“Giả như ngày nay cây cần sa mới được phát hiện tại rừng nhiệt đới Amazon, hẳn rằng người ta sẽ hối hả tận dụng hết mức có thể mọi lợi ích tiềm năng của loài thực vật này. Không may thay, suốt trong một lịch sử lâu dài tồn tại của nó, cần sa đã luôn là một loài thực vật bị ngược đãi.” ~ Tiến sĩ Donald Abrams, Trưởng khoa Ung bướu Huyết học tại Bệnh viện Đa khoa San Francisco.
Theo ước tính của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, hàng năm có khoảng 106.000 người Mỹ tử vong do các loại thuốc kê đơn. Đáng kinh hoàng hơn nữa, các sai sót y khoa vốn có thể ngăn ngừa cũng gây ra 400.000 ca tử vong mỗi năm tại Hoa Kỳ, và đây cũng chính là nguyên nhân xếp thứ ba gây nên những ca tử vong. “Điều đó không khác gì chuyện mỗi năm có 2.000 máy bay phản lực thương mại cất cánh dù biết rằng chúng không có đủ nhiên liệu để hoàn thành chuyến hành trình,” Tiến sĩ y khoa Peter Edelstein nhấn mạnh. “Liệu bạn có để cho vợ/chồng của mình lên một trong những chiếc máy bay đó hay không? Hay cho phép một người bạn, hay dù chỉ một người lạ?”
Câu hỏi rất hay. Ngày càng có nhiều người phương Tây tìm kiếm những phương pháp điều trị hoạt động hài hoà với cơ thể, thay vì chống lại nó – nói cách khác, họ đang dần rời xa các cơ sở y tế cùng tất thảy những rủi ro, sai sót và những dược phẩm gắn liền với chúng. Một ví dụ minh họa rõ nét cho vấn đề này chính là cần sa, đặc biệt là ở dạng nguyên sơ, chưa qua chế biến của nó.
Một lịch sử phong phú về cần sa
Cần sa là một trong những cây mà nhắc tới nó, nhiều người sẽ nhớ đến hình ảnh dân hippi đờ đẫn do sử dụng chất và những cuộc bố ráp của Cơ quan phòng chống ma túy Hoa Kỳ (DEA). Tuy nhiên thực tế vốn không phải luôn là như thế.
“Người Trung Quốc cổ đại biết đến những hiệu ứng giảm đau và thay đổi tâm trạng của cần sa, tuy nhiên cần sa đã không được sử dụng rộng rãi vì các đặc tính tác động đến thần kinh của nó; thay vào đó loài thực vật này được trồng (với tên gọi gai dầu) để sản xuất dây thừng và vải. Tương tự, người La mã và Hy Lạp cổ đã dùng cây gai dầu để làm dây thừng và buồm. Tuy nhiên, ở một số nơi khác thì các đặc tính gây tác động tâm lý của cần sa đã trở nên rất được chú trọng. Ví dụ ở Ấn Độ, loài cây này đã được đưa vào các nghi lễ tôn giáo. Trong thời Trung Cổ, cần sa đã được sử dụng phổ biến ở các xứ Ả Rập; tại Iraq vào thế kỷ 15, cần sa được sử dụng để điều trị chứng động kinh; tại Ai Cập, cần sa được tiêu thụ chủ yếu như một chất gây say. Sau khi Napoleon chiếm đóng Ai Cập, người châu Âu cũng bắt đầu sử dụng cần sa vì mục đích này. Trong thời kỳ buôn bán nô lệ, cần sa đã được vận chuyển từ Châu Phi đến Mexico, vùng Caribe và Nam Mỹ. Nối tiếp tại Hoa Kỳ, cần sa chỉ mới hiện diện từ một quãng thời gian tương đối gần đây. Trong nửa sau của thế kỷ 19 và những năm đầu thế kỷ 20, cần sa được buôn bán tự do (không cần phải kê đơn) để điều trị một loạt bệnh tật, bao gồm chứng đau nửa đầu và các dạng viêm loét”, Roger A. Nicoll và Bradley N. Alger nhắc lại những thông tin này cho chúng ta trong Tạp chí Scientific American.
Ngay cả Thomas Jefferson, một trong những người lập quốc của Hoa Kỳ, cũng từng tuyên bố: “Gai dầu là một trong những yếu tố tiên quyết để có được sự thịnh vượng và bảo vệ cho đất nước.”
Vậy chuyện gì đã xảy ra?
Năm 1937, Quốc hội Hoa Kỳ đã đưa ra quyết định – đối nghịch với các khuyến nghị từ phía Hiệp hội Y khoa – thông qua Đạo luật Thuế Cần sa. Về cơ bản, luật cấm việc sử dụng cần sa bằng cách làm cho nó trở nên quá đắt đỏ và khó đảm bảo an toàn giao dịch hay sở hữu. Kể từ đó, nó đã dần trượt dốc. Tình hình này đã diễn ra cho đến vài năm gần đây khi mà phong trào hợp pháp hóa cần sa đã bùng nổ ở Hoa Kỳ, cả vì những tác dụng giải trí lẫn y tế của nó. Tại đây, trong những mục đích của mình, chúng tôi sẽ xét đến các lợi ích về sức khoẻ của cây này – những lợi ích quả thật rất ấn tượng.
