Góc nhìn của Phật tử về cần sa

Cộng đồng những người ủng hộ cần sa đã khám phá ra họ có một đồng minh mới khi gần đây Đức Đạt Lai Lạt Ma công khai bày tỏ sự ủng hộ của ngài đối với việc sử dụng cần sa y tế. Nhưng quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma về cần sa y tế có đi ngược lại với lập trường truyền thống của giới Phật tử? Hay phải chăng nhìn chung các Phật tử cũng ủng hộ cần sa y tế?

Cuộc tranh luận dựa trên nền tảng Ngũ giới của Phật giáo: tránh xa sát sinh, tránh xa trộm cắp, tránh xa sự tà dâm, tránh xa sự nói dối, và tránh xa các chất kích thích.

Giới luật cuối cùng chính là điểm khúc mắc cho các bên khi đề cập đến vấn đề cần sa y tế.

Là một giảng sư tại Thiền viện West End thành phố Mississauga thuộc tỉnh bang Ontario, Tiến sĩ Phật học/Đại đức Bhante Saranapala quả quyết rằng giới thứ năm ngăn cấm cần sa dưới mọi hình thức.

“Năm giới luật là những nguyên tắc đạo đức, và một trong giới luật đó là tránh xa các chất kích thích. Nếu một chất nào gây buông lung (lơ đãng, mất khả năng chú ý), hoặc gây mất ý thức, bạn phải tránh xa, dù bạn có nghĩ rằng nó tốt đi chăng nữa.” Ngài nói. “Nó làm biến đổi bản chất tinh khiết của tâm.”

goc-nhin-cua-phat-tu-ve-can-sa

Ngài nói thêm rằng luôn tồn tại khả năng khiến “bạn có thể sẽ không hiểu nổi mình đang làm gì hay đang nói gì (dưới tác động của chất kích thích). Chính vì lẽ đó mà giới luật này là không thể bàn cãi.”

Theo một bài báo trên trang Beliefnet.com thì về mặt lịch sử, hiếm có những tài liệu tham khảo trong Phật giáo liên quan đến việc sử dụng cần sa làm thảo dược.

Tuy nhiên, Trung tâm Hỗ trợ Bệnh nhân San Francisco ghi nhận có những Phật tử đã sử dụng cần sa song song với các hoạt động hành thiền “như một phương tiện để tâm bất động và đi vào một trạng thái tĩnh lặng sâu sắc, hay còn gọi là Định (Samadhi.)” Họ bổ sung: “Nhiều tư liệu tâm linh khác nhau, trong đó có bộ kinh Mật tông Tara, liệt kê cần sa như một phụ tá [nguyên văn] quan trọng để thiền định và tu tập tâm linh.”
Một nguồn tin cho rằng bản thân Đức Phật đã tin rằng cần sa có thể chữa bệnh thấp khớp.

Brian Ruhe đến từ Cộng đồng Phật giáo Nguyên Thủy ở Vancouver đồng tình với Đức Đạt Lai Lạt Ma về vấn đề này.

goc-nhin-cua-phat-tu-ve-can-sa
Brian Ruhe thuộc cộng đồng Phật giáo Nguyên thủy Vancouver

 

“Tôi cũng ủng hộ [cần sa y tế]. Để lý giải điều này, tôi muốn nói rằng ý tưởng của cần sa y tế là giúp giảm sự đau khổ, và giảm bớt sự đau khổ là một điều tốt lành. Trong trường hợp này, đó là một cách sử dụng khôn ngoan và phù hợp với hoàn cảnh.” Ông nói thêm.

Ruhe là một phật tử đã tu tập 22 năm và đã xuất gia trong thời gian 7 tháng tại Thái Lan vào năm 1996.

“Cần sa y tế hoàn toàn ổn, bởi vì đạo Phật là một con đường của trí tuệ, nhận thức và từ bi, chứ không chỉ là tuân theo các quy tắc.” ông khẳng định.

“Đức Phật đã nói rằng những lời dạy của ngài không hề mất đi tính nhất quán nội tại chỉ vì đôi khi ngài có thể nói với người này một điều và nói với người kia một điều khác. Đây là một ví dụ cho lời ngài.”

Ruhe, cũng là tác giả của hai cuốn sách về thiền và là một giáo viên của các khóa học đại học về triết lý Phật giáo và thiền định, nhấn mạnh rằng khía cạnh y tế chính là điểm mấu chốt. “Các bạn nên tránh những hình thức giải trí bằng cần sa, để tránh những tư tưởng lầm lạc.”

Sean Hillman là một Phật tử và là nghiên cứu sinh Khoa Tôn giáo, Đạo Đức Sinh Học và Nam Á thuộc Đại học Toronto. Ông cho rằng trong nhiều vấn đề, “rất khó để áp đặt một lập trường để tất cả mọi người tuân theo.”

Do vậy, “ai chọn đưa vào cơ thể họ thứ gì là chuyện riêng của họ, điều đó không chịu sự giám sát về mặt tôn giáo của Phật giáo,” Hillman nhận định.

Ông đã trải qua 13 năm xuất gia, được thụ phong bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nghiên cứu của ông nằm giữa nghiên cứu tôn giáo và nhân chủng học y tế, với một sự quan tâm sâu sắc về mối tương tác giữa tôn giáo và những quyết định phút cuối đời.

“Đơn giản thôi, khi cơn đau đang hiện hữu được giải quyết mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào về mặt tác động tâm thần, như vậy nghĩa là loại thuốc đã được sử dụng đúng đắn và việc kiểm soát cơn đau đã đem lại hiệu quả,” ông nói.

“Quả là những thách thức để tìm ra được liều lượng và cách thức đưa thuốc vào cơ thể phù hợp nhất. Nếu cơn đau quá mức chịu đựng, thì nó vẫn chưa thể được kiểm soát tốt. Tăng liều lượng ngưỡng có thể dẫn đến những tác dụng phụ như buồn ngủ và thậm chí suy hô hấp.  Tôi muốn đặt câu hỏi rằng liệu chúng ta có thể điều trị bệnh tật bằng cách này mà không có tác dụng phụ được không.”

Do đó, thách thức thực sự có thể không nằm ở thành phần hóa học của cần sa. Các dụng phụ khó xử lý mới chính là “những chướng ngại trên những đạo lộ không đồng nhất của các Phật tử,” theo câu từ của Hillman.

Tỷ kheo Ajahn Punnadhammo, xuất gia tại Thái Lan vào năm 1992, là trụ trì Lâm thiền Ẩn Xá Tiễn Giang-Arrow River Forest Hermitage ở Vịnh Thunder, vùng Ontario. Ngài nói rằng hầu hết các Phật tử nhận thấy cần sa y tế có thể chấp nhận được, bởi vì việc sử dụng các loại opiate làm thuốc giảm đau đối với những bệnh tật và chấn thương nghiêm trọng đã diễn ra trong nhiều thập kỷ qua và các Phật tử cũng không hề phản đối loại thuốc đó.

“Nhận thấy rằng những hợp chất này dễ gây lạm dụng, hầu như mọi Phật tử đều sẽ chấp nhận việc sử dụng chúng vì những mục đích y tế nhưng luôn giữ một tâm thế thận trọng.” Punnadhammo nói thêm.

Nguồn: medireview

Dịch giả: Sadie Pices  

Xem thêm: Câu chuyện cần sa y tế điều trị bệnh ung thư

Xem thêm: Góc nhìn mới về cannabis tại Việt Nam – HempToday Podcast

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC


    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    10 dieu du khach can biet ve can sa o Thai Lan
    # Cần Sa Y Tế

    10 điều du khách cần biết về cần sa ở Thái Lan

    10 điều du khách cần biết về cần sa ở Thái Lan. Việc trồng cần sa là hợp pháp nhưng phải đăng ký vào ứng dụng “PLOOK GANJA” của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm hoặc thông qua trang web của chính phủ.

    Đọc thêm
    Luat ve luu tru cung cap san xuat va mua ban gai dau va Can sa voi muc dich y te va giai tri theo tung tieu bang o Uc
    # Bài dịch

    Luật về lưu trữ, cung cấp, sản xuất và mua bán gai dầu và cần sa với mục đích y tế và giải trí theo từng tiểu bang ở Úc (cập nhật năm 2023)

    Luật về trồng trọt và sử dụng gai dầu, cần sa trong y tế và giải trí được quy định khác nhau tuỳ khu vực tiểu bang của nước Úc. Sau đây là những thông tin chi tiết về luật đối với cần sa và gai dầu dùng trong y tế và giải trí ở […]

    Đọc thêm
    Phong van bac si Ondrej Slama chuyen khoa ung buou va cham soc giam nhe ve tiem nang su dung can sa y te trong dieu tri ung thu
    # Bài dịch

    Phỏng vấn bác sĩ Ondřej Sláma chuyên khoa ung bướu và chăm sóc giảm nhẹ về tiềm năng sử dụng cần sa y tế trong điều trị ung thư

    Bác sĩ Ondřej Sláma là trưởng khoa cấp cứu chăm sóc giảm nhẹ tại viện ung bướu Masarykov – cơ sở lớn nhất điều trị ung thư tại Cộng hòa Séc. Ông thường sử dụng cần sa trị liệu trong quá trình chăm sóc những bệnh nhân mắc bệnh nan y. Ông là một trong những người tiên phong việc ứng dụng cần sa trong điều trị giảm đau và điều trị ung thư tại Cộng hoà Séc.

    Đọc thêm
    Chat Messenger