Bằng cách nào (và vì sao) não bộ tự tạo ra các cannabinoid?

 

bang-cach-nao-va-vi-sao-nao-bo-tu-tao-ra-cac-cannabinoid
Hệ thống endocannabinoid

 

Như bạn đã biết, không như với nướckhoai tây, và nhiều  loại dược phẩm bán chạy nhất; sử dụng  cần sa tới mức quá liều gây tử vong có thể nói là một điều bất khả thi.

Tuy nhiên, điều có lẽ bạn thường không nhận ra là đặc tính vượt trội này của cần sa xuất phát từ thực tế rằng cơ thể con người quả thực tự tạo ra được các cannabinoid nội sinh (endocannabinoid) (cũng cần lưu ý rằng các cannabinoid vốn là các hợp chất đặc hữu của cây cần sa/gai dầu). Các cannabinoid này – dù được hình thành bên trong não hoặc được được đưa vào cơ thể bằng cách sử dụng cần sa – đều gắn kết hoàn toàn chính xác với một loạt các thụ thể chuyên biệt trong cơ thể người, với mức độ tập trung cao nhất trong các vùng não như: hồi hải mã (kiểm soát trí nhớ), vỏ não (nhận thức), tiểu não (phối hợp dây thần kinh vận động), hạch nền (chuyển động), vùng dưới đồi (cảm giác thèm ăn), và hạch hạnh nhân (cảm xúc). Tiến sĩ Donald Abrams nói với người dẫn chương trình Krishna Andavolu của hãng truyền thông VICE rằng các thụ thể cannabinoid tương tự cũng được tìm thấy ở “mọi loài động vật, từ phức tạp cho đến đơn giản và nguyên thủy như loài hải miên.” (Tiến sĩ Abrams hiện là trưởng khoa Huyết học/Ung thư tại Bệnh viện Đa khoa San Francisco và là một nhà nghiên cứu hàng đầu về cần sa.)

Tiến sĩ Abrams đã nói điều đó trong lúc ông giải thích với Andavolu về các thụ thể cannabinoid trong  tập đầu tiên của chương trình Weediquette. Weediquette là chương trình đề cập tất cả mọi điều về cần sa trên Viceland – kênh truyền hình mới Vice. Tập này khai thác các lợi ích trị liệu tiềm năng của THC ở những trẻ em mắc bệnh nặng. Khi so sánh với các tác dụng phụ của các loại thuốc thường được kê đơn cho các bệnh nhi ung thư, một số bậc cha mẹ thấy rằng quyết định cho con em họ sử dụng dầu cần sa cô đặc với liều lượng lớn dường như là một lựa chọn tốt hơn.

Được biết đến lần đầu vào những năm 1980, hệ thống được gọi là endocannabinoid (hệ thống cannabinoid nội sinh) gồm có các thụ thể CB1 nằm chủ yếu trong hệ thần kinh, mô liên kết, tuyến sinh dục, các tuyến và cơ quan nội tạng; còn các thụ thể CB2 chủ yếu được tìm thấy trong hệ miễn dịch, và cũng có mặt trong lá lách, gan, tim, thận, xương, mạch máu, tế bào bạch huyết, tuyến nội tiết và các cơ quan sinh dục. Các thụ thể này có thể được kích thích và điều tiết bởi các endocannabinoid – những hợp chất được sản xuất một cách tự nhiên trong cơ thể, như anandamit (ananda trong tiếng Phạn có nghĩa là hỷ lạc/khánh hỷ); bằng cách đưa vào cơ thể một ít cannabinoid gốc thực vật (phytocannabinoid) như tetrahydrocannabinol (THC) – hợp chất có hoạt tính thần kinh mạnh nhất và được biết đến nhiều nhất của cây cần sa; hoặc bằng cách sử dụng các chất cannabinoid tổng hợp được sản xuất trong phòng thí nghiệm. Sau khi gắn kết với các thụ thể trong cơ thể một cách vừa vặn như ổ khóa với chìa khóa, các cannabinoid (nội sinh, gốc thực vật hay tổng hợp) này sẽ cùng tạo ra một loạt các hiệu ứng sinh lý, làm thay đổi mọi thứ từ huyết áp, phản ứng với cơn đau, cho đến trí nhớ, sự thèm ăn và cả “ý thức.”

Tiến sĩ Dustin Sulak, một chuyên viên hàng đầu trong lĩnh vực mà một số người gọi là liệu pháp cannabinoid, đã trình bày trong một bài diễn thuyết  tại hội nghị NORML 2000: “Hệ thống endocannabinoid có lẽ là hệ sinh lý quan trọng nhất liên quan đến việc củng cố và duy trì sức khoẻ con người. Trong các mô khác nhau, hệ thống cannabinoid thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Nhưng mục tiêu luôn luôn giống nhau, đó là tính nội cân bằng – sự duy trì môi trường ổn định bên trong bất chấp mọi biến động ở môi trường bên ngoài”.

Hãy suy nghĩ về hệ thống endocannabinoid  như một hệ thống vận hành “cấp cơ sở” của cơ thể – một đơn vị xử lý trung tâm (CPU) điều chỉnh và làm thay đổi chức năng của nhiều hệ thống quan trọng khác đồng thời duy trì chúng ở trạng thái cân bằng.

Tác giả Martin Lee đã nhận xét trong cuốn sách Smoke Signals: A Social History of Marijuana (Tín hiệu khói: Lịch sử xã hội của cần sa) của ông rằng các thụ thể cannabinoid có trong não nhiều hơn bất kỳ loại thụ thể dẫn truyền thần kinh nào khác và “thực hiện chức năng như các thiết bị cảm biến siêu nhạy, những máy quét rung siêu nhỏ được mồi liên tục để thu thập các tín hiệu sinh hóa đi qua các dịch lỏng quanh mỗi tế bào… Khi bị kích thích bởi THC hoặc các endocannabinoid mang đặc tính tương đương, các  thụ thể này sẽ kích hoạt một loạt những thay đổi sinh hóa ở cấp độ tế bào, giúp hãm bớt các hoạt động sinh lý quá mức. Endocannabinoid là những chất dẫn truyền thần kinh duy nhất tham gia vào quá trình ‘truyền tín hiệu ngược’ – một dạng giao tiếp nội tế bào ức chế các phản ứng miễn dịch, làm giảm viêm, giúp giãn hệ cơ, giảm huyết áp, làm giãn các ống phế quản, và điều chỉnh về mức bình thường các dây thần kinh bị kích thích quá mức. Truyền tín hiệu ngược được xem như một cơ chế phản hồi ức chế, cho phép các chất dẫn truyền dẫn thần kinh khác dịu bớt  khi chúng truyền tải quá nhanh.

Việc phát hiện hệ thống này đã khởi đầu sự thay đổi to lớn và sâu sắc về hiểu biết khoa học y khoa về chức năng thần kinh. Trong một nghiên cứu năm 2006  được công bố trong tạp chí Pharmacological Review, Tiến sĩ Y khoa Pal Pacher, nhà nghiên cứu của Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ,   cho là đã có bước nhảy vọt về nhận thức.

Tiến sĩ Palcher cho biết: “Trong thập kỷ qua, hệ thống endocannabinoid được phát hiện có những liên hệ với một số chức năng sinh lý, cả ở hệ thần kinh trung ương và thần kinh ngoại vi cũng như ở các cơ quan ngoại vi. “Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy việc điều chỉnh hoạt động của hệ thống endocannabinoid có những triển vọng trị liệu một loạt các bệnh tật và tình trạng bệnh lý khác nhau, chỉ kể một số ít ở đây như rối loạn tâm trạng và lo âu, rối loạn vận động như bệnh Parkinson và Huntington, các cơn đau do rối loạn thần kinh, đa xơ cứng và tổn thương tủy sống, đến ung thư, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột qụy, cao huyết áp, tăng nhãn áp, béo phì/ hội chứng chuyển hóa, và loãng xương…”

Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn cố tình gây gián đoạn khả năng kích thích hệ thống endocannabinoid của cơ thể?

Nhiều thứ có thể sẽ rối tung lên. Điều này đã được phát hiện  khi Rimonabant, (do Big Pharma kiểm nghiệm), một loại thuốc chống béo phì  có tính năng tạo ra một dạng “đảo ngược cảm giác thèm ăn” bằng cách ngăn chặn các cannabinoid nội sinh (endo) và thực vật (phyto) kết hợp với các thụ thể CB1 và ​​CB2. Những người tham gia vào một nghiên cứu Rimonabant  kéo dài 33 tháng quả là đã báo cáo rằng cảm giác thèm ăn nói chung giảm bớt, nhưng họ cũng chứng tỏ nguy cơ tự tử tăng cao rõ rệt, đến nỗi nghiên cứu đã bị vứt bỏ chỉ sau hơn một năm – với 4 trường hợp tự tử.

“Bệnh nhân dùng Rimonabant cho thấy cảm giác trầm cảm nghiêm trọng và có những ý định tự tử rất rõ ràng,” Psychology Today tường trình. “Cứ như thể các bệnh nhân đã mất khả năng cảm nhận niềm vui sống… Điều đó cho các nhà thần kinh học thấy rằng hệ thống endocannabinoid thường liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc kiểm soát tâm trạng của chúng ta và cho phép chúng ta cảm nhận niềm vui; việc chống lại các tác động của những hợp chất trong não này dẫn đến chứng trầm cảm, có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm.”

Nguồn: vice

Dịch giả: Tiềm Long

Xem thêm: Câu chuyện cần sa y tế điều trị bệnh ung thư

Xem thêm: Góc nhìn mới về cannabis tại Việt Nam – HempToday Podcast

    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN TỨC


    *Tôi đồng ý nhận cập nhật tin tức mới nhất trong tương lai.

    Bài viết được xem nhiều nhất

    Bài viết liên quan

    10 dieu du khach can biet ve can sa o Thai Lan
    # Cần Sa Y Tế

    10 điều du khách cần biết về cần sa ở Thái Lan

    10 điều du khách cần biết về cần sa ở Thái Lan. Việc trồng cần sa là hợp pháp nhưng phải đăng ký vào ứng dụng “PLOOK GANJA” của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm hoặc thông qua trang web của chính phủ.

    Đọc thêm
    Luat ve luu tru cung cap san xuat va mua ban gai dau va Can sa voi muc dich y te va giai tri theo tung tieu bang o Uc
    # Bài dịch

    Luật về lưu trữ, cung cấp, sản xuất và mua bán gai dầu và cần sa với mục đích y tế và giải trí theo từng tiểu bang ở Úc (cập nhật năm 2023)

    Luật về trồng trọt và sử dụng gai dầu, cần sa trong y tế và giải trí được quy định khác nhau tuỳ khu vực tiểu bang của nước Úc. Sau đây là những thông tin chi tiết về luật đối với cần sa và gai dầu dùng trong y tế và giải trí ở […]

    Đọc thêm
    Phong van bac si Ondrej Slama chuyen khoa ung buou va cham soc giam nhe ve tiem nang su dung can sa y te trong dieu tri ung thu
    # Bài dịch

    Phỏng vấn bác sĩ Ondřej Sláma chuyên khoa ung bướu và chăm sóc giảm nhẹ về tiềm năng sử dụng cần sa y tế trong điều trị ung thư

    Bác sĩ Ondřej Sláma là trưởng khoa cấp cứu chăm sóc giảm nhẹ tại viện ung bướu Masarykov – cơ sở lớn nhất điều trị ung thư tại Cộng hòa Séc. Ông thường sử dụng cần sa trị liệu trong quá trình chăm sóc những bệnh nhân mắc bệnh nan y. Ông là một trong những người tiên phong việc ứng dụng cần sa trong điều trị giảm đau và điều trị ung thư tại Cộng hoà Séc.

    Đọc thêm
    Chat Messenger