25.000 người được tuyển dụng cho một nghiên cứu cần sa của Đức

Quyết định hợp pháp hóa cần sa y tế hồi tháng 3 của nước Đức đã khiến cho ngành công nghiệp này trở nên rất sôi động. Có nhiều lý do lý giải cho sự sôi động này.

Thứ nhất, Đức là nước lớn nhất ở châu Âu. Thứ hai, cần sa y tế sẽ được bảo hiểm thanh toán, điều này sẽ có một tác động đáng kể đến sự lựa chọn điều trị của bệnh nhân. Và thứ ba, Đức chỉ cho phép việc nhập khẩu –  nghĩa là các bạn không thể trồng cần sa trên đất nước này.

Đạo luật mới cũng cho phép chính phủ thu thập dữ liệu và tiến hành nghiên cứu về những công dụng điều trị của cần sa.

25-000-nguoi-duoc-tuyen-dung-cho-mot-nghien-cuu-can-sa-cua-duc

Nhóm nghiên cứu xin cấp phép để phân tích 25.000 người dùng giải trí

Tuần trước, một nhóm nghiên cứu về những tác động của cần sa lên não bộ đã nộp đơn đăng ký lên Viện Dược phẩm và Thiết bị Y khoa Liên bang Đức (BfArM). Nhóm này có tên gọi là Sáng kiến ​​Nghiên cứu về Sử dụng Cần sa, có thể sẽ tuyển dụng 25.000 người sử dụng cần sa giải trí để hiểu rõ hơn về tác động sau một vài năm của việc sử dụng cần sa lên não người.

Công ty nghiên cứu được thành lập bởi một luật sư đến từ Berlin và một giáo sư tâm lý học lâm sàng của Trường Y khoa Hamburg. Nghiên cứu này sẽ phân tích những hệ quả của cần sa đối với người tiêu dùng trưởng thành khỏe mạnh về tâm lý.

Hơn 2.000 người đã đăng ký tham gia nghiên cứu trong 10 tuần đầu tiên của cuộc tuyển dụng. Những người tham gia phải lớn hơn 18 tuổi, không phải là người sử dụng cần sa lần đầu, và không phải là người đang có tiềm năng nghiện chất hoặc mắc các chứng rối loạn tâm thần.

Nghiên cứu sẽ cần đến 750.000 gram cần sa một tháng

Nếu nghiên cứu được chấp thuận để đưa vào thực hiện, 25.000 người tham gia sẽ được mua 750.000 gram cần sa y tế từ một hiệu thuốc mỗi tháng. Sự chấp thuận này sẽ đem lại một cơ hội rất lớn cho những công ty đang khai thác thị trường cần sa y tế của Đức bởi đất nước này chỉ cho phép việc nhập khẩu cần sa.

Vào tháng 11 năm 2016, nhà sản xuất cần sa y tế lớn nhất của Canada là Công ty Canopy Growth Corp. (WEED.TO: TSX) (TWMJF) đã mua lại MedCann – một nhà phân phối dược phẩm của Đức được phép nhập khẩu, sản xuất và phân phối các sản phẩm cần sa y tế. MedCann đã đặt các giống cần sa có nhãn hiệu Tweed ở các hiệu thuốc Đức.

Một nhà sản xuất cần sa có giấy phép khác của Canada là Tập đoàn Cronos (MJN.V: TSX Venture) (PRMCF) cũng đã tập trung vào thị trường cần sa y tế ở Đức và đã phân phối cần sa trong nước kể từ tháng 10. Công ty con Peace Naturals Project của tập đoàn đang tập trung vào cơ hội này.

Nguồn: technical420

Dịch giả: DMT

Xem thêm: Câu chuyện cần sa y tế điều trị bệnh ung thư

Xem thêm: Góc nhìn mới về cannabis tại Việt Nam – HempToday Podcast

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC


    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    Hon mot phan ba chu vat nuoi o Dan Mach cho cho cua ho dung CBD
    # News / Tin tức

    Hơn 1/3 chủ vật nuôi ở Đan Mạch cho chó của họ dùng CBD

    Trong một nghiên cứu mới, 38% người nuôi chó được khảo sát ở Đan Mạch cho biết đã cho chó con uống cannabinoids, với 77% cho biết ít nhất có một số ‘tác dụng tích cực’.

    Đọc thêm
    Can sa y te la phuong phap dieu tri thay doi cuoc song cho nhung nguoi mac hoi chung Tourette
    # News / Tin tức

    Cần sa y tế là “phương pháp điều trị thay đổi cuộc sống” cho những người mắc hội chứng Tourette

    Nghiên cứu xác nhận rằng sự kết hợp giữa THC và CBD giúp giảm tới 50% chứng giật cơ. Những phát hiện này – cho thấy sự giảm đáng kể về mặt lâm sàng – được công bố trên tạp chí Tạp chí Y học New England: Bằng chứng.

    Đọc thêm
    NASDA da tai khang dinh su ung ho cua ho de nang gioi han THC doi voi cay gai dau len 10
    # News / Tin tức

    NASDA tiếp tục hỗ trợ tăng giới hạn THC 1,0% cho cây gai dầu

    NASDA đã tái khẳng định sự ủng hộ của họ để nâng giới hạn THC đối với cây gai dầu lên 1,0%. Ngành công nghiệp cần sa của Hoa Kỳ (US) đã phải đối mặt với những thách thức liên quan đến giới hạn tetrahydrocannabinol (THC) được đặt ra từ Dự luật Nông trại năm 2014 và sau đó vẫn được duy trì trong Dự luật Nông trại năm 2018 [1].

    Đọc thêm
    Chat Messenger