Bạn có thể tử vong do sử dụng quá liều cần sa hay không? Không. Số lượng người đã chết do quá liều cần sa, theo mọi ghi chép trong lịch sử, là con số 0.
Đó là một trong những dữ kiện được biết đến nhiều nhất trong những thông tin, kiến thức về cần sa. Nhưng có thật là như vậy hay không, và nếu đúng thật, thì vì sao lại thế?
Vâng, đúng là như vậy. Bản thân cần sa không có khả năng gây tử vong cho cơ thể người. Nhưng ta hãy làm rõ một điều như sau: “Quá liều” cần sa là một điều rất có thể xảy ra, xét về góc độ sử dụng quá mức cần thiết. Ngay cả những người sử dụng cần sa nhiều kinh nghiệm nhất cũng đã từng có lần rơi vào một hoàn cảnh mà họ không hề mong muốn. Thế này chẳng hạn, bạn không để ý liều lượng trong một món edible (thực phẩm cần sa), và sau đó bạn phải hối tiếc vì điều đó. Thế rồi bạn thấy rất khó chịu, thậm chí có thể tới mức vô cùng khốn khổ. Nhưng OK, bạn cũng sẽ không bị chết đâu. Cảm giác ấy rồi sẽ trôi qua, và bạn sẽ rút ra được một bài học.
Chính xác thì vì sao sử dụng cần sa có liều không gây tử vong?
Chết do quá liều opiod hay ngộ độc rượu là điều có thể xảy ra. Nhưng cần sa tác động đến cơ thể và tâm trí người theo một cách thức rất khác biệt so với các loại opiod và rượu.
Chúng ta đều rất quen thuộc với cụm từ đáng buồn “chết do quá liều,” nhưng khi nguyên nhân là do các loại opiod như fentanyl, Oxycontin, hay heroin gây ra, có một cơ chế cụ thể dẫn đến tử vong. Như giáo sư chuyên ngành gây mê hồi sức K.T.S. Pattinson thuộc Đại học Oxford đã quan sát, “Ở những người nghiện ma túy, suy hô hấp là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong.” Nói cách khác, trong một ca quá liều opiod, nạn nhân lịm dần đi và cơ thể “quên” hoạt động thở.
Vùng não mà các nhà khoa học gọi là “trung tâm hô hấp căn bản” — tức là thứ phát tín hiệu yêu cầu cơ thể hô hấp — nằm tại phía dưới cuống não, trong một khu vực được gọi là khu phức hợp tiền Bötzinger. Các loại opioid không những kìm nén cơn đau và tăng cường khoái cảm; chúng còn gây ức chế cho khu phức hợp tiền Bötzinger, từ đó khiến hoạt động thở chậm lại và gián đoạn, mất ổn định. Trong một ca quá liều, hoạt động thở bị ngưng lại và dẫn đến tử vong do cơ thể thiếu oxy.
Các thụ thể opioid được tìm thấy trong nhiều khu vực của não bộ, bao gồm khu phức hợp tiền Bötzinger trong cuống não, là vùng kiểm soát hoạt động hô hấp. Đây là một lý do cốt yếu giải thích vì sao quá liều opiod dễ gây tử vong, do các loại opiod tác động tới khu vực cuống não quan trọng này.
Trong một số trường hợp, một ca quá liều opiod còn có thê gây ức chế cơ chế điều tiết tuần hoàn máu và tim của não bộ, dẫn tới sự sụt huyết áp và trụy tim. Sự ngộ độc rượu cũng dễ gây tử vong khi lượng cồn vượt quá khả năng lọc của gan, và lượng cồn đi vào máu cũng gây tê liệt những hệ thống não bộ điều tiết hô hấp và huyết áp như trong trường hợp các loại opiod. Những vùng não bộ này ngưng hoạt động, dẫn đến tử vong.
Tại sao cần sa không gây ra một hiệu ứng tương tự? Bởi vì các cannabinoid tác động đến những thụ thể nhất định không tập trung tại cuống não – nơi kiểm soát hoạt động hô hấp và nhịp tim.
Các thụ thể cannabinoid tập trung cao nhất tại hạch nền, hồi hải mã và tiểu não – những khu vực kiểm soát nhận thức và vận động. Những thụ thể này tập trung rất ít tại những vũng não như khu phức hợp tiền Bötzinger.
Các thụ thể cannabinoid còn được tìm thấy trong nhiều vùng não khác, nhưng cũng không có mật độ cao tại tại trung tâm điều tiết hô hấp của cuống não (khu phức hợp tiền Bötzinger). Các thụ thể CB1 – một trong những loại thụ thể có nhiều nhất trong não, được tìm thấy trong nhiều khu vực khác nữa.
Trong một nghiên cứu về các thụ thể cannabinoid vào năm 1990, các nhà nghiên cứu tại Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) đã báo cáo rằng “Mật độ thưa thớt (của các thụ thể cannabinoid) ở những khu vực dưới cuống não kiểm soát các hoạt động hô hấp và tim mạch có thể giúp lý giải vì sao những liều lượng THC cao không gây tử vong.”
Tổng kết lại, sự quá liều do rượu và opiod có thể gây ngừng hệ thống tuần hoàn máu và hô hấp của cơ thể – những khu vực dưới cuống não. Cần sa không có khả năng tác động đến những khu vực ấy theo cùng một cách thức. Trong khi một người rất có thể sử dụng quá mức cần sa cần thiết, nhưng tử vong do quá liều cần sa là một điều không thể xảy ra.
Tài liệu tham khảo:
Herkenham M, Lynn AB, Little MD, et al. Cannabinoid receptor localization in brain. Proc Natl Acad Sci USA. 1990;87(5):1932-6.
Le merrer J, Becker JA, Befort K, Kieffer BL. Reward processing by the opioid system in the brain. Physiol Rev. 2009;89(4):1379-412.
Pattinson KT. Opioids and the control of respiration. Br J Anaesth. 2008;100(6):747-58.
Nguồn: leafly
Dịch giả: Lucifer Sam
Xem thêm: Câu chuyện cần sa y tế điều trị bệnh ung thư
Xem thêm: Góc nhìn mới về cannabis tại Việt Nam – HempToday Podcast
Đơn Vị Tài Trợ: