc vất vả đối với giáo sư Mechoulam.
Thế hệ nhà nghiên cứu tiếp theo
Ông đã cùng với một số đồng nghiệp thành lập một nhóm nghiên cứu cần sa. Người đầu tiên tham gia là Yuval Shvo, họ cùng nhau phân lập lại và thiết lập cấu trúc của cannabidiol, còn được gọi là CBD. CBD lần đầu tiên được nhà hóa học Roger Adams phân lập vào những năm 1940 nhưng cấu trúc của nó chỉ được biết đến một phần, đây là bước đột phá đầu tiên của nhóm Mechoulam. Ngay sau đó, hai người khác – Yehiel Gaoni, người vừa hoàn thành bằng tiến sĩ hóa học hữu cơ ở Sorbonne. Và Haviv Edery, một người nhập cư từ Argentina vài năm trước đó, cũng đã tham gia nhóm. Mục tiêu của họ là giải mã điều bí ẩn về cần sa đầu tiên — bằng cách nhận dạng các thành phần hoạt động của cần sa. Đầu tiên, họ xác định cấu trúc của THC, tiếp tục với việc phát hiện ra một số cannabinoid “nhỏ” khác.
Vào cuối những năm 1980, phần lớn thế hệ tiếp theo của các nhà nghiên cứu cần sa đã thực hiện một số công việc quan trọng nhất của họ ở Israel, cùng với ông Mechoulam. Hai nhân vật chủ chốt là Bill Devane, một thành viên của nhóm nghiên cứu Hoa Kỳ đã phát hiện ra thụ thể đầu tiên của cần sa, và Lumír Hanuš, một nhà nghiên cứu người Séc đã tham gia nghiên cứu cannabinoid ở nơi quê nhà. Cùng với Mechoulam, cả hai đã phát hiện ra Anandamide vào năm 1992, cannabinoid nội sinh đầu tiên (hay còn gọi là endocannabinoid). Công việc của họ, cùng nhau và tách biệt nhau, đã dẫn đến việc phát hiện ra hệ thống endocannabinoid, được coi là một bước đột phá khác về khoa học và y học. Cả Devane và Hanuš đều đã tham gia rất nhiều vào nghiên cứu cần sa kể từ đó.
Nghiên cứu cần sa của Israel cũng đã ảnh hưởng đến công việc quan trọng diễn ra ở nước ngoài. Ví dụ, siêu sao nghiên cứu cần sa, Tiến sĩ Ethan Russo, người chịu trách nhiệm về sự phổ biến của các khái niệm như Hiệu ứng cộng hưởng và Sự thiếu hụt endocannabinoid lâm sàng (CECD), bắt đầu nghiên cứu cần sa của mình vào cuối những năm 1990 và tiến sĩ Russo xem ông Mechoulam là một trong những người cố vấn của mình.
Điều kiện chín muồi cho các nghiên cứu lâm sàng
Bộ Y tế Israel bắt đầu cấp giấy phép sử dụng cần sa y tế cho từng bệnh nhân vào cuối những năm 1990. Các chỉ định phổ biến để điều trị bằng cần sa là bệnh HIV / AIDS và ung thư, nhưng trên thực tế chỉ một số ít bệnh nhân xin giấy phép và thậm chí một số ít được cấp.
Hầu hết các bệnh nhân đủ điều kiện đều rất ốm yếu và không có khả năng thông quan và do quá trình cấp phép quan liêu khó có thể xin giấy phép trồng cần sa để chữa bệnh. Nếu bệnh nhân có kiếm được cây hoặc hạt giống cần sa, thì hầu hết mọi người đều thiếu kiến thức và thiết bị để tự trồng cần sa.
Tất cả những điều ấy đã thay đổi khi một số người có giấy phép thành lập một tập thể trồng cần sa, Tikun Olam (tiếng Do Thái có nghĩa là “sửa chữa thế giới”). Nhóm tình nguyện viên này đã nhận được giấy phép trồng 100 cây cần sa cho những bệnh nhân khác, đồng thời cũng giới thiệu việc sử dụng cần sa y tế cho những người cao niên, đi từ nhà hưu dưỡng này sang nhà hưu dưỡng khác, quảng bá việc sử dụng cần sa cho mục đích chữa bệnh. Cuối cùng, số lượng người có giấy phép nhiều đến mức Tikun Olam không thể tiếp tục hoạt động như một tổ chức phi chính phủ và trở thành một công ty tư nhân vào năm 2010. 7 nhà sản xuất cần sa khác bắt đầu hoạt động tại quốc gia này cùng năm đó.
Việc sử dụng cần sa trong y tế ở Israel tiếp tục tăng lên hàng năm, với 2.000 bệnh nhân được điều trị vào năm 2009, 22.000 bệnh nhân vào năm 2015 và khoảng 50.000 bệnh nhân vào năm 2019. Sự tăng trưởng này đã tạo điều kiện cho nhiều hơn và các loại nghiên cứu cần sa khác nhau. Trước hoạt động của Tikun Olam, nghiên cứu ở Israel chủ yếu là tiền lâm sàng nhưng với khả năng tiếp cận với một lượng lớn bệnh nhân cần sa y tế, các nghiên cứu lâm sàng về bệnh nhân thực bắt đầu xuất hiện, đặc biệt là đối với các bệnh như: động kinh, bệnh Alzheimer, ung thư, bệnh Crohn, và viêm loét đại tràng.
Đồng thời, một thế hệ nhà nghiên cứu cần sa mới đã ra đời. Hai ví dụ điển hình là Dedi Meiri từ Học viện Công nghệ Technion-Israel, và Yossi Tam từ Đại học Hebrew ở Jerusalem. Meiri điều hành Phòng thí nghiệm Sinh học Ung thư và Nghiên cứu Cannabinoid điều tra các đối tượng ví dụ như tiềm năng điều trị của cannabinoid và ông chủ yếu tập trung vào các loại ung thư, bệnh động kinh và bệnh tiểu đường. Yossi Tam là Trưởng Trung tâm Đa ngành Nghiên cứu Cannabinoid tại Đại học Hebrew, bao gồm hàng chục nhà nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực khác nhau nghiên cứu các chủ đề như: viêm, đau, hệ thống miễn dịch, sự trao đổi chất và ung thư.
Mặc dù chương trình cần sa y tế của Israel bắt đầu từ những năm 1990, nó vẫn còn rất nhiều hạn chế. Bệnh nhân thường phàn nàn về việc tiếp cận, khó xin đơn thuốc và chi phí cao mà không được bảo hiểm y tế chi trả.
Nguồn: How Israel Became a Cannabis Research Hub, Written by Matan Weil
Đơn Vị Tài Trợ: