Không thể phủ nhận rằng cần sa làm cho người sử dụng cảm thấy phấn chấn và yêu đời hơn. Nhưng điều gì ẩn chứa đằng sau sự hưng phấn này và ảnh hưởng của chúng trên những người sử dụng cần sa thường xuyên?
Thật ra, cannabis khiến cho bộ não tiết ra một chất dẫn truyền thần kinh trong não, được gọi là dopamine. Chất này đóng vai trò rất lớn trong hầu hết các chức năng quan trọng của não bộ, và nó có liên quan mật thiết tới cần sa nhiều hơn là bạn nghĩ.
Vậy dopamine là gì?
Dopamine là một trong nhiều chất hoá học tồn tại trong bộ não của con người và nó giúp điều hoà các hoạt động bình thường của não bộ. Những chất hoá học này còn được gọi là chất dẫn truyền xung thần kinh. Như cái tên của nó, chất dẫn truyền xung thần kinh truyền những tín hiệu đến tế bào não, còn được biết đến như là tế bào thần kinh.
Nhưng dopamine là một chất dẫn truyền xung thần kinh vô cùng đặc biệt và quan trọng. Nó thường được gọi là hoá chất mang đến “sự hạnh phúc”, bởi vì nó là nguyên nhân chính cho những cảm giác khoái cảm và “tự thưởng”. Tế bào thần kinh dopamine thường tập trung ở vùng nhân não (các nhân liền kế nhau), đôi khi vùng nhân não còn được biết đến như vùng “tự thưởng” của não.
Nhiều chức năng sinh học của cơ thể người có liên hệ tới vùng nhân não thông qua các lối mòn khác nhau, bao gồm sự ngon miệng, sự tập trung, học hỏi, ngủ nghỉ, tình dục, sự vận động và tâm trạng.
>>>Xem thêm bài viết về cần sa y tế
Liệu cần sa có làm tăng nồng độ dopamine?
Dĩ nhiên! Tất cả các loại chất kích thích được sử dụng để thư giãn đầu óc thường làm tăng nồng độ dopamine, và nghiên cứu đã chứng minh rằng cần sa cũng không ngoại lệ.
Cũng như cà phê, rượu, thuốc lá và cocaine, sử dụng cannabis làm cho não bộ bài tiết ra dopamine. Nồng độ dopamine tăng một cách tạm thời do sử dụng cần sa hay những chất kích thích khác là nguyên nhân dẫn đến sự hưng phấn cho người sử dụng chúng.
Cách hoạt động của cần sa?
Tuy cannabis cũng giống như những loại chất kích thích khác, khi nói đến sự tăng nồng độ dopamine, nhưng cách mà cần sa hoạt động lại đặc biệt hơn một chút.
Các hoạt chất trong cần sa, được gọi là các tinh dầu cần sa (cannabinoids), gián tiếp gây ra sự tăng nồng độ dopamine bằng cách ngăn cản chất dẫn truyền ức chế quan trọng nhất trong não bộ GABA (Gamma – Aminobutyric Acid). Thường thì GABA có nhiệm vụ cản lại nồng độ dopamine được giải phóng ở vùng nhân não. Tuy nhiên, khi GABA bị cản trở bởi hợp chất của cần sa, như là THC, thì kết quả thu được là nồng độ dopamine được giải phóng khá đáng kể.
Thật ra, không chỉ có những hoá chất trong cần sa mới có thể làm được điều này. GABA ở trạng thái bình thường còn bị cản trở bởi những tinh dầu cần sa (tự nhiên) khác tiết ra bởi não bộ. Hoạt động của các cannabinoids tự nhiên, được biết tới như hệ thống endocannabinoids – được cho rằng có vai trò chính yếu trong việc giải phóng dopamine trong những hoạt động hằng ngày.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2013 đã xác nhận điều này bằng cách cho thấy những chú chuột được sinh ra không có cơ quan thụ cảm cannabinoids có thời gian chạy trên bánh xe luyện tập ít hơn khoảng 20 – 30% so với những chú chuột bình thường.
Những người nghiên cứu đã kết luận rằng hệ thống cannabinoid làm cho bộ não tiết ra chất dopamine dễ dàng hơn trong quá trình luyện tập, cũng như trong những hoạt động mang tính thư giãn. Nói cách khác, nếu không có sự hoạt động của hệ thống cannabinoids, sự giải phóng dopamine trong não bộ sẽ bị chặn lại.
>>> Xem thêm bài viết về cần sa giải trí
Tác động lâu dài của cần sa?
Chúng ta biết rằng cannabis có thể thay đổi tạm thời nồng độ dopamine, nhiều người đã đặt câu hỏi về những tác động lâu dài của cần sa trên người sử dụng thường xuyên. Một nghiên cứu vào năm 2012 đã được tiến hành để tìm câu trả lời và nghiên cứu này đã kết luận rằng, không như những người sử dụng chất kích thích thông thường, người sử dụng cần sa thường xuyên không phải chịu bất cứ tác dụng phụ (không mong muốn) lâu dài nào.
Mặt khác, nghiên cứu này còn đưa ra giả thuyết rằng nồng độ dopamine có thể gây ảnh hưởng trong thời gian ngắn sau khi người sử dụng ngưng dùng cần sa. Người dùng có thể trải qua giai đoạn nồng độ dopamine bị tụt xuống dưới mức bình thường.
Một nghiên cứu khác sâu hơn đã được tiến hành vào năm 2013 đã cho thấy rằng người sử dụng cần sa có thể có nồng độ dopamine thấp hơn so với người bình thường. Giải thích cho điều này là giả thuyết tự chữa (self-medication, tức là việc dùng thuốc không theo toa của bác sĩ), diễn giải xu hướng mà một cá nhân phải chịu những tổn hại từ nồng độ dopamine không bình thường, như là những người bị ADHD (Attention Deficit Hyperactivity Disorder, còn được gọi là hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý), mà sử dụng những chất hoá học làm tăng nồng độ dopamine.
Thực tế, một số nghiên cứu khuyên rằng sử dụng cần sa sẽ giúp làm giảm những triệu chứng của ADHD.
Nguồn: LeafScience
Dịch giả: Le Trung Chanh
Đơn Vị Tài Trợ: