Người đứng đầu DEA tuyên bố “Cần sa không phải thuốc điều trị”

Có lẽ chúng ta không nên quá ngạc nhiên trước tuyên bố này bởi vị quan chức này quả thật đã được luật pháp yêu cầu nói dối về cần sa. Thứ Năm tuần trước, Quyền giám đốc Cơ quan Phòng chống Ma túy Hoa Kỳ (DEA) đã tuyên bố: “Cần sa không phải thuốc điều trị.”

Tảng lờ các bằng chứng 

pharma featuredThực tế là đã có nhiều bằng chứng mang tính chất phổ quát từ hàng ngàn nghiên cứu đã cho thấy tính an toàn hiệu quả điều trị của cần sa. Hàng ngàn bệnh nhân và gia đình của họ đã tận mắt chứng kiến và trải nghiệm những tác dụng của loài thảo dược này, và họ biết đâu là sự thật.

Thậm chí bản thân chính quyền liên bang cũng phân phối cần sa tới một số lượng bệnh nhân nhất định. Tuy vậy, các quan chức liên bang vẫn tiếp tục hành xử như thể chúng ta còn chưa biết được cần sa đích thực là một loại thuốc trị bệnh.

Theo tin từ báo Washington Examiner, Quyền giám đốc Rosenberg đã phát biểu tại Bệnh viện Cleveland Clinic tiểu bang Ohio:

Quả là tuyệt vời nếu như các nghiên cứu đưa ra kết luận rằng có một thứ gì đó trong cần sa có ích cho con người. Tôi sẽ không khi nào là một người gây ngáng trở điều đó.

Nhưng chúng ta hãy cứ để nó trải qua các quy trình của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), và hãy hành động dựa trên cơ sở khoa học.

Thật hết sức trớ trêu khi ông Rosenberg – người thuộc một cơ quan công quyền trước nay đã xếp cần sa vào những chất nằm trong diện kiểm soát thuộc Danh mục I, có mức độ nguy hiểm tương đương heroin – lại đòi hỏi người khác phải “hành động dựa trên cơ sở khoa học.”

Quả là hết sức trớ trêu, nhất là khi cocaine và methamphetamine (ma túy đá) đều được xếp vào Danh mục II cũng theo chính những nguyên tắc ấy. Như vậy là cả hai chất này đã chính thức được chính quyền liên bang xem là an toàn hơn cần sa.

Cần sa đích thực là thuốc trị bệnh

2 government patent cannabis medicineBất chấp những kiến nghị không ngừng từ phía những người ủng hộ cần sa trong suốt những năm qua nhằm loại cần sa ra khỏi Danh mục ma túy và các chất cần kiểm soát, hay ít nhất cũng xếp nó vào một phân loại ít bị hạn chế hơn để tạo điều kiện có thêm những nghiên cứu khoa học; nhưng cần sa vẫn đang nằm trong Danh mục I.

DEA đã biện minh bằng cách dựa vào những chỉ dẫn từ FDA – cho rằng cần sa không hề có một giá trị y tế nào. FDA thì khăng khăng bám vào “lập trường thiếu chính xác” của phía ủng hộ cần sa, trong khi nguyên nhân của sự thiếu chính xác (nếu có) ấy lại là do thiếu những nghiên cứu, và rồi lý do cho sự thiếu nghiên cứu lại chính bởi vì cần sa bị xếp vào Danh mục I.

Ở một hoàn cảnh khác, cái logic bị nhào nặn này có thể cũng khá khôi hài, nhưng rủi thay thực tế là nó đã khiến biết bao bệnh nhân bị tước đoạt thứ thuốc điều trị mà họ cần có.

Cựu Tổng Y sĩ Hoa Kỳ Vivek Murthy đứng về phía Rosenberg tại sự kiện này. Ông nói rằng Hoa Kỳ nên thực hiện nghiên cứu đối với cần sa y tế.

Chúng ta có nên giảm bớt những thủ tục hành chính cũng như các rào cản khác đối với vấn đề nghiên cứu (cần sa) tại chính phủ hay không? 100% là có.

Nhưng điều chúng ta không nên làm là lập ra những chính sách dựa trên sự phỏng đoán. Khi làm như vậy, những gì chúng ta thực hiện chính là đặt người dân vào thế rủi ro.

Murthy cũng lên tiếng quan ngại về những điều luật của nhà nước về vấn đề cần sa cho mục đích giải trí, ông quả quyết rằng nó “gây nghiện.” Điều này – chúng tôi xin nhận xét một cách nhẹ nhàng nhất – chính là một lối trầm trọng hóa vấn đề trong cách nhìn nhận việc những người từng thử cần sa một lần có thể sẽ thích sử dụng nó thêm lần nữa mà thôi. Murthy quả quyết rằng cần sa có hại cho những bộ não đang ở độ tuổi phát triển, dễ có khả năng hình thành thói lạm dụng và nghiện chất.

Các bạn có nhớ ở phần trên, chúng đang đề cập về sự trớ trêu chứ? Murthy cũng nói rằng các nhà lập pháp quốc gia đã “bị cuốn theo đà (của phong trào hợp pháp hóa cần sa)” và đã thông qua những chính sách về cần sa cho mục đích giải trí – vốn không hẳn lúc nào cũng dựa trên cơ sở khoa học.

Tôi lo ngại rằng chúng ta đã không để cho khoa học dẫn dắt chính sách của mình trong những vấn đề về cần sa. 

Nguồn: HERB

Dịch giả: Lucifer Sam

Xem thêm: Câu chuyện cần sa y tế điều trị bệnh ung thư

Xem thêm: Góc nhìn mới về cannabis tại Việt Nam – HempToday Podcast

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC


    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    Sự khác biệt giữa GACP và GMP – Doanh nghiệp nên chọn gì?
    # GACP – EU-GMP – Export – Investment Solutions

    Phần 2 – Sự khác biệt giữa GACP và GMP – Doanh nghiệp nên chọn gì?

    Trong lĩnh vực sản xuất dược liệu và cần sa y tế, việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế như GACP và GMP đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn băn khoăn không […]

    Đọc thêm
    Tìm Hiểu Tiêu Chuẩn GAC Cho Thực Phẩm Và GACP Cho Cây Dược Liệu
    # GACP – EU-GMP – Export – Investment Solutions

    Phần 1 – Tìm Hiểu Tiêu Chuẩn GAC Cho Thực Phẩm Và GACP Cho Cây Dược Liệu – Vì Sức Khỏe Và Chất Lượng Sản Phẩm!

    ❓ Tiêu chuẩn GAC cho thực phẩm là gì? Tiêu chuẩn GAC (Good Agricultural Practices) là bộ nguyên tắc và quy định nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng trong quá trình sản xuất nông sản và thực phẩm. Việc tuân thủ GAC giúp kiểm soát các yếu tố như vệ sinh, an toàn […]

    Đọc thêm
    IMG 2682 2
    # News / Tin tức

    Thailand News: Bienestar T&N – A Pioneer in Thailand’s Medical Cannabis Industry

    Introduction to Bienestar T&N Bienestar T&N is Thailand’s leading company in the cultivation and production of medical cannabis. The company has invested up to 200 million Baht in infrastructure, including land, greenhouses, factories, and laboratories in Buriram Province, a region recognized as Thailand’s hub for agriculture and innovation. Comprehensive Collaboration for the Development of the […]

    Đọc thêm
    Chat Messenger