Cuộc cải cách cần sa y tế đang nhanh chóng lan tỏa trên nhiều đất nước khắp các châu lục. Giờ đây ngọn gió thay đổi đã thổi đến Cộng hòa Kenya.
Thượng nghị viện Kenya đã nhận được đơn thỉnh nguyện từ nhà văn/nhà phân tích chính trị Gwada Ogot với mục đích kêu gọi phi hình sự hợp hóa cần sa đối với hành vi sử dụng cá nhân, và hợp pháp hóa loài thực vật này đối với những mục đích y tế và công nghiệp. Thượng nghị viện đã giao cho Ủy ban Y tế của đất nước châu Phi này nhiệm vụ đánh giá và đưa ra câu trả lời trong vòng 60 ngày.
Nếu đơn thỉnh nguyện thành công, cần sa – hay Bhang, như cách gọi tại Kenya – sẽ được đưa khỏi danh sách thuộc Đạo luật về Ma túy và Chất Hướng thần năm 1994. Không chỉ đề xuất thay đổi tình trạng pháp lý của cần sa, đơn thỉnh nguyện còn yêu cầu thả tự do cho bất kì ai hiện nay đang thụ án có liên quan đến loài thực vật này.
Các đề xuất cũng bao gồm việc thành lập một Ủy ban Cần sa Sativa Keynya để giám sát việc sản xuất và phân phối cần sa vì mục đích y tế.
Trong quá trình tranh luận, Ogot sẽ được yêu cầu trình bày trước các nghị sĩ để họ đánh giá lập trường của ông – trong đó, ông đã phát biểu rằng vấn đề không phải là cần sa, mà chính là những quy định của pháp luật khiến nó thành một thứ phạm pháp.
Bản thỉnh nguyện cũng đã tạo ra một cuộc tranh luận mang tính chính trị tại Kenya; Thượng nghị sĩ Kennedy Mong’are đã gây ngạc nhiên cho các thành viên khác của nghị viện khi ông thừa nhận đã sử dụng cần sa hồi còn trẻ.
Thượng nghị sĩ Mong’are là một ứng cứ viên triển vọng cho chức tổng thống. Ông đã chia sẻ những kinh nghiệm của mình về cần sa, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ dành cho đơn thỉnh nguyện. Ông đã nói, “Những quy định hà khắc không đem lại hiệu quả. Cần sa bị lạm dụng chính bởi các điều luật đã hình sự hóa nó. Vấn đề của Kenya là sự duy ý chí, phủ nhận những hiện thực khách quan.”
Dường như bản thỉnh nguyện đang tạo ra nhiều tranh cãi khi mà các thượng nghị sĩ hai phe đang đưa ra những lý lẽ hùng hồn nhằm phản đối cũng như ủng hộ cuộc cải cách cần sa. Phương tiện truyền thông khắp châu Phi nêu dẫn chứng cụ thể về Hoa Kỳ như một điển hình hàng đầu nhằm trình bày vì sao cần sa nên được phi hình sự hóa và canh tác vì mục đích y tế.
Trong khi thời hạn 60 ngày đang đến gần, người dân Kenya đang trông chờ theo dõi để xem liệu công cuộc cải cách cần sa sẽ chỉ là một điều gì đó họ đọc được từ những đất nước khác, hay điều đó cũng sẽ trở thành hiện thực trên chính quê hương họ.
DMT
Nguồn: marijuana.com
Xem thêm: Câu chuyện cần sa y tế điều trị bệnh ung thư
Xem thêm: Góc nhìn mới về cannabis tại Việt Nam – HempToday Podcast
Đơn Vị Tài Trợ: