Lần đầu tiên sau 82 năm cần sa bị cấm ở cấp độ quốc tế, Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] đã thông báo rằng, trong năm 2017, họ sẽ tiến hành đánh giá lại về giá trị y tế của cần sa và các dẫn xuất, bởi một Ủy ban gồm các chuyên gia được thành lập riêng cho mục đích này.
Các khuyến cáo của WHO về lợi ích và tác hại của cần sa dựa trên một nghị quyết được thông qua cách đây 82 năm, chắc chắn đã quá lỗi thời. Những phán xét bất công đối với cây cần sa đến từ đâu? Từ Công ước về Ma túy và Thuốc phiện năm 1961, theo các chương trình I và IV, cần sa bị xếp cùng với heroin, mặc dù WHO không có bất kỳ bằng chứng từ bất kỳ nghiên cứu nào. Thật kỳ lạ, dường như không ai “khám phá” nó trong 80 năm qua.
Trong trường hợp việc “xem xét lại” có kết quả tích cực, WHO sẽ tiến hành đánh giá mới, trọn vẹn và chi tiết hơn, được gọi là “đánh giá phê phán” về lợi ích dược liệu của cần sa, từ đó đưa ra khuyến cáo, hoặc tiếp tục hạn chế cần sa, hoặc mở cho các mục đích y tế. Phê duyệt này sẽ được quyết định bằng một cuộc bỏ phiếu của 53 quốc gia bao gồm Ủy ban Ma túy của Liên hợp quốc.
Việc sửa đổi các điều ước của Liên hợp quốc sẽ phải được thực hiện và họ có thể bị các nước bài bác cần sa mạnh mẽ nhất như Nga và Trung Quốc phủ quyết, nhưng đó là một góc độ hoàn toàn khác.
Nếu đánh giá là thuận lợi, tình trạng của cần sa sẽ được bình thường hóa trên phạm vi quốc tế, đặc biệt là về dược lý.
Các bệnh nhân mãn tính hy vọng rằng WHO và LHQ sẽ tận dụng cơ hội này để có một tác động lớn đến sức khoẻ của hàng triệu người bệnh đang tuyệt vọng trên toàn thế giới.
Khuyến nghị phân loại lại cần sa cho thấy rằng, đã có sự xem xét tình trạng của hàng triệu bệnh nhân đã sử dụng nó.
Nguồn: sensiseeds
Dịch giả: Liên Hương
Xem thêm: Câu chuyện cần sa y tế điều trị bệnh ung thư
Xem thêm: Góc nhìn mới về cannabis tại Việt Nam – HempToday Podcast
Đơn Vị Tài Trợ: