Một nghiên cứu của Đại học Imperial College London trong việc đánh giá tác dụng của chiết xuất cần sa y tế toàn phần trong tình trạng động kinh kháng trị nghiêm trọng ở trẻ em đã cho ra kết quả rất khả quan.
Việc sử dụng cần sa y tế để kiểm soát các cơn co giật ở bệnh nhi không phải là điều gì mới mẻ – rõ ràng nó đã được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1843 bởi một bác sĩ người Ireland – người đã quan sát thấy cồn thuốc cần sa đã làm ngừng cơn co giật ở trẻ sơ sinh bị sốt co giật.
Trong những năm gần đây, các chiết xuất này đã được sử dụng rộng rãi hơn rất nhiều – và ngày càng có nhiều bằng chứng về hiệu quả tiềm năng của chúng.
Trong nghiên cứu mới nhất này, một nhóm gồm 10 bệnh nhi tại Anh mắc chứng động kinh khó điều trị đã được phân tích để xác định tính khả thi của việc sử dụng cần sa y tế toàn phần. Những bệnh nhi này được điều trị bằng nhiều loại dầu khác nhau, với liều lượng cụ thể do các bác sĩ lâm sàng chỉ định.
Các nhà nghiên cứu đã xác định tần suất co giật trên tất cả 10 bệnh nhi tham gia giảm đến 86% – và quan trọng hơn là không có tác dụng phụ nào được ghi nhận. Hơn nữa, những bệnh nhi này đã giảm việc sử dụng thuốc động kinh xuống từ 7 còn 1 bệnh nhi sau khi sử dụng phương pháp điều trị này.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Những phát hiện này đã chứng minh được giá trị tiềm năng của việc nghiên cứu chuyên sâu hơn về lợi ích điều trị từ các sản phẩm cần sa y tế toàn phần”.
Những phương thuốc liên quan chủ yếu là từ chiết xuất CBD (cannabidiol):
Bedrolite (<1% THC và 9% CBD)
Bedica (14% THC và <1% CBD)
Celixir 20 (<1% THC và 20% CBD)
Sweet Pink CBD (<1% THC và 10.6% CBD)
Althea 100 (<1% THC và 10% CBD).
Bệnh nhân sử dụng trung bình 5,15 (±6,8) mg THC và 171,8 (±153,3) mg CBD mỗi ngày.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Phát hiện của chúng tôi tương tự với kết quả của một số nghiên cứu quan sát và sử dụng chiết xuất này một cách có kiểm soát, cho thấy tần suất co giật giảm đáng kể sau khi điều trị bằng cần sa y tế”. “Hơn nữa, dữ liệu của chúng tôi cho thấy rằng các sản phẩm cần sa y tế toàn phần tốt hơn các sản phẩm chiết xuất CBD đơn lẻ ở những bệnh nhi này”.
Đã có nhiều bài viết về “Hiệu ứng cộng hưởng” – khái niệm về hiệu quả điều trị bằng cần sa y tế không chỉ giới hạn ở một loại cannabinoid cụ thể như THC hay CBD, mà là kết hợp nhiều hợp chất hoạt động cùng nhau.
Nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí BMJ Paediatrics Open và bạn có thể xem chi tiết tại đây.
Nguồn: Hemp Gazette
Đơn Vị Tài Trợ: