Canada gần đây đã hoàn thành một nghiên cứu về những lợi ích của cần sa y tế và thấy rằng loại thảo dược này không những có hiệu quả trong việc kiểm soát cơn đau mà còn giúp chúng ta vượt qua sự nghiện chất và các tệ nạn có hại hơn thế.
Nghiên cứu được công bố trên International Journal of Drug Policy (Tạp chí Chính sách Ma túy Quốc tế), đã cho thấy việc sử dụng cần sa có thể làm giảm sự phụ thuộc của người dùng vào thuốc lá, rượu, và cả thuốc giảm đau trong một số trường hợp.
Các nhà nghiên cứu cho biết nghiên cứu này là cuộc khảo sát toàn diện đầu tiên về các bệnh nhân tham gia vào chương trình MMJ của Canada.
Cuộc nghiên cứu có 271 người tham gia, được xem là một trong những nghiên cứu quan trọng đầu tiên đã tìm ra và phân tích mối liên hệ giữa cần sa và nghiện chất.
Kết quả được ghi lại như sau: “Nghiên cứu này lần đầu tiên đã chỉ rõ các loại thuốc kê đơn mà cần sa có thể thay thế, đồng thời xếp khả năng này của cần sa vào các hạng mục chẩn đoán cụ thể”.
Ngoài việc xác nhận cần sa có thể giúp loại bỏ các loại thuốc nguy hiểm và gây nghiện, nghiên cứu còn khẳng định rằng cần sa không phải là một loại ma túy “cửa ngõ” (gateway drug – hàm ý cần sa là một chất trung gian, sẽ dẫn người sử dụng đến với các loại ma túy nặng và nguy hiểm như heroin và ma túy đá…), vốn là chủ đề tranh luận trong nhiều năm qua và thường được các nhà chính trị đưa ra như một cái cớ để chống lại việc hợp pháp hoá cần sa.
Theo nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Philippe Lucas thuộc Đại học Victoria và Zach Walsh thuộc Đại học British Columbia, “Cần sa là một cách điều trị hiệu quả cho nhiều loại bệnh tật khác nhau, trong đó đáng chú ý nhất là khả năng điều trị chứng đau và các vấn đề về sức khoẻ tâm thần của loại thảo dược này”.
Những người tham gia nghiên cứu được yêu cầu hoàn thành một cuộc khảo sát trực tuyến bao gồm “107 câu hỏi về nhân khẩu học, các mô hình sử dụng và hiệu ứng thay thế các loại thuốc khác của cần sa”.
Trong nghiên cứu này, 63% đã sử dụng cần sa thay vì thuốc kê đơn. Và trong số những người này, 30% cho biết họ đã sử dụng cần sa thay vì các loại thuốc thuộc nhóm opioid.
Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng 16 % bệnh nhân đã sử dụng cần sa thay thế cho các thuốc benzodiazepines để điều trị lo lắng và mất ngủ; 12% thấy thích/muốn sử dụng cần sa hơn các loại thuốc chống trầm cảm để điều trị chứng rối loạn này.
Đối với các tình huống xã hội, 25% báo cáo rằng họ đã sử dụng cần sa thay thế cho rượu, và 12% đã sử dụng cần sa để thay thế các sản phẩm thuốc lá của họ.
Theo quan điểm của Culture Magazine (Tạp chí Văn hoá), có lẽ phần gây bận tâm nhất của nghiên cứu là 42% trong số những người được khảo sát đã phải tìm kiếm cần sa thông qua các nguồn bất hợp pháp hoặc không được các cơ quan chức năng quản lý.
Theo kết luận trong phần tóm lược của nghiên cứu, “những phát hiện cho thấy một số bệnh nhân được cấp phép phải mua cần sa từ các nguồn không được kiểm soát, và việc một phần đáng kể các bệnh nhân đã phải trả giá cao cho các khuyến cáo về cần sa trong y tế này đã chỉ rõ những thách thức về chính sách đang diễn ra đối với chương trình liên bang này”.
Như chúng ta đã thấy ở Hoa Kỳ, việc duy trì cần sa y tế trong tình trạng bất hợp pháp không chỉ tạo ra một viễn cảnh không an toàn cho những bệnh nhân vốn rõ ràng có thể hưởng lợi từ loại thảo dược này, mà còn dẫn đến sự thất thoát doanh thu rất lớn. Đó là chưa kể đến các vấn đề về y tế, hành pháp và những chi phí xã hội bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng opioid đang đặt ra cho đất nước này.
Hy vọng rằng các nhà lập pháp và các cử tri của chúng ta sẽ bắt đầu lưu ý đến những kết quả nghiên cứu công tâm và xác tín của giới khoa học về cần sa – loài cây đã và đang đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích y tế.
Nguồn: hightimes
Dịch giả: DMT
Xem thêm: Câu chuyện cần sa y tế điều trị bệnh ung thư
Xem thêm: Góc nhìn mới về cannabis tại Việt Nam – HempToday Podcast
Đơn Vị Tài Trợ: