Tổng quan về Terpene

TERPENE LÀ GÌ

GIẢI THÍCH ĐƠN GIẢN

Terpene là một nhóm lớn các hợp chất hữu cơ đa dạng, được tạo ra bởi nhiều loại thực vật. Terpene là thứ mang lại cho mỗi loài hoa, loại thảo mộc và trái cây những mùi hương và hương vị đặc trưng riêng. Hàng ngày, ở khắp mọi nơi bạn đặt chân đến, bạn sẽ bắt gặp terpene. Khi bạn cạo vỏ chanh, bạn sẽ ngửi thấy mùi terpene. Mở một lọ chứa đầy “thảo mộc”, thứ bạn đang ngửi thấy cũng là terpene. Bạn dừng chân lại để ngửi hương hoa hồng? Thực chất là bạn dừng lại để ngủi terpene.

Trong khi còn rất nhiều điều để tìm hiểu, tất cả những gì bạn cần biết là terpene là các hợp chất thơm. Khi hít vào, thoa lên da hoặc tiêu thụ, chúng nâng cao trải nghiệm của chúng ta và ảnh hưởng rất nhiều đến hương vị và mùi thơm mà chúng ta cảm nhận được.

NÂNG CAO THÊM MỘT CHÚT

Terpene là hydrocacbon có trong tinh dầu do thiên nhiên tạo ra. Có hơn 20.000 loại terpene đang tồn tại. Thực vật, động vật, vi sinh và nấm sản xuất terpene để thực hiện các chức năng sinh học cần thiết. Nhóm hợp chất đa dạng này đóng vai trò như vitamin, hormone, pheromone và là một phần của hệ thống miễn dịch.

Bạn có thể hình dung terpene thực vật như là các khối xây dựng do thực vật tạo ra. Các khối xây dựng này được pha trộn với các hợp chất thơm khác theo vô số cách để tạo ra các loại tinh dầu phức hợp, chẳng hạn như Oải hương, Hoa hồng, Gỗ đàn hương, v.v.

Ngoài hương thơm độc đáo, terpene đóng một vai trò quan trọng không kém trong việc ảnh hưởng đến cách chúng ta nếm, ngửi và cảm nhận khi tiêu thụ một loại thực vật, thảo mộc hoặc trái cây. Điều này xảy ra bởi vì terpene tương tác hiệp đồng với các hợp chất thực vật khác và hormone của con người để tạo ra một hiện tượng được gọi là “hiệu ứng cộng hưởng”, làm phóng đại lợi ích của các thành phần riêng lẻ của thực vật.

 

TERPENE ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH GÌ

GIẢI THÍCH ĐƠN GIẢN

Terpene có thể được thêm vào các sản phẩm (thực phẩm, đồ uống, nước ướp, chiết xuất, v.v.) để cải thiện mùi hương hoặc hương vị, đồng thời nâng cao trải nghiệm tổng thể.

NÂNG CAO THÊM MỘT CHÚT

Có nhiều ứng dụng đa dạng đối với terpene ở dạng cô lập và terpene trong hỗn hợp phức tạp. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết rằng terpene được sử dụng trong việc phát triển hương liệu thực phẩm, nhang thơm, mỹ phẩm, sản phẩm làm vườn hữu cơ, chất tẩy rửa gia dụng, thuốc chữa bệnh tự nhiên và nước hoa.

Trong vài năm qua, các nhà phát triển sản phẩm đã sử dụng terpene cô lập để giả lập lại hồ sơ terpene của các loại thảo mộc phổ biến. Sự pha trộn này sau đó được đưa vào một công thức để bắt chước mùi hương và hương vị của thảo mộc.

 

TERPENE ĐẾN TỪ ĐÂU?

Phần lớn các terpene có nguồn gốc từ nhiều nguồn tự nhiên khác nhau. Có hơn 20.000 terpene trong tự nhiên và chúng không phải là duy nhất của một loài thực vật. Ví dụ, một số nguồn alpha-pinene tự nhiên bao gồm cây thông, các cây lá kim khác, bạch đàn, cây xô thơm, cây hương thảo, nhũ hương và cây ngải cứu. Cấu trúc của terpene luôn giống nhau bất kể việc chúng được phân lập từ loại thực vật nào. Nhiều người cho rằng nguồn gốc của terpene là quan trọng, nhưng điều đó không đúng. Khi các terpene cùng tên được phân lập từ bất kỳ loại thực vật nào, hầu như không hề có sự khác biệt nào giữa chúng.