Một loại rau thiết yếu
“Cần sa đã giữ lấy các phân tử có tác dụng giúp hệ thống điều tiết của cơ thể chúng ta trở nên có hiệu quả hơn. Điểm mấu chốt là cần sa là một chất dinh dưỡng thiết yếu giúp cho tất cả 210 loại tế bào hoạt động hiệu quả hơn. Tôi thậm chí không còn đề cập đến nó như một loại thuốc, mà chỉ xem xét nó trong vai trò một chất dinh dưỡng thiết yếu.” ~ Tiến sĩ William L. Courtney
Có thể với một số người, thật khó để nhận ra được rằng cần sa tươi là một loại siêu thực phẩm sẽ sớm được săn đón. Tuy nhiên, Tiến sĩ Courtney, một bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về việc sử dụng cần sa trong chế độ dinh dưỡng, đã trình bày một viễn cảnh rất hấp dẫn và đầy khơi gợi.
Tiến sĩ Courtney tin rằng nếu sấy khô hoặc lưu giữ cần sa, bạn sẽ mất 99% những ích lợi mà nó đem tới. Ngược lại, nếu sử dụng cần sa ở dạng thô/tươi, bạn sẽ có được toàn bộ giá trị của cây. Thêm vào đó, cần sa tươi không có hiệu ứng tác động tâm lý, vì vậy bạn sẽ không cảm thấy phê – một điểm quan trọng cho những ai muốn tận dụng các khía cạnh trị liệu của cần sa mà không phải trải qua cảm giác thiếu tỉnh táo hay mất cân bằng. Điều này còn có nghĩa là khi uống nước ép cần sa tươi, bạn sẽ hấp thụ được nhiều chất có lợi cho sức khoẻ hơn so với khi hút cần sa hoặc ăn dầu cần sa.
Terpene, những tinh dầu mang lại hương vị độc đáo cho cần sa, cũng đặc biệt đáng chú ý. Một nghiên cứu đăng trên British Journal of Pharmacology công bố rằng các terpenoid “có tính đa dụng về dược học: có tính ưa dầu, tương tác với màng tế bào, các kênh ion thần kinh và cơ, các thụ thể dẫn truyền thần kinh, các thụ thể liên kết protein G (chất thơm), các hệ thống truyền tin thứ phát và enzyme.”
Các nhà nghiên cứu đã khảo sát hiệu lực mạnh mẽ mà các terpene thể hiện trong các thử nghiệm trên động vật. Họ đã phát hiện chất limonene có tác dụng tăng serotonin trong vỏ não trước trán và dopamine ở vùng vùng đồi thị của não – cả hai đều giúp giảm trầm cảm và cảm giác căng thẳng. Hơn nữa, limonene gây ra apoptosis (sự chết rụng tế ) đối với các tế bào ung thư vú, đồng thời thể hiện xuất sắc những đặc tính thu dọn các gốc tự do. Cần sa cũng cũng có tính sinh khả dụng rất đáng kể, chuyển hóa nhanh và không có độc tính cao và không tăng mẫn cảm.
Myrcene có khả năng chống viêm và trợ giúp giấc ngủ hữu hiệu, trong khi pinene hoạt động như thuốc giãn phế quản và thuốc kháng sinh phổ rộng – bao gồm cả khả năng tiêu diệt loại vi khuẩn nguy hiểm MRSA (tụ cầu vàng kháng methicillin). Pinene cũng giúp làm giảm viêm. Linalool là chất an thần và chống co giật. Caryophyllene là chất chống sốt rét, chống viêm và hữu hiệu trong việc điều trị loét tá tràng. Nerolidol ức chế sự phát triển của nấm và ký sinh trùng đơn bào. Phytol tăng biểu hiện GABA, mang lại hiệu ứng xoa dịu. Đây chỉ là một số ít trong số 200 loại terpene được tìm thấy trong cần sa.
Cách để thưởng thức nhiều cần sa tươi hơn nữa trong đời sống
Đối với liều dùng hàng ngày, Tiến sĩ Courtney khuyên nên ép 15 lá cần sa và 2 búp hoa, sau đó cho thêm một lượng nhỏ nước ép trái cây hoặc rau củ, và sử dụng trong ngày. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về nước ép cần sa, bài viết này sẽ đưa ra một số mẹo và gợi ý. Nên nhớ rằng thao tác ép cần sa không đúng cách có thể gây sinh nhiệt, dễ hình thành THC. Tiến sĩ Jeffrey C. Raber cũng khuyên các bạn nên nhờ đến các phòng thí nghiệm tin cậy và chính xác để thử nghiệm các giống cần sa bạn đang dùng, như vậy các bạn sẽ biết chính xác những thành phần được đưa vào cơ thể mình.
Nguồn: wakeup
Dịch giả: Tiềm Long
Xem thêm: Câu chuyện cần sa y tế điều trị bệnh ung thư
Xem thêm: Góc nhìn mới về cannabis tại Việt Nam – HempToday Podcast
Đơn Vị Tài Trợ: