Ba đối thủ lớn nhất trong lịch sử trong việc ngăn cản sự hợp pháp hóa cần sa

Đây là những nhân vật có số phiếu cao nhất trong Tòa nhà ghi nhận Chống lại Cần sa. Trong suốt chiều dài lịch sử, có rất ít cá nhân đã có những tác động to lớn trong việc ngăn cấm công dân Mỹ sử dụng cần sa như 03 nhân vật bạn sẽ gặp sau đây:

  1. Harry Ansingler

(Sinh ngày 20/5/1892 – Mất ngày 14/11/1975)

4f2e485cdba3aa33f95bb3ea2be50b5581fa6edcdb4f56f50eaeb8d5ab5c7f25VIA WIKIPEDIA

(Câu nói nổi tiếng: Điếu cần sa làm cho người da đen suy nghĩ rằng họ cũng giỏi như người da trắng)

Người đàn ông đứng đằng sau Đạo luật đánh Thuế lên Cần sa năm 1937 đã đặt những viên đá đầu tiên cho bức tường ngăn cách giữa Công dân Mỹ và cần sa bắt đầu từ giữa những năm 1930. Ansingler là một viên chức chính phủ từng phục vụ như là Ủy viên thứ nhất của Cục Ma túy Liên bang thuộc Bộ Ngân khố Quốc gia Hoa Kỳ. Ông ấy nổi tiếng là một người trung thực và liêm khiết (không tham nhũng).

Ansingler được bổ nhiệm bởi Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ, Andrew W.Mellon thuộc ngân hàng Mellon nổi tiếng. Vào thời điểm này, việc mua bán các chất cồn và ma túy được xem là một sự thiệt hại về nguồn thuế.

Trước dừng việc ngăn cấm các chất cồn, Anslinger đã từng tuyên bố cần sa là không có vấn đề và không gây nguy hại cho con người. Ông ấy đã nói “không có sai lầm nào ngu xuẩn hơn với ý tưởng cho rằng Cần sa làm cho con người trở nên hung bạo. 29/30 nhà khoa học hàng đầu vào thời điểm đó đã đồng ý với ý kiến của ông ấy về việc Cần sa không gây hại.

Ansingler đã lật ngược lại lời nói của mình khi việc ngăn cấm các chất cồn được kết thúc, và cơ quan của ông ấy cần thiết phải lập một cuộc chiến mới để giữ vững nguồn tiền tài trợ. Ansingler đã sử dụng tất cả những thủ đoạn đáng sợ trên tất cả các phương tiện truyền thông vào thời điểm đó để mọi người suy nghĩ rằng việc hút cần sa sẽ làm biến đổi bản thận họ hoặc những người thân yêu của họ thành những quái vật thây ma (zombies) ăn thịt người. Ông ấy đã rẽ hướng sang “Gore Files của ông ấy – một bộ sưu tập các câu chuyện về những người trở nên điên loạn sau khi hút cần sa.

Một mẩu chuyện điển hình kể về Victor Licata được cho là đã giết toàn bộ gia đình của anh ấy sau khi trải nghiệm “Điếu Cần sa điên loạn” (Reefer Mandess). Bài viết tường thuật lại bản miêu tả trên tạp chí American như sau:

Toàn bộ một gia đình đã bị giết chết bởi một thanh niên nghiện ngập ở Florida. Khi cảnh sát đến ngôi nhà nơi xảy ra sự việc, họ tìm thấy một thanh niên đang sợ hãi với cảnh tượng người bị giết chết. Với một cây búa, hắn đã giết chết ba, mẹ, 2 người anh em trai và 1 chị em gái của mình. Hắn ta dường như đang bị mê sảng. Hắn ta không thể nhớ lại về những hành vi giết người liên tiếp của mình. Cảnh sát vốn biết trước đây hắn là một người hoàn toàn bình thường, hơn nữa là một thanh niên sống khá lặng lẽ, nhưng giờ đây hắn đã bị điên loạn một cách rất đáng thương. Họ đã tìm ra được nguyên nhân. Chàng trai trẻ đã nói rằng anh ta có thói quen hút một loại sản phẩm mà các bạn trẻ cùng lứa với anh ấy gọi là ‘muggle’ – một cách gọi ngây thơ về cần sa.

Sau đó, người ta đã khám phá ra rằng Licata đã bị bệnh tâm thần, không phải là vấn đề do sử dụng cần sa.

Ansingler đã sử dụng tất cả các phương tiện thông tin truyền thông để gắn kết nỗi sợ hãi về chủng tộc với cần sa. Chiến dịch vận động khắp cả nước của ông ấy về Cần sa và Nhạc sĩ đã đề nghị rằng những nhà soạn nhạc jazz là những tên nghiện ma túy và đã sử dụng nhạc để gây nguy hiểm cho xã hội.

  1. Richard Nixon

(Sinh ngày 09/01/1913 – Mất ngày 22/4/1994)

2Q==

VIA BIOGRAPHY.COM

Tòa Án Tối cao Hoa Kỳ đã hợp pháp hóa cần sa vào năm 1969 trong vụ việc Leary v. United States, nhưng trước khi buổi lễ ăn mừng được diễn ra, Nixon đã nhóm họp cùng với các viên chức chính phủ cấp cao (những người ủng hộ chống lại việc hợp pháp hóa cần sa) và buộc Tòa Án Tối cao phải thay đổi phán quyết xem cần sa là chất nằm trong Danh mục 1 (Danh mục các chất ma túy nguy hiểm).

Đó là một cuộc vận động chính trị đi ngược lại với kết quả của 5 thập kỷ tranh đấu để xóa bỏ Đạo luật cần sa đã được Ansingler đặt ra. Mặt dù không có chứng cứ rõ ràng, thuyết phục cần sa là một loại ma túy nguy hiểm, Nixon vẫn kiên quyết loại bỏ cần sa khỏi tay của Công dân Mỹ. Nixon đã lập ra một Ủy ban Quốc gia về Sự lạm dụng Cần sa và Ma túy để nghiên cứu về cần sa. Trong năm 1972, Ủy ban đã đề nghị chấm dứt việc cấm cần sa, và xem xét sớm đưa nó ra khỏi Danh mục số 1. Bản tuyên bố của Ủy ban như sau:

Thống đốc bang Pennsylvania, tác giả của bản báo cáo đã kết luận: “Không thể nói rằng người sử dụng cần sa lẫn ma túy có thể tạo thành môis đe dọa với sự an ninh của cộng đồng”. Vì vậy, Ủy ban đề nghị…việc sở hữu cần sa cho mục đích sử dụng của cá nhân không còn là một hành vi phạm tội, và việc phân phối không có chủ đích một số lượng nhỏ cần sa mà không nhận thù lao hoặc một mức thù lao không đáng kể (ám chỉ việc phân phối cần sa không vì mục đích thương mại hoặc mua bán số lượng nhỏ) sẽ không còn là hành vi phạm tội”.

Nixon đã bác bỏ những chứng cứ do Ủy ban của ông ấy lập ra bằng nội dung trong những cuốn băng ghi âm của Nixon dùng để nghe lén nhằm tạo áp lực lên Thống đốc bang Pennsylvania, Raymond Shafer. Hệ quả là 4 thập kỷ sau đó và hơn 13 triệu vụ việc bắt bớ.

  1. Kevin Sabet & Patrick Kennedy

99cb59b0cfa308a6b83ace911cbef33282e4e7d0a29251d255d846a4c7bab396

Đối thủ lớn nhất cho sự hợp pháp hóa cần sa trong năm 2016 có thể là SAM (Smart Approaches to Marijuana) – Những cách tiếp cận thông minh với Cần sa). Đồng sáng lập SAM là Patrick Kennedy – con trai của cựu Thượng nghị sĩ Ted Kennedy đã phải vào trung tâm cải tạo giáo dục (Trung tâm cai nghiện) một vài lần kể cả ngay đúng thời điểm sau khi ông ấy bị tông xe vào chướng ngại vật ở đồi Capitol vào năm 2006. Kennedy đã bị nghiện thuốc kê toa bao gồm cả thuốc giảm đau OxyContin. Sau những cuộc đấu tranh với sự lạm dụng thuốc trên các phương tiện thông tin đại chúng, ông ấy đã đưa nội dung về sự nghiện ngập và sức khỏe tinh thần trở thành mục tiêu chính trong chương trình nghị sự của mình. Những ràng buộc của ông ấy đối với ngành công nghiệp dược phẩm dẫn đến một số cam kết của ngành cùng với những chuyển động theo chiều hướng tích cực.

Tại một cuộc họp các viên chức cấp cao ủng hộ việc chống lại hợp pháp hóa cần sa gần thủ đô Washington D.C. vào năm 2013, Kennedy đã lý giải và nói lên với những người tham dự rằng: “Hãy nghe tôi nói, không có gì mâu thuẫn hơn với việc cố gắng cải thiện sức khỏe tinh thần và giảm các chất gây nghiện gây ra hỗn loạn quốc gia này với sự hợp pháp hóa 1 loại ma túy thứ 3. Một cựu nghị sĩ cũng đã ca ngợi ý kiến của người đồng sự của mình quyết liệt với những phản ứng của các phần tử cực đoan từ những người ủng hộ việc hợp pháp hóa cần sa.

Người đồng sáng lập khác của SAM và hiện đang là chủ tịch, Kevin Sabet đã trở nên nổi bật sau những đóng góp của mình trên các tờ: Nhật báo Washington (Washington Post), Huffington Post, New York Times và nhiều kênh truyền thông đại chúng khác. Trong khi ông ấy đồng thuận với việc giảm nhẹ mức án với các tội phạm cần sa, thì ông ấy lại là nhân vật chống đối lớn trong toàn bộ quá trình hợp pháp hóa cần sa.

>>> Xem thêm các bài viết về cần sa y tế tại đây!

Saber nhận học vị tiến sĩ về ngành chính sách xã hội ở trường UC Berkeley và Đại học Oxford.

Trong năm 2013, Tạp chí Rolling Stone đã gọi Sabet là “kẻ thù số 1 của việc hợp pháp hóa cần sa” vượt xa cả lãnh đạo của DEA, Chuck Rosenberg. Sabet tuyên bố trên trang cá nhân của mình rằng ông ấy đã được viện dẫn hơn 15,000 câu chuyện trên các báo và ông ấy là “tiền vệ” trong cuộc vận động mới chống lại ma túy, nhấn mạnh những vết nhơ suốt đời đối với những cuộc bắt giữ những nhân vật cấp cao. Một trong những tuyên bố lớn nhất của ông ấy là ngành công nghiệp cần sa đang cố gắng để trở thành thế hệ tiếp theo của ngành công nghiệp thuốc lá, sẽ mua bán các sản phẩm của nó cho trẻ em.

Nếu những người kiến nghị về cần sa biết 1 điều, rằng cuộc chiến chống lại sự hợp pháp hóa cần sa đã kéo dài cuộc chiến đấu bí ẩn với sự vận động làm sai lệch thông tin và truyền thông bởi một vài cá nhân đầy quyền lực nhưng lại hiểu không đầy đủ về cần sa. May mắn thay, trong năm 2016, sức đẩy của con lắc chuyển động theo hướng bình thường hóa và sự chấp nhận cây cần sa đang dịch chuyển về lối khác và càng có nhiều người dân đang thức tỉnh hàng ngày để nhận thức rằng loại cây này không hề xấu như người ta vẫn nghĩ.

 

Nguồn: Weed Horn

Dịch giả: Pham Hung

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC



    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    Hon mot phan ba chu vat nuoi o Dan Mach cho cho cua ho dung CBD
    # News / Tin tức

    Hơn 1/3 chủ vật nuôi ở Đan Mạch cho chó của họ dùng CBD

    Trong một nghiên cứu mới, 38% người nuôi chó được khảo sát ở Đan Mạch cho biết đã cho chó con uống cannabinoids, với 77% cho biết ít nhất có một số ‘tác dụng tích cực’.

    Đọc thêm
    Can sa y te la phuong phap dieu tri thay doi cuoc song cho nhung nguoi mac hoi chung Tourette
    # News / Tin tức

    Cần sa y tế là “phương pháp điều trị thay đổi cuộc sống” cho những người mắc hội chứng Tourette

    Nghiên cứu xác nhận rằng sự kết hợp giữa THC và CBD giúp giảm tới 50% chứng giật cơ. Những phát hiện này – cho thấy sự giảm đáng kể về mặt lâm sàng – được công bố trên tạp chí Tạp chí Y học New England: Bằng chứng.

    Đọc thêm
    NASDA da tai khang dinh su ung ho cua ho de nang gioi han THC doi voi cay gai dau len 10
    # News / Tin tức

    NASDA tiếp tục hỗ trợ tăng giới hạn THC 1,0% cho cây gai dầu

    NASDA đã tái khẳng định sự ủng hộ của họ để nâng giới hạn THC đối với cây gai dầu lên 1,0%. Ngành công nghiệp cần sa của Hoa Kỳ (US) đã phải đối mặt với những thách thức liên quan đến giới hạn tetrahydrocannabinol (THC) được đặt ra từ Dự luật Nông trại năm 2014 và sau đó vẫn được duy trì trong Dự luật Nông trại năm 2018 [1].

    Đọc thêm
    Chat Messenger