Terpene của chúng tôi được chiết xuất thông qua phương pháp chưng cất hơi nước, ép lạnh hoặc chân không và được tinh chế phân đoạn.

 

SỬ DỤNG TERPENE NHƯ THẾ NÀO?

Từng chút một, terpene có thể được thêm vào hỗn hợp của liệu pháp mùi hương, các chất khuếch tán, kem dưỡng da, thuốc xịt, cồn thuốc, cocktail, chất tẩy rửa tự chế, thuốc đuổi côn trùng, hoặc các chiết xuất thực vật, v.v.

Terpene ở dạng chưa pha loãng là RẤT MẠNH và bạn tuyệt đối không bao giờ được tiêu thụ, hít hoặc bôi trực tiếp chúng lên da ở dạng này. Trong hầu hết các trường hợp, hãy cân nhắc việc pha loãng thành nồng độ 1-5% tính theo thể tích. Độ pha loãng có thể thay đổi tùy thuộc vào bản chất loại terpene được phân lập, sự pha trộn hoặc hương vị, kết quả mong muốn, hoặc kinh nghiệm cá nhân hay sở thích.

Terpene phải được xử lý cẩn thận. Luôn tham khảo SDS (Safety Data Sheet – Bảng dữ liệu an toàn) trước khi sử dụng và làm việc với terpene. SDS chứa tất cả thông tin bạn cần biết bao gồm thiết bị bảo vệ cá nhân, các tuyên bố về nguy hiểm và biện pháp phòng ngừa rủi ro, v.v.

 

HIỆU ỨNG CỘNG HƯỞNG LÀ GÌ

GIẢI THÍCH ĐƠN GIẢN

Mặc dù vẫn còn rất nhiều điều cần được khám phá và hiểu rõ, nhưng điều bạn nên biết là các terpene tương tác hiệp đồng để tạo ra thứ mà các nhà khoa học gọi là “hiệu ứng cộng hưởng”. Hiệu ứng này phóng đại lợi ích điều trị của các thành phần riêng lẻ trong cây để tác động y học của toàn bộ cây lớn hơn tổng của lợi ích điều trị của từng thành phần riêng lẻ đó.

NÂNG CAO THÊM MỘT CHÚT

Thuật ngữ “hiệu ứng cộng hưởng” đã trở thành một từ vựng quan trọng trong cộng đồng cần sa để mô tả mối quan hệ giữa terpene, cannabinoid và các hoạt chất có nguồn gốc thực vật khác chịu trách nhiệm cho tiềm năng điều trị lớn của cần sa .

Cho đến nay, hầu hết mọi người đã nghe nói về cannabinoid như THC và CBD. Mặc dù các hợp chất này có nhiều lợi ích về mặt y tế, nhưng chúng chỉ là một phần của tổ hợp yếu tố làm cho thuốc cần sa trở nên hiệu quả. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng cannabinoid riêng lẻ ít hiệu quả hơn so với khi kết hợp với các hoạt chất thực vật khác như terpene.

Cả cannabinoid và terpene đều ảnh hưởng đến các thụ thể trong hệ thống cannabinoid nội sinh. Các thụ thể này là thứ cho phép cần sa có tác động trị liệu lên cơ thể con người, và việc này trong một số trường hợp cũng tạo ra cảm giác “phê” quen thuộc với hầu hết những người dùng cần sa.

Chính các terpene trong cần sa giúp điều chỉnh (sửa đổi hoặc kiểm soát) các tác động của các cannabinoid trong mỗi mẫu cần sa lên người sử dụng. Đây là lý do tại sao các giống cần sa có tác dụng khác nhau đối với mỗi người dùng. Ví dụ: nếu bạn có 2 loại cần sa khác nhau và cả hai loại đều có 15% THC, nhưng một loại mang lại cho bạn tác dụng tràn đầy năng lượng còn một loại cung cấp cho bạn tác dụng an thần, thì điều này phần lớn là do cấu hình terpene khác nhau.

Terpene như Myrcene, Nerolidol và Terpinolene có tác dụng thư giãn, trong khi Alpha-Pinene được biết đến là có tác dụng nâng cao tinh thần. Cannabinoid và terpene có những tác dụng độc lập riêng, nhưng khi kết hợp lại sẽ cho hiệu quả hơn rất nhiều so với việc sử dụng đơn lẻ.

Để tìm hiểu thêm, hãy xem qua công việc của nhà nghiên cứu cần sa yêu thích của chúng tôi, Tiến sĩ Ethan Russo. Phiên bản hoàn chỉnh của bài báo đầu tiên của Tiến sĩ Ethan Russo về terpene “Thuần hóa THC: Sức mạnh tiềm năng của Cần sa và Hiệu ứng cộng hưởng Phytocannabinoid-Terpenoid” hiện có sẵn tại đây.

 

PHA LOÃNG TERPENE CÓ NGHĨA LÀ GÌ?

Sự pha loãng có mục đích là để giảm độ mạnh của một chất hoặc hỗn hợp mạnh.

Terpene loại phân lập cũng như các hỗn hợp pha trộn (blend) có nồng độ cao và có thể vô cùng nguy hiểm. Pha loãng chúng trước khi sử dụng là điều cần thiết. Terpene có thể được pha loãng với dầu nền, chiết xuất cô đặc, và đồ uống có cồn ở một mức độ nào đó.

Nếu bạn không quen sử dụng terpene, tốt nhất nên bắt đầu với nồng độ dưới 1% và tăng dần độ mạnh cho đến khi bạn hài lòng với sản phẩm mình làm ra. Chúng tôi không bao giờ khuyến khích bạn sử dụng nồng độ terpene quá 10% trong bất kỳ sản phẩm nào. Thông thường, bạn có thể chỉ cần sử dụng ít hơn 1% để đạt được hương vị và hiệu quả mong muốn.

 

ĐỘ HÒA TAN

Terpene là dầu. Và hầu hết mọi người đều biết rằng, dầu và nước không trộn lẫn với nhau. Điều này có nghĩa là các chất gốc nước như nước ép trái cây không thể hòa tan terpene và kết quả là, nếu không có sự hỗ trợ của chất nhũ hóa (chi tiết về điều này bên dưới), terpene sẽ tách khỏi chất lỏng gốc nước và tạo ra một lớp ở bên trên.

Chất cồn trong đồ uống như vodka, bia hoặc rượu vang sẽ hòa tan một lượng nhỏ terpene và làm nó lơ lửng trong dung dịch. Khi đạt đến một ngưỡng nhất định, terpene một lần nữa sẽ nổi trên bề mặt của đồ uống.

 

CHẤT NHŨ HÓA

Chất nhũ hóa là các chất có thể hòa tan trong cả dầu và nước, giúp dầu có thể lơ lửng đồng đều trong nước dưới dạng nhũ tương.

Chất nhũ hóa là một phân tử có đầu ưa nước (ưa nước) và đuôi kỵ nước (sợ nước), gắn vào cả dầu và nước cùng một lúc, tạo thành một dung dịch đồng nhất. Chất nhũ hóa bạn sử dụng sẽ khác nhau tùy thuộc vào kết quả mong muốn nhưng phổ biến nhất là lecithin. Cần lưu ý rằng lecithin không có màu trong và nếu thêm vào chất lỏng trong như nước, nó sẽ làm vẩn đục dung dịch.

Theo nguyên tắc chung, hãy nhớ rằng terpene (dưới dạng dầu) sẽ có thể trộn lẫn với các loại dầu và rượu khác.

 

KHÔNG THỂ PHA TRỘN

Nước – sẽ không trộn được với terpene nếu không có chất nhũ hóa.

VG – gốc nước, sẽ không trộn được với terpene.

HÒA TAN CÓ HẠN

Rượu / Rượu mạnh – pha trộn tối thiểu dựa trên tổng nồng độ cồn.

  • Đề xuất dưới 1 giọt cho mỗi ly
  • Thêm vào ly và khuấy nhẹ, sử dụng như một loại rượu pha chút đắng (rượu bitter), kết hợp với cồn thuốc chứa cồn

Rượu vang – pha trộn tối thiểu dựa trên tổng nồng độ cồn

  • Đề xuất dưới 1 giọt cho mỗi ly
  • Thêm vào ly và khuấy

Bia / Cider – pha trộn tối thiểu dựa trên tổng nồng độ cồn

  • Đề xuất dưới 1 giọt cho mỗi ly
  • Thêm vào ly và khuấy
  • Đối với nấu bia: 125uL mỗi 5 gallon hoặc 1mL mỗi 40 gallon. Thêm vào sau quá trình lên men

HÒA TAN HOÀN TOÀN

MCT – trộn rất tốt cho đến khi đạt tỉ lệ 1:1

Dầu ô liu – trộn rất tốt cho đến khi đạt tỉ lệ 1:1

Dầu Jojoba – trộn rất tốt cho đến khi đạt tỉ lệ 1:1

Dầu hạt gai dầu – trộn rất tốt cho đến khi đạt tỉ lệ 1:1

PG (Propylene Glycol) – Chúng tôi được cho biết tỉ lệ 1 giọt hoặc 275 uL terpene trên mỗi 1mL PG.

 

CHẤT MANG VÀ CHẤT PHA LOÃNG LÀ GÌ?

Điều quan trọng cần lưu ý là trong khi thuật ngữ “chất mang” và “chất pha loãng” có thể được sử dụng thay thế cho nhau trong các cuộc trò chuyện, chúng có ý nghĩa khác nhau rõ ràng.

GIẢI THÍCH ĐƠN GIẢN

Một chất pha loãng là chất được thêm vào một chất hoặc hỗn hợp mạnh để làm loãng nó. Chất pha loãng là phần nhỏ hơn của dung dịch. Mặt khác, chất mang là phần lớn hơn của dung dịch. Một chất mạnh, đậm đặc được thêm vào chất mang để giảm độ mạnh (nồng độ).

Một chất pha loãng sẽ khác hẳn với dầu mang, nhưng cả hai đều sẽ đều LÀM LOÃNG một chất.

Chất mang hoặc chất pha loãng bạn chọn sẽ được xác định dựa trên sản phẩm bạn định làm. Mỗi chất mang và chất pha loãng có đặc điểm riêng của nó, làm cho nó phù hợp với một số sản phẩm nhất định. Cuối cùng, tùy thuộc vào bạn để quyết định cái nào là tốt nhất cho sản phẩm của bạn. Dưới đây chúng tôi đã liệt kê các chất pha loãng và chất mang phổ biến nhất, bao gồm các trường hợp sử dụng được khuyến nghị.

Chất pha loãng: Một chất được kết hợp với một chất khác có thể tích lớn hơn để giảm độ mạnh của chất đó.

Chất mang: Một chất được kết hợp với một chất khác có thể tích nhỏ hơn để giảm độ mạnh của nó. Thuật ngữ chất mang có nguồn gốc từ mục đích của nó là mang các terpene. Một thuật ngữ khác cho chất mang là chất nền.

Terpene được pha loãng bằng cách trộn chúng vào chất mang. Dầu mang phải chiếm từ 90% đến 99%+ của hỗn hợp.

Sản phẩm Chất điều chỉnh độ nhớt chiết xuất (Viscosity Extract Modifier) của TrueTerpenes là một chất pha loãng. Đề xuất sử dụng là 1-3% tổng khối lượng hỗn hợp.

Terpene là một chất pha loãng khi được thêm vào chiết xuất hoặc dầu. Chất pha loãng phải nhỏ hơn 10% của dung dịch. Khi được thêm vào chiết xuất nền hoặc dầu, terpene làm giảm độ nhớt (độ keo) của chất nền và giảm độ mạnh của nó. Terpene cũng mang theo một hương thơm cũng như hương vị hoa và thảo mộc khác biệt.

 

VISCOSITY

(Viscosity là tên một sản phẩm của TrueTerpenes)

Sản phẩm Viscosity Extract Modifier là chất pha loãng được tạo ra từ sự kết hợp của các terpene không mùi với nhau, hầu như không có mùi hương hoặc hương vị. Nó có nguồn gốc từ thực vật và được thiết kế để hóa lỏng các chất chiết xuất ​​THC cô đặc đã trải qua đông hóa (winterization). Viscosity, cùng với tất cả các sản phẩm terpene khác sẽ không hóa lỏng CBD chưng cất hoặc CBD phân lập.

Sử dụng để: giảm độ nhớt của các chất chiết xuất có độ tinh khiết cao để làm cho chúng mềm dẻo hơn

Không sử dụng với: CBD, BHO, rosin, hoặc các dạng chiết xuất chưa được làm winterization.

 

DẦU DỪA

Được thu hoạch từ những trái dừa trưởng thành, dầu dừa là một loại dầu nền phổ biến được sử dụng để làm son dưỡng môi và kem bôi ngoài da. Dầu dừa cũng được dùng như một chất thay thế cho bơ để sử dụng trong các đồ ăn tẩm cần sa. Ở nhiệt độ phòng, dầu dừa là một hỗn hợp dạng kem (paste) đặc. Nó tan chảy và trở nên trong suốt ở nhiệt độ trên 76 độ F (24.4 độ C).

Tốt nhất cho: Đồ ăn tẩm cần sa, kem bôi, thuốc viên nang

Không sử dụng cho: Cartridge

 

MEDIUM-CHAIN TRIGLYCERIDE (MCT)

Được chiết xuất bằng cách chưng cất dầu dừa và dầu cọ, MCT là một loại dầu trong suốt, dạng lỏng ở nhiệt độ phòng. Do tạo cảm giác dễ chịu cho miệng và hương vị nhẹ nhàng, MCT thường được sử dụng làm chất nền cho cồn thuốc.

Tốt nhất cho: Cồn thuốc và đồ ăn tẩm cần sa

Không sử dụng cho: Cartridge

Khi bạn kết hợp terpene với MCT, chúng tôi đề xuất độ pha loãng là 99%

 

DẦU JOJOBA

Dầu Jojoba có nguồn gốc từ cây Phỉ hoang dã và có bản chất gần giống với các loại dầu được sản xuất tự nhiên trên da người. Dầu jojoba dễ dàng được hấp thụ, khả năng dưỡng ẩm cao và không để lại dư lượng dầu. Không nên ăn dầu jojoba vì nó chứa một chất hóa học thực vật (axit gondoic) không thể tiêu hóa được.

Tốt nhất cho: Thuốc bôi & Mỹ phẩm

Không sử dụng cho: Cartridge và đồ ăn

 

DẦU HẠT GAI DẦU

Được chiết xuất từ ​​hạt cây gai dầu, chất mang này được biết đến với một số lợi ích sức khỏe. Dầu hạt gai dầu rất giàu axit béo thiết yếu nên nó là một lựa chọn tuyệt vời cho cồn thuốc và thức ăn.

Tốt nhất cho: Đồ ăn, cồn thuốc và kem bôi

Không sử dụng cho: Cartridge

 

PROPYLENE GLYCOL (PG)

PG là một chất lỏng được sử dụng trong ngành công nghiệp thuốc lá điện tử như một chất mang hương liệu. PG là một phân tử bán cực có nghĩa là nó có thể hòa tan trong cả nước và dầu ở một mức độ nhất định. PG gây tranh cãi như một chất mang vì các chất hóa học giải phóng ra khi nó được làm nóng lên. Bạn nên nói chuyện với chuyên gia y tế của mình trước khi sử dụng PG để mang hoặc pha loãng các chất khác.

Nguồn: Tổng hợp từ trueterpenes.com

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC



    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    10 dieu du khach can biet ve can sa o Thai Lan
    # Cần Sa Y Tế

    10 điều du khách cần biết về cần sa ở Thái Lan

    10 điều du khách cần biết về cần sa ở Thái Lan. Việc trồng cần sa là hợp pháp nhưng phải đăng ký vào ứng dụng “PLOOK GANJA” của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm hoặc thông qua trang web của chính phủ.

    Đọc thêm
    Luat ve luu tru cung cap san xuat va mua ban gai dau va Can sa voi muc dich y te va giai tri theo tung tieu bang o Uc
    # Bài dịch

    Luật về lưu trữ, cung cấp, sản xuất và mua bán gai dầu và cần sa với mục đích y tế và giải trí theo từng tiểu bang ở Úc (cập nhật năm 2023)

    Luật về trồng trọt và sử dụng gai dầu, cần sa trong y tế và giải trí được quy định khác nhau tuỳ khu vực tiểu bang của nước Úc. Sau đây là những thông tin chi tiết về luật đối với cần sa và gai dầu dùng trong y tế và giải trí ở […]

    Đọc thêm
    Phong van bac si Ondrej Slama chuyen khoa ung buou va cham soc giam nhe ve tiem nang su dung can sa y te trong dieu tri ung thu
    # Bài dịch

    Phỏng vấn bác sĩ Ondřej Sláma chuyên khoa ung bướu và chăm sóc giảm nhẹ về tiềm năng sử dụng cần sa y tế trong điều trị ung thư

    Bác sĩ Ondřej Sláma là trưởng khoa cấp cứu chăm sóc giảm nhẹ tại viện ung bướu Masarykov – cơ sở lớn nhất điều trị ung thư tại Cộng hòa Séc. Ông thường sử dụng cần sa trị liệu trong quá trình chăm sóc những bệnh nhân mắc bệnh nan y. Ông là một trong những người tiên phong việc ứng dụng cần sa trong điều trị giảm đau và điều trị ung thư tại Cộng hoà Séc.

    Đọc thêm
    Chat Messenger