Y học Cổ Truyền Trung Hoa: Cần sa đã được sử dụng qua nhiều thế kỷ

Y học Cổ Truyền Trung Hoa Cần sa đã được sử dụng qua nhiều thế kỷ

Y học cổ truyền Trung Quốc đã có nhiều phương pháp dựa trên một khái niệm truyền thống 5.000 năm. Cách chữa bệnh này gồm các dạng thảo mộc, mát xa (tui na), tập thể dục (tai chi), liệu pháp dinh dưỡng và châm cứu. Nhiều người đã quen thuộc với công dụng của châm cứu, nhưng phần lớn vẫn chưa quen với sự liên hệ của nó với cần sa. Nghiên cứu đã xác nhận rằng châm cứu tác động cộng hưởng cùng với hệ thống Endocannabinoid. Cũng không có gì khó hiểu nếu bạn đang trị đau/viêm bằng cần sa, thêm châm cứu vào có thể làm dịu đi cơn đau.

Cần sa có một lịch sử lâu đời trong Y học Trung Hoa cổ truyền. Cần sa là một trong 50 thảo mộc “cơ bản” của YHTHCT, được kê đơn cho nhiều triệu chứng khác nhau. Cần sa, đọc là má, trong tiếng Hoa nghĩa là “gai dầu; cần sa; tê liệt”, và được vua Thần Nông, một nhà dược học sử dụng.

Năm 2737 trước Công nguyên, ông đã viết sách về các phương pháp trị bệnh, cuốn sách đầu tiên có nhắc đến công dụng y tế của cần sa. Thần Nông có liên quan đến sự thất bại của Saman giáo và ông đã nghiên cứu những đặc tính của cây trồng Trung Quốc, ông thường thử nghiệm trên chính mình. Theo báo cáo, cơ thể ông đã chuyển sang màu xanh lá và tử vong một ngày sau khi bị nhiễm một chất độc tự quản. Thần Nông khuyên dùng một loại thần dược gai dầu, hình như là một loại trà hoa lá, và ông thường chấp nhận được trả công bằng gai dầu. Vào năm thứ nhất Công nguyên, cuốn sách “Pen Ts’ao Ching” (Thảo mộc Thần nông) được biên soạn, dựa trên những truyền thống của thời Thần Nông và được biết là dược thư lâu đời nhất, một cuốn sách tham khảo về thảo mộc. Trong đó, cần sa được khuyến cáo để trị hơn 100 bệnh, gồm có bệnh gút, thấp khớp, sốt rét và đãng trí. Nhiều thế kỷ sau, một văn bản y tế Trung Quốc mô tả việc sử dụng cần sa để trị nôn mửa, nhiễm ký sinh trùng và xuất huyết.

Hoa Đà sinh ra rất lâu sau đó (140-208 AD), tuy nhiên ông được công nhận là người đầu tiên dùng cần sa để gây mê. Trong tiếng Hoa, thuật ngữ gây mê cũng cấu thành từ những ký tự mang nghĩa gai dầu, sau đó là những ký tự mang nghĩa nhiễm độc. Hoa Đà đã sấy khô và nghiền cây gai dầu thành bột, trộn với rượu để kiểm soát bên trong lẫn bên ngoài. Hoa Đà đã giải phẫu loại bỏ các mô bệnh bằng tính năng gây mê, kiểm soát từng khu và toàn bộ cơ thể bằng rượu cần sa và châm cứu để kiểm soát cơn đau. Hoa Đà có thể đã dùng những chủng gai dầu Ấn Độ có hàm lượng CBD cao.

Thật là một sự kết hợp thú vị — liệu pháp cannabinoid và châm cứu để giảm đau. Hãy xem xét kỹ hơn.
Châm cứu được sử dụng cho những cơn đau cấp tính và mãn tính, nhưng cơ chế tác dụng của nó vẫn chưa được hiểu rõ. Châm cứu là đâm kim vào cấu trúc bề mặt của cơ thể, gồm có da, mô và cơ dưới da, thường nằm ở những điểm châm cứu, và những thao tác khác với cây kim. Thao tác này nhằm để lưu thông dòng khí – năng lượng sống của cơ thể. Những người hành nghề y Trung Hoa tin rằng sự trì trệ và thiếu vận động của năng lượng này mang đến cơn đau và rối loạn chức năng. Theo YHTHCT, châm cứu nhằm để tạo thuận lợi cho dòng khí di chuyển trong con đường năng lượng của cơ thể.

Châm cứu thường đi kèm với ngải cứu – một thảo mộc ngải cứu được đốt và hơ gần da hoặc cuộn thành một điếu xì gà như một nguồn nhiệt tập trung.

Chữ Châm cứu trong tiếng Hoa nghĩa là “Châm cứu bằng ngải”. Liệu pháp ngải cứu được giảng dạy trong chương trình cấp bằng YHTHCT nhưng nhiều học viên nghĩ rằng nó không thực tế để áp dụng trong phòng khám.

Nhiều học giả đã đọc và diễn dịch các văn bản cổ cho rằng loại thảo mộc dùng trong điếu xì gà không phải là ngải cứu, mà là cần sa, và lớp ngải cứu đó chỉ dùng để gói điếu xì gà. Ngày nay, lớp ngoài và ruột bên trong điếu xì gà chỉ là ngải cứu. Có lẽ các thầy thuốc Trung Quốc đã hun khói bệnh nhân của mình, vài người tin rằng khói đó có đặc tính chữa bệnh và nó kích thích làn da bằng nhiệt độ. Quá trình xông khói này diễn ra trước khi dùng cây kim để tạo thuận lợi cho dòng khí.

Châm cứu và ngải cứu đã phổ biến ở Trung Quốc và là một phần của một phương pháp có hệ thống. Ở phương Tây, mới đầu người ta nghĩ rằng nó phụ thuộc vào những điểm châm cứu tưởng tượng và kinh tuyến giả thuyết. Vào đầu năm 1972, chuyến thăm của Tổng thống Nixon đến Trung Quốc đã thúc đẩy một phương pháp khoa học để giải thích những đặc tính giảm đau của châm cứu. Trong những năm 1970, nghiên cứu cho thấy những tác dụng giảm đau của châm cứu là trung gian của opioid nội sinh. Chỉ riêng hệ thống opioid chứa đến khoảng 30 hợp chất opioid. Về mặt sinh học, những hợp chất phóng thích nhanh này là câu trả lời liên quan đến chứng viêm và đau. Hơn nữa, sự viêm và đau làm tăng sự tổng hợp các thụ thể opioid theo thời gian, làm giảm hiệu quả.

Nghiên cứu đã chứng minh: Châm cứu kết hợp một dòng điện nhỏ (ảnh hưởng đến việc giải phóng một hoặc nhiều endorphin) với một số đặc trưng khác.

Các nghiên cứu đã tập trung vào sinh lý học cannabinoid nội sinh. Endo-cannabinoid là những hợp chất nằm trong cơ thể có cấu trúc hình học tương tự như các cannabinoid, hay hợp chất thực vật THC và CBD. Ít nhất đã tìm thấy 5 endocannabinoid, gồm có anandamide, palmitoylethanolamide và 2-arachidonglycerol. Hơn 60 cannabinoid trong cây cần sa đều trực thuộc hệt thống Endocannabinoid. Những thụ thể cannabinoid được nghiên cứu nhiều nhất là thụ thể cannabinoid CB1 và CB2. Có một mối liên hệ giữa edogenous opiates (opiates nội sinh) và cannabinoid nội sinh. Những tín hiệu hóa học và các thụ thể liên kết này, cùng với cơ quan thụ cảm TRPV1, có thể là cách cannabinoid làm tăng sản lượng opiates và ngược lại.

Sự châm cứu ảnh hưởng đến hệ thống opioid và cannabinoid bằng cách giải phóng các phối tử thụ thể nội sinh (endogenous receptor ligands). Giống như các nghiên cứu từ những năm 1970 cho thấy sự sản xuất opiate gia tăng. Một nghiên cứu năm 2009 (sử dụng điện châm cứu để giảm đau các mô da bị viêm) đã tìm thấy một sự gia tăng liên quan đến mức anandamide (endocannabinoid) trên vùng da được điều trị.

Năm 2011, các nhà nghiên cứu Châu Âu kết luận rằng “Các kết quả cho thấy điện châm cứu làm giảm đau viêm và các cytokine gây viêm trên mô da bị viêm thông qua kích hoạt những thụ thể CB2.” Cytokine được hiểu là các sứ giả nội bào, hoặc cách mà các tế bào liên lạc với nhau. Với điện châm cứu, chúng giải phóng những opioid nội sinh, tăng endocannabinoid và tăng hoạt tính của thụ thể cannabinoid.

Trung Hoa cổ đại là một nền văn minh nông nghiệp quan sát những mô hình trong tự nhiên, họ cố gắng tìm cách sống hòa hợp với trái đất. Triết lý và phương pháp trị liệu của người Hoa là chiết trung, đã được thử nghiệm theo thời gian bởi những người như Thần Nông. Trước thời khoa học hiện đại, những điều người Hoa đã khám phá về giải phẫu và sinh lý học thật đáng kinh ngạc.

Tác giả: Tiến sĩ Scott D. Rose là một nhà thiên nhiên liệu pháp có một phòng khám tư ở Kirkland, Washington 

Nguồn: The Northwest Leaf

Dịch Giả: QM

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC



    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    10 dieu du khach can biet ve can sa o Thai Lan
    # Cần Sa Y Tế

    10 điều du khách cần biết về cần sa ở Thái Lan

    10 điều du khách cần biết về cần sa ở Thái Lan. Việc trồng cần sa là hợp pháp nhưng phải đăng ký vào ứng dụng “PLOOK GANJA” của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm hoặc thông qua trang web của chính phủ.

    Đọc thêm
    Luat ve luu tru cung cap san xuat va mua ban gai dau va Can sa voi muc dich y te va giai tri theo tung tieu bang o Uc
    # Bài dịch

    Luật về lưu trữ, cung cấp, sản xuất và mua bán gai dầu và cần sa với mục đích y tế và giải trí theo từng tiểu bang ở Úc (cập nhật năm 2023)

    Luật về trồng trọt và sử dụng gai dầu, cần sa trong y tế và giải trí được quy định khác nhau tuỳ khu vực tiểu bang của nước Úc. Sau đây là những thông tin chi tiết về luật đối với cần sa và gai dầu dùng trong y tế và giải trí ở […]

    Đọc thêm
    Phong van bac si Ondrej Slama chuyen khoa ung buou va cham soc giam nhe ve tiem nang su dung can sa y te trong dieu tri ung thu
    # Bài dịch

    Phỏng vấn bác sĩ Ondřej Sláma chuyên khoa ung bướu và chăm sóc giảm nhẹ về tiềm năng sử dụng cần sa y tế trong điều trị ung thư

    Bác sĩ Ondřej Sláma là trưởng khoa cấp cứu chăm sóc giảm nhẹ tại viện ung bướu Masarykov – cơ sở lớn nhất điều trị ung thư tại Cộng hòa Séc. Ông thường sử dụng cần sa trị liệu trong quá trình chăm sóc những bệnh nhân mắc bệnh nan y. Ông là một trong những người tiên phong việc ứng dụng cần sa trong điều trị giảm đau và điều trị ung thư tại Cộng hoà Séc.

    Đọc thêm
    Chat Messenger