Động kinh là một chứng rối loạn thần kinh, trong đó các tế bào thần kinh bị kích thích bất thường dẫn đến phóng điện đột ngột và mất kiểm soát trong não. Nó được đặc trưng bởi các cơn co giật tái phát, là những đợt chuyển động ngắn không tự chủ và đôi khi kèm theo mất nhận thức. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tình trạng này ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới và có tới 10% số người trải qua ít nhất một cơn co giật trong suốt cuộc đời của họ. Một cơn co giật không phải là dấu hiệu của bệnh động kinh, bệnh động kinh được chẩn đoán là có hai hoặc nhiều hơn 2 cơn co giật không rõ nguyên nhân kéo dài hơn 24 giờ hoặc một cơn co giật có khả năng cao xảy ra một cơn khác tiếp theo.
Động kinh có thể đến từ việc não bị tổn thương do chấn thương, sinh non với cân nặng thai kỳ thấp, nhiễm trùng như viêm màng não hoặc viêm não, tiền sử gia đình hay do sử dụng các loại thuốc làm giảm ngưỡng co giật như thuốc chống trầm cảm, opioid, chất kích thích, v.v.
Điều trị động kinh
Điều trị có thể giúp ngăn ngừa cơn co giật tái phát và tối ưu hóa chất lượng cuộc sống. Các giải pháp điều trị bao gồm:
- Sử dụng thuốc chống động kinh (AED)
- Can thiệp ngoại khoa
- Sử dụng các thiết bị, máy móc
Trong khi một số bệnh nhân cần điều trị suốt đời, những bệnh nhân khác có thể khỏi nếu các triệu chứng của bạn được kiểm soát hoàn toàn.
Các loại thuốc phổ biến chứa natri valproate, carbamazepine, phenytoin, lamotrigine và levetiracetam. Loại thuốc phù hợp nhất với bạn sẽ phụ thuộc vào loại động kinh, đặc điểm của bệnh nhân, chi phí thuốc và tình trạng sẵn có. Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống động kinh( AED) dựa trên các tiêu chí đã đề cập.
Tác dụng phụ rất phổ biến khi bắt đầu dùng thuốc chống động kinh. Một số có thể xuất hiện sớm và bạn có thể chịu đựng được sau vài tuần. Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc bao gồm:
- Các vấn đề về đường tiêu hóa (Tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa)
- Phát ban trên da – đây có thể là một tình trạng đe dọa tính mạng và bạn phải liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Rụng tóc
- Buồn ngủ và / hoặc kích động
Đối với những người không kiểm soát được cơn động kinh bằng thuốc chống động kinh AED, các thủ thuật ngoại khoa có thể là một lựa chọn để ngăn chặn các triệu chứng. Trong trường hợp phẫu thuật não không phù hợp với bạn, có một số thủ thuật có thể giúp ích, đó là kích thích dây thần kinh phế vị, kích thích não sâu với một số thiết bị hoặc máy móc y khoa.
CBD giải pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh động kinh
Tình trạng động kinh là một thách thức điều trị với 1/3 số bệnh nhân bị co giật dai dẳng mặc dù ngày càng có nhiều loại thuốc chống động kinh được cấp phép [1]. Trong những năm gần đây, cộng đồng khoa học đã thể hiện sự quan tâm đến CBD vì một số nghiên cứu đã xác nhận hiệu quả của nó trong điều trị co giật động kinh, đặc biệt là ở trẻ em. Trong phần tiếp theo, chúng tôi cung cấp tổng quan về các thử nghiệm lâm sàng nghiên cứu việc sử dụng CBD ở những bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi chứng động kinh.
Các giá trị trị liệu của CBD trong kiểm soát chứng động kinh
FDA đã phê duyệt Epidiolex, thuốc kê đơn chứa CBD tinh khiết, để điều trị động kinh liên quan đến hội chứng Lennox – Gastaut, hội chứng Dravet hoặc chứng Tuberous Sclerosis ở bệnh nhân từ 2 tuổi trở lên
Thông qua nhiều thử nghiệm lâm sàng được thiết kế cực kỳ tin cậy cũng như xem xét cẩn thận quy trình phê duyệt thuốc của FDA, FDA đã kết luận rằng loại thuốc này khá an toàn và hiệu quả đối với chỉ định điều trị bệnh động kinh. Đây là loại thuốc đầu tiên được FDA chấp thuận có chứa các chất có nguồn gốc từ cần sa và nó cũng là loại thuốc đầu tiên được phê duyệt từ hội chứng Dravet ở bệnh nhân động kinh. Hiệu quả của Epidiolex đã được nghiên cứu trong 3 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi và giả dược có đối chứng với 516 bệnh nhân mắc hội chứng Lennox – Gastaut hoặc Dravet. Khi dùng cùng với các loại thuốc khác, Epidiolex được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm tần suất co giật khi so sánh với giả dược. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là rối loạn giấc ngủ, buồn nôn / nôn, mệt mỏi, phát ban ở mức độ nhẹ hoặc trung bình [2].
Một nghiên cứu nhằm điều tra tính hiệu quả và an toàn của điều trị hỗ trợ điều trị co giật liên quan đến hội chứng Lennox Gastaut ở trẻ em và người lớn
Thử nghiệm này bao gồm 171 bệnh nhân từ 2 đến 55 tuổi. Họ sử dụng thuốc chống động kinh bình thường với liều lượng ổn định ít nhất 1 tháng trước khi dùng CBD đường uống. Điểm cuối cùng là tần suất co giật và sự an toàn. Những người tham gia được chia thành 2 nhóm sử dụng CBD với liều 20mg / kg / ngày trong 14 tuần hoặc giả dược. Sau 14 tuần điều trị, tần suất co giật hàng tháng giảm 43,9% so với ban đầu ở nhóm CBD. Khi xem xét đến số bệnh nhân giảm tần suất co giật từ 50% trở lên, tỷ lệ này ở nhóm được điều trị CBD là 44%, trong khi tỷ lệ này ở nhóm giả dược là 24%.
Sử dụng CBD như một cách tiếp cận mới đối với chứng động kinh kháng thuốc trong Bệnh động kinh liên quan đến hội chứng tuberous sclerosis
Bệnh Tuberous Sclerosis là một rối loạn di truyền đặc trưng với 85% bệnh nhân bị động kinh. 18 trong số 56 bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng động kinh kháng điều trị. Liều ban đầu là 5 mg / kg / ngày, sau đó tăng lên đến 50 mg / kg một ngày nếu dung nạp được. Tần suất và phản ứng co giật được ghi lại từ tháng đầu tiên đến tháng thứ 12. Sau 3 tháng, tổng tần suất co giật hàng tuần giảm đáng kể từ 69% xuống 11%. Tỷ lệ đáp ứng với điều trị duy trì ở mức 50% từ tháng đầu tiên đến khi kết thúc nghiên cứu. Các tác giả gợi ý rằng CBD có thể là một lựa chọn điều trị hiệu quả và được dung nạp tốt đối với chứng co giật kháng thuốc [4].
Kết luận
Nhiều nghiên cứu đánh giá tiềm năng của CBD trong hỗ trợ điều trị chứng động kinh đang được tiến hành. Hiện nay, CBD được FDA chấp thuận để điều trị chứng động kinh liên quan đến hội chứng Lennox – Gastaut, hội chứng Dravet hoặc Tuberous Sclerosis. Một số nghiên cứu đã chứng minh CBD cũng có thể có hiệu quả đối với các loại động kinh khác thông qua việc giảm tần suất co giật và các triệu chứng.
Hãy nhớ rằng nếu bạn thử sử dụng CBD cho bệnh động kinh, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ và họ có thể giúp bạn lựa chọn quyết định phù hợp.
Tài liệu tham khảo
- Chen Z, Brodie MJ, Liew D, Kwan P. Treatment outcomes in patients with newly diagnosed epilepsy treated with established and new antiepileptic drugs:a 30-year longitudinal cohort study. JAMA Neurol. (2018) 75:279–86. doi: 10.1001/jamaneurol.2017.3949
- https://www.fda.gov/news-events/press-announcements/fda-approves-first-drug-comprised-active-ingredient-derived-marijuana-treat-rare-severe-forms
- https://clinicaltrials.gov/ct2/show/NCT02224690
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27696387/
Đơn Vị Tài Trợ